Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [737655]: Nội dung nào sau đây không đúng điểm tương đồng giữa công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc với đổi mới đất nước ở Việt Nam?
A, Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B, Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo hướng “đa phương hóa”.
C, Cải cách hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
D, Bình thường hóa quan hệ với Mỹ trước khi tiến hành Đổi mới.
Đáp án: D
Câu 2 [737656]: Việt Nam có thể học hỏi được gì từ công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ và cải cách - mở cửa của Trung Quốc trong quá trình Đổi mới?
A, Đổi mới bắt đầu từ “cách mạng chất xám” để xuất khẩu phần mềm.
B, Ứng dụng khoa học – công nghệ trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C, Xóa bỏ đặc trưng của kinh tế vùng miền để xây dựng nền kinh tế mở.
D, Bắt đầu từ “cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo.
Đáp án: B
Câu 3 [737660]: Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam so với cải cách - mở cửa ở Trung Quốc và cải tổ của Liên Xô?
A, Không ngừng củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
B, Lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm nhằm thực hiện đa nguyên và đa đảng.
C, Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, duy trì quan hệ với các nước Âu – Mỹ.
D, Thay đổi tư duy, thực hiện khi đất nước diễn ra cuộc khủng hoảng kéo dài.
Đáp án: D
Câu 4 [737663]: Nội dung nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A, Đường lối đổi mới lần đầu được thông qua tại Đại hội VI (1986) của Đảng.
B, Không ngừng được điều chỉnh và bổ sung qua nhiều kì Đại hội của Đảng.
C, Đổi mới đất nước không có nghĩa thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D, Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, xóa bỏ kinh tế tư nhân.
Đáp án: D
Câu 5 [737669]: Nội dung nào sau đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc Đổi mới của Việt Nam?
A, Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp.
B, Tận dụng tốt các nguồn viện trợ bên ngoài.
C, Truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc.
D, Nền dân chủ được nhân dân ủng hộ, phát huy.
Đáp án: A
Câu 6 [737671]: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân quyết định đưa tới thắng lợi bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam?
A, Hoàn cảnh quốc tế đã thuận lợi, Trật tự thế giới hai cực bị sụp đổ.
B, Tinh thần đoàn kết và sự lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân.
C, Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu lịch sử.
D, Truyền thống đoàn kết của ba nước Đông Dương tiếp tục phát huy.
Đáp án: C
Câu 7 [737674]: Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam đang được phát huy?
A, Luôn coi trọng đổi mới chính trị là trọng tâm.
B, Đảng lãnh đạo phát huy sức mạnh tổng hợp.
C, Mềm dẻo về nguyên tắc với các nước láng giềng.
D, Không coi Mỹ, phương Tây là đối tác chiến lược.
Đáp án: B
Câu 8 [737675]: Một trong những yếu tố khách quan tác động đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986) là do
A, tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.
B, tổ chức ASEAN không ngừng mở rộng thành viên.
C, cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.
D, cuộc khủng hoảng trầm trọng của các nước tư bản.
Đáp án: C
Câu 9 [737676]: Nội dung nào sau đây không đúng về đường lối đổi mới của Việt Nam (từ năm 1986) trên lĩnh vực chính trị?
A, Coi trọng xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
B, Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại song phương, đồng thời hợp tác toàn diện.
C, Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
D, Thực hiện đại đoàn kết dân tộc, thi hành việc đối ngoại hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Đáp án: B
Câu 10 [737679]: Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào sau đây đối với Việt Nam?
A, Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
B, Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
C, Tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện.
D, Hoàn thành công nghiệp hóa đất nước.
Đáp án: C
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 11 [737680]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
“Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lí, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII [năm 1996], NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr.80)
Câu 12 [737681]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ở Việt Nam và cả nước ngoài, giới nghiên cứu thường coi năm 1986 với Đại hội VI là thời điểm bắt đầu của công cuộc Đổi mới. Trong thực tế, trước đó nhiều năm đã có hàng loạt mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, mưu trí, sáng tạo, mà theo cách gọi thời đó là những “phá rào”. Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kĩ để mở đường cho công cuộc Đổi mới”.
“Ở Việt Nam và cả nước ngoài, giới nghiên cứu thường coi năm 1986 với Đại hội VI là thời điểm bắt đầu của công cuộc Đổi mới. Trong thực tế, trước đó nhiều năm đã có hàng loạt mũi đột phá can đảm, gian nan, trầy trật, mưu trí, sáng tạo, mà theo cách gọi thời đó là những “phá rào”. Phá rào tức là vượt qua những hàng rào về quy chế lỗi thời để chủ động tháo gỡ nhiều ách tắc trong cuộc sống, đồng thời cũng góp phần từng bước dẹp bỏ hàng loạt rào cản cũ kĩ để mở đường cho công cuộc Đổi mới”.
(Đặng Phong, “Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới,
NXB Tri thức, Hà Nội, 2014, tr.11)