Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [713860]: Tổ chức quốc tế nào sau đây khi thành lập đã xác định rõ mục đích: “Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng, quyền tự quyết của các dân tộc, củng cố hòa bình thế giới”?
A, Vác-sa-va.
B, NATO.
C, Liên hợp quốc.
D, SEATO.
Đáp án: C
Câu 2 [713861]: Liên hợp quốc được thành lập (1945) có mục tiêu nào sau đây?
A, Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B, Giải giáp quân đội phát xít.
C, Chấm dứt sự cạnh tranh trên thế giới.
D, Khắc phục hậu quả chiến tranh thế giới.
Đáp án: A
Câu 3 [713862]: Hội nghị I-an-ta (2-1945) có sự thỏa thuận về địa bàn đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở địa bàn nào ở sau đây?
A, Nước Mỹ.
B, Ai Cập.
C, Cu-ba.
D, Châu Âu.
Đáp án: D
Câu 4 [713863]: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai gắn với hai cường quốc nào sau đây?
A, Pháp và Liên Xô.
B, Liên Xô và Mỹ.
C, Liên Xô và Đức.
D, Mỹ và Trung Quốc.
Đáp án: B
Câu 5 [713864]: Tổ chức ASEAN được ra đời trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á chịu sự tác động của bối cảnh quốc tế nào sau đây?
A, Cuộc cách mạng xanh.
B, Cuộc Chiến tranh lạnh.
C, Trật tự thế giới đa cực.
D, Xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
Đáp án: B
Câu 6 [713865]: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập (1967) có mục đích nào sau đây?
A, Tăng cường liên minh quân sự.
B, Xây dựng một nhà nước chung.
C, Xây dựng một nền văn hóa chung.
D, Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Đáp án: D
Câu 7 [713866]: Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) dựa trên một trong những trụ cột nào sau đây?
A, Cộng đồng Môi trường ASEAN.
B, Cộng đồng Tư tưởng ASEAN.
C, Cộng đồng Tín ngưỡng ASEAN.
D, Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Đáp án: D
Câu 8 [713867]: Văn bản nào sau đây khẳng định với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945)?
A, Tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
B, Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi.
C, Bản Tuyên ngôn Độc lập.
D, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Đáp án: C
Câu 9 [713868]: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện thành lập
A, Đảng Cộng sản Việt Nam.
B, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
C, mở chiến dịch Đường 9 Nam Lào.
D, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời.
Đáp án: D
Câu 10 [713869]: Trước hành động xâm lược trở lại Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp (23 - 9 - 1945) ở Nam Bộ, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện chủ trương nào sau đây?
A, Kêu gọi nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
B, Chủ động đàm phán với Pháp.
C, Phát động khởi nghĩa toàn quốc.
D, Duy trì biện pháp “hòa để tiến”.
Đáp án: A
Câu 11 [713870]: Trong giai đoạn 1954-1960, nhân dân miền Bắc Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
A, Chống chiến lược Chiến tranh cục bộ.
B, Chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt.
C, Khôi phục kinh tế, xã hội.
D, Khởi nghĩa từng phần.
Đáp án: C
Câu 12 [713871]: Mục tiêu hàng đầu của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975 là
A, tự do dân chủ.
B, chủ nghĩa xã hội.
C, tự do ngôn luận.
D, độc lập dân tộc.
Đáp án: D
Câu 13 [713872]: Đối tượng nào sau đây trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam kể từ sau thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A, Phát xít Đức.
B, Quân phiệt Nhật Bản.
C, Thực dân Pháp.
D, Thực dân Anh.
Đáp án: C
Câu 14 [713873]: Năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam diễn ra sự kiện nào sau đây?
A, Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
B, Mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
C, Khai mạc Hiệp định Pa-ri về Việt Nam.
D, Đập tan Kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
Đáp án: D
Câu 15 [713874]: Hoạt động nào sau đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của nhân dân dân Việt Nam?
A, Ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp.
B, Lên án thực dân Pháp tấn công trụ sở của chính quyền cách mạng ở Sài Gòn.
C, Chủ trì cuộc họp mở chiến dịch Việt Bắc thu - đông.
D, Kí với đại diện Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ.
Đáp án: A
Câu 16 [713875]: Vào thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực ngoại xâm là rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A, Các thế lực ngoại xâm đều là đồng minh chiến lược của Mỹ.
B, Liên quân Anh – Pháp mở rộng địa bàn tiến công ra miền Bắc.
C, Chính quyền cách mạng từ chối không đón tiếp quân Đồng minh.
D, Các thế lực ngoại xâm câu kết chống phá chính quyền cách mạng.
Đáp án: D
Câu 17 [713876]: Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám năm 1945)?
A, Phát huy vai trò của nhân dân trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
B, Sự ủng hộ của lực lượng dân chủ, yêu chuộng hòa bình thế giới.
C, Được sự ủng hộ tích cực của các nước xã hội chủ nghĩa.
D, Sự lãnh đạo của Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Đáp án: A
Câu 18 [713877]: Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta là do
A, Mỹ không còn là cường quốc số một thế giới.
B, công cuộc cải tổ của Liên Xô đã thành công.
C, sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều nước trên thế giới.
D, Nhật Bản vươn lên thành một cực đối đầu với Mỹ.
Đáp án: C
Câu 19 [713878]: Nội dung nào sau đây là thách thức của Cộng đồng ASEAN (từ năm 2015)?
A, ASEAN chưa có nguyên tắc hoạt động.
B, Sự chênh lệch về trình độ phát triển.
C, Sự giảm sút về vị thế của ASEAN.
D, Tất cả các nước đều kém phát triển.
Đáp án: B
Câu 20 [713879]: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) của nhân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào sau đây?
A, Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện.
B, Cuộc Chiến tranh lạnh đã kết thúc.
C, Đất nước tạm thời bị chia cắt.
D, Miền Bắc hoàn thành công nghiệp hóa.
Đáp án: C
Câu 21 [713880]: Nội dung nào sau đây là một trong những bối cảnh quốc tế cản trở cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) của nhân dân Việt Nam?
A, Liên hợp quốc không thực hiện được sứ mệnh bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
B, Cuộc Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông – Tây diễn ngày càng phức tạp.
C, Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.
D, Sự ra đời và mở rộng của liên minh khu vực ở Tây Âu và khu vực Đông Nam Á.
Đáp án: B
Câu 22 [713881]: Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A, Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 đã chia Việt Nam thành hai quốc gia riêng biệt.
B, Miền Bắc Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội cản trở sự ảnh hưởng của Mỹ.
C, Mỹ chọn Việt Nam là tâm điểm nhằm thực hiện chiến lược toàn cầu.
D, Nhân dân Việt Nam ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
Đáp án: C
Câu 23 [713882]: Việc Thủ tướng Thái Lan Cha-ti-chai Chu-ha-van kêu gọi “Biến Đông Dương từ chiến trường thành trị trường” (1988); Tổng thống In-đô-nê-xi-a Xu-hác-tô (nguyên thủ đầu tiên của nhóm các nước ASEAN) thăm chính thức Việt Nam (1990); Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt thăm In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Xin-ga-po (1991),… là minh chứng cho
A, xu thế toàn cầu hóa là yếu tố quyết định để Việt Nam gia nhập liên minh khu vực.
B, bối cảnh khu vực và quốc tế trong Chiến tranh lạnh buộc Việt Nam phải “phá vây”.
C, sự chủ động của Việt Nam trong việc “phá vây” để hội nhập khu vực và quốc tế.
D, sự hoạt động hiệu quả của ASEAN và Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
Đáp án: C
Câu 24 [713883]: Nội dung nào sau đây là bài học xuyên suốt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của Việt Nam được vận dụng vào công cuộc Đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay?
A, Kết hợp yếu tố sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
B, Khai thác hợp lí và hiệu quả nguồn viện trợ từ bên ngoài.
C, Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D, Liên minh chặt chẽ với các nước ở khu vực Đông Nam Á.
Đáp án: A
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 25 [713884]: Cho những thông tin trong bảng sau đây:

Câu 26 [713885]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị Trung ương lần thứ 15 [1 – 1959] đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam […] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”.
“Hội nghị Trung ương lần thứ 15 [1 – 1959] đề ra nhiệm vụ cách mạng Việt Nam ở miền Nam […] là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh,…”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 20 (1959),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.81)
Câu 27 [713886]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta [Việt Nam] trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XXI, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
“Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng thắng lợi của nhân dân ta [Việt Nam] trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XXI, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457)
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457)
Câu 28 [713887]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết được tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.
“Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết được tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.
(P. Bờ-rô-sơ, Đ. Hê-mơ-ri, Đông Dương một nền thuộc địa nhập nhằng 1858 – 1954,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr. 516)
NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr. 516)