Bàn về vị trí của Phật giáo và Nho giáo ở Việt Nam trong các thế kỉ X – XV, có ý kiến cho rằng: Từ nhà Lý (1009 – 1225) đến nhà Trần (1226 – 1400) là thời kì phát triển rực rỡ của Phật giáo, nhưng trong suốt một thế kỉ đầu của nhà Hậu Lê là thời kì thịnh vượng nhất của Nho giáo ở Việt Nam, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497).
Anh (chị) hãy:
Câu 1 [740900]: a) Đưa ra quan điểm của mình và lí giải cho quan điểm đó.
b) Cho biết: Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần kế thừa và loại bỏ nội dung nào của Nho giáo?
Câu 2 [740903]: Trên cơ sở tóm tắt các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay, hãy chứng minh “sức sống mãnh liệt” của chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc từ sau khi Liên Xô sụp đổ.
Câu 3 [740904]: Phát biểu ý kiến về nhận định: Trong bối cảnh đất nước nửa cuối thế kỉ XVIII, phong trào Tây Sơn bùng nổ đã phản ánh sự phát triển tất yếu và phù hợp với yêu cầu của lịch sử Việt Nam.
Câu 4 [740905]: Làm rõ những sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình chuẩn bị và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cho đoạn ngữ liệu sau: “Ở Đông Dương ai sẽ tranh thủ được diễn biến tình hình mới sau sự đầu hàng của Nhật hoàng trước quân Đồng minh đây? Đảng Cộng sản Đông Dương là tổ chức duy nhất có chiến lược rành mạch và chiến thuật cụ thể. Nhờ vào máy liên lạc vô tuyến mà Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đã biết được tin quân Nhật đầu hàng. Do đó họ đã nắm lấy thời cơ,…”.
(P. Bờ-rô-sơ, Đ. Hê-mơ-ri, Đông Dương một nền thuộc địa nhập nhằng 1858 – 1954,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2022, tr. 516)
Anh chị) hãy:
Câu 5 [740908]: a) Đưa ra quan điểm về ý kiến của người ngoại quốc trong đoạn trích trên và lí giải cho quan điểm của mình.
b) Phân tích yếu tố thời cơ đối với cuộc Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.
Cho đoạn ngữ liệu sau: “Cuộc chiến tranh 1945 – 1975 mang tính chất bảo vệ Tổ quốc […] nhưng chủ yếu là một cuộc chiến tranh nhằm giải phóng dân tộc. Đó là một cuộc chiến tranh yêu nước, cuộc chiến đấu quyết liệt giữa chính nghĩa và phi nghĩa”.
(Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 – thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.96).
Câu 6 [740911]: Anh (chị) hãy làm sáng tỏ nội dung “tính chất bảo vệ Tổ quốc” và tính chất “giải phóng dân tộc” trong cuộc chiến tranh 1945 – 1975 của nhân dân Việt Nam.
Câu 7 [740912]: Những quyết định nào của Hội nghị I-an-ta và Hội nghị Pốtx-đam (1945) có ảnh hưởng đến tình hình châu Á trong khoảng 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Làm rõ tác động của những quyết định đó.