Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án đúng)
Câu 1 [716806]: Liên hợp quốc được thành lập (1945) không có mục tiêu nào sau đây?
A, Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B, Giải giáp quân đội của các nước phát xít.
C, Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác.
D, Trung tâm điều hòa hành động các quốc gia.
Đáp án: B
Câu 2 [716807]: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, nguyên thủ quốc gia các nước Mỹ, Trung Quốc, Liên Xô và hai miền nước Đức có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Đây là minh chứng rõ rệt cho
A, cuộc Chiến tranh lạnh không ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế.
B, các cường quốc không còn đối đầu, đã chuyển sang hợp tác.
C, các nước đã bớt căng thẳng, chuyển dần sang xu thế hòa dịu.
D, xu thế toàn cầu hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Đáp án: C
Câu 3 [716808]: Hội nghị I-an-ta (2-1945) không có sự thỏa thuận về địa bàn đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các cường quốc ở
A, châu Phi.
B, Đông Nam Á.
C, châu Á.
D, châu Âu.
Đáp án: A
Câu 4 [716809]: Trật tự thế giới hai cực I-an-ta từng bước bị “xói mòn” bởi sự kiện nào sau đây?
A, Hệ thống xã hội chủ nghĩa được xác lập.
B, Thắng lợi của cách mạng Đông Dương.
C, Liên minh quân sự Vác-sa-va hình thành.
D, Hai nhà nước ra đời trên bán đảo Triều Tiên.
Đáp án: B
Câu 5 [716810]: Quốc gia nào sau đây không phải một trong những thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A, Thái Lan.
B, Phi-líp-pin.
C, Xin-ga-po.
D, Mi-an-ma.
Đáp án: D
Câu 6 [716811]: Sự kiện nào sau đây đã phá vỡ “mối quan hệ đồng minh” giữa Liên Xô – Mỹ và các nước phương Tây?
A, Liên Xô không được hưởng quyền lợi ở Đông Nam Á.
B, Quyết định của Hội nghị I-an-ta về phân chia thế giới.
C, Liên Xô giúp đỡ các nước Đông Âu tái thiết đất nước.
D, Mỹ phát động Chiến tranh lạnh chống Liên Xô (1947).
Đáp án: D
Câu 7 [716812]: Cộng đồng ASEAN được thành lập (2015) dựa trên trụ cột nào sau đây?
A, Cộng đồng Môi trường ASEAN.
B, Cộng đồng Tư tưởng – Ngoại giao ASEAN.
C, Cộng đồng Thể thao ASEAN.
D, Cộng đồng An ninh – Chính trị ASEAN.
Đáp án: D
Câu 8 [716813]: Văn bản nào sau đây không phải do Hồ Chí Minh soạn thảo?
A, Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng (1930).
B, Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi (9 – 1947).
C, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ (1966).
D, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp (1946).
Đáp án: B
Câu 9 [716814]: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương được thể hiện qua sự kiện nào sau đây?
A, Mở chiến dịch Đường 9 – Nam Lào.
B, Thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
C, Tổ chức Hội nghị cấp cao của ba nước.
D, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào ra đời.
Đáp án: C
Câu 10 [716815]: Khi thực dân Pháp đạt được thỏa thuận với Trung Hoa Dân quốc, đưa quân ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân phiệt Nhật Bản (đầu tháng 3 – 1946), Đảng và Chính phủ Việt Nam có chủ trương nào sau đây?
A, Ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
B, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
C, Phát động khởi nghĩa toàn quốc.
D, “Hòa để tiến” bằng mọi giá.
Đáp án: B
Câu 11 [716816]: Nội dung nào sau đây không đúng về nhận định: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) mang tính thời đại sâu sắc?
A, Cuộc đụng đầu lịch sử kéo dài nhất của nước Mỹ với bên ngoài thất bại.
B, Nước Mỹ bị suy giảm vị thế trên trường quốc tế khi thất bại ở Việt Nam.
C, Là bước đột phá làm xói mòn và tan rã Trật tự thế giới “hai cực” I-an-ta.
D, Thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần giải trừ chủ nghĩa thực dân.
Đáp án: C
Câu 12 [716817]: Nội dung nào sau đây phản ánh tính chất bao trùm trong các cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp (1945 – 1954) và đế quốc Mỹ (1954 – 1975)?
A, Bảo vệ Tổ quốc.
B, Bảo vệ hậu phương.
C, Giải phóng dân tộc.
D, Giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Đáp án: D
Câu 13 [716818]: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân Việt Nam không chịu sự tác động của yếu tố nào sau đây?
A, Quan hệ đối đầu Đông – Tây.
B, Phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C, Xu thế hòa hoãn Đông - Tây.
D, Sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Đáp án: C
Câu 14 [716819]: Thắng lợi nào sau đây của nhân dân Việt Nam đã làm xoay chuyển cục diện cuộc chiến tranh Việt - Pháp (1945 – 1954)?
A, Đập tan kế hoạch “đánh thắng nhanh”.
B, Chiến thắng Điện Biên Phủ.
C, Đập tan kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi.
D, Đập tan kế hoạch Rơ-ve.
Đáp án: B
Câu 15 [716820]: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Việt Nam có điểm giống nhau nào sau đây?
A, Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân.
B, Từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.
C, Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
D, Từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng.
Đáp án: C
Câu 16 [716821]: Vào thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các thế lực ngoại xâm là rào cản lớn nhất trên con đường phát triển của cách mạng Việt Nam vì lí do nào sau đây?
A, Các thế lực ngoại xâm đều là đồng minh chiến lược của Mỹ.
B, Việc xây dựng chính quyền cách mạng bị ngoại xâm chống phá.
C, Liên quân Anh – Pháp mở rộng địa bàn tiến công ra miền Bắc.
D, Lực lượng quân Đồng minh đưa quân vào giúp thực dân Pháp.
Đáp án: B
Câu 17 [716822]: Nhận xét nào sau đây là đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975)?
A, Đấu tranh ngoại giao luôn phụ thuộc vào quan hệ và sự dàn xếp giữa các cường quốc.
B, Đấu tranh ngoại giao chỉ là phản ánh kết quả của đấu tranh quân sự trên chiến trường.
C, Kết quả đấu tranh ngoại giao không phụ thuộc vào tương quan lực lượng trên chiến trường.
D, Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ đấu tranh quân sự, chính trị.
Đáp án: D
Câu 18 [716823]: Nội dung nào sau đây nhận thức không đúng về nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A, Trật tự thế giới mới – nhất siêu, nhiều cường đang hình thành.
B, Nhật Bản, Tây Âu vươn lên đã suy giảm ảnh hưởng của Mỹ.
C, Sự thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D, Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị khủng hoảng, sau đó sụp đổ.
Đáp án: A
Câu 19 [716824]: Nội dung nào sau đây là một trong những thách thức của Cộng đồng ASEAN (từ năm 2015)?
A, ASEAN chưa có chiến lược phát triển.
B, Vấn đề an ninh phi truyền thống.
C, Sự giảm sút về vị thế của ASEAN.
D, Sự chi phối của các cường quốc.
Đáp án: B
Câu 20 [716825]: Hai chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) của Việt Nam có điểm tương đồng nào về giá trị lịch sử?
A, Xoay chuyển cục diện chiến tranh và đưa cách mạng đến thắng lợi cuối cùng.
B, Kết thúc cuộc kháng chiến để chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
C, Hoàn thành nhiệm vụ vừa kháng chiến, vừa kiến quốc ngay trong kháng chiến.
D, Đưa Đảng Lao động Việt Nam trở thành Đảng lãnh đạo trên phạm vi cả nước.
Đáp án: B
Câu 21 [716826]: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của quân dân Việt Nam?
A, Xóa bỏ ách thống trị của Pháp ở Việt Nam trong gần một thế kỉ.
B, Góp phần vào xói mòn Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.
C, Góp phần thu hẹp hệ thống thuộc địa của thực dân Pháp.
D, Bảo vệ và phát huy thành quả Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Đáp án: A
Câu 22 [716827]: Từ cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đưa ra các quyết định và điều chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam, nhưng không có quyết định mở chiến dịch
A, Đường 14 – Phước Long.
B, giải phóng Tây Nguyên.
C, giải phóng Huế - Đà Nẵng.
D, giải phóng Sài Gòn – Gia Định.
Đáp án: A
Câu 23 [716828]: Trong thời kì 1954 - 1975, đâu là một trong các nguyên nhân trực tiếp để Việt Nam trở thành nơi diễn ra “sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?
A, Cuộc đối đầu Đông – Tây và sự chi phối của cục diện thế giới hình thành hai cực, hai phe.
B, Nhân dân thế giới và phe xã hội chủ nghĩa đã ủy nhiệm Việt Nam đánh thắng tư bản Mỹ.
C, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã chia Việt Nam thành hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau.
D, Để bảo vệ độc lập, hòa bình và thống nhất, Việt Nam quyết đương đầu với quân xâm lược.
Đáp án: D
Câu 24 [716829]: Nội dung nào sau đây nhận thức không đúng về các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)?
A, Luôn xác định rõ đối tượng và mục tiêu đấu tranh.
B, Sự thành bại luôn phụ thuộc vào giai cấp lãnh đạo.
C, Phát huy nhiều truyền thống quý báu của dân tộc.
D, Mục tiêu giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Đáp án: D
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (mỗi câu có ý a, b, c, d chỉ chọn đúng hoặc sai)
Câu 25 [716830]: Cho những thông tin trong bảng sau đây:
Câu 26 [716831]: Cho đoạn thông tin sau đây:
Các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam cùng quân dân Hà Nội, Hải Phòng đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của Mỹ, bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc máy bay B.52 và 5 chiếc máy bay F.l 11, diệt và bắt sống nhiều phi công Mỹ, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm, gây chấn động thế giới”.
(Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam,

NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012, tr. 133)
Câu 27 [716832]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
“[…] Sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 37,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.457)
Câu 28 [716833]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) xác định những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong bối cảnh mới:
Vậy nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là gì? Là:
a. Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, làm cho Việt Nam hoàn toàn thống nhất và độc lập (phản đế);
b. Xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân (phản phong kiến);
c. Gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội
”.
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 12,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 75)