Câu 1 [693165]: Nền kinh tế của các quốc gia phương Đông thời cổ đại có đặc điểm chung nào sau đây?
A, Mang tính chất thương mại.
B, Mang tính chất nông nghiệp.
C, Mang tính chất toàn cầu hóa.
D, Mang tính chất hàng hóa.
Đáp án: B
Câu 2 [693166]: Một trong những tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là
A, xóa bỏ tục chôn người chết.
B, thờ cúng tổ tiên và thần linh.
C, tiếp thu Thiên Chúa giáo.
D, xóa bỏ các lễ hội dân gian.
Đáp án: B
Câu 3 [693167]: Trong các thế kỷ XVI – XVIII, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện và phát triển mạnh ở những địa bàn nào sau đây?
A, Châu Á và châu Phi.
B, Châu Âu và Bắc Mỹ.
C, Châu Úc và châu Âu.
D, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Đáp án: B
Câu 4 [693168]: Ở Nga, sau sự thành công của cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917, chế độ nào sau đây cần phải xóa bỏ?
A, Chế độ phong kiến Nga hoàng.
B, Các Xô viết của công - nông - binh.
C, Chính phủ tư sản lâm thời.
D, Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Đáp án: C
Câu 5 [693169]: Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách về chính trị trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV – đầu thế kỉ XV)?
A, Tăng cường tuyển chọn những binh sĩ có kinh nghiệm từ các địa phương.
B, Đổi tên và đặt thêm các đơn vị hành chính, đặt thêm nhiều chức quan mới.
C, Xây dựng hệ thống phòng thủ quốc gia để bảo vệ lãnh thổ khỏi bị xâm lược.
D, Tuyển chọn những người giỏi võ nghệ đưa vào đội ngũ quan lại triều đình.
Đáp án: B
Câu 6 [693170]: Nội dung nào sau đây không phải mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc (1945)?
A, Thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
B, Duy trì nền hòa bình và an ninh trên thế giới.
C, Tăng cường tiềm lực cho các nước xã hội chủ nghĩa.
D, Phát triển hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề chung.
Đáp án: C
Câu 7 [693171]: Nội dung nào sau đây là bối cảnh quốc tế dẫn đến sự hình thành Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A, Tất cả các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập, tự chủ.
B, Sự ra đời của Liên hợp quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
C, Chủ nghĩa xã hội đã không còn hệ thống trên phạm vi thế giới.
D, Sự xuất hiện và phát triển của xu thế khu vực hóa trên thế giới.
Đáp án: D
Câu 8 [693172]: Trong năm 1950, sự kiện nào sau đây đánh dấu việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Trung Quốc?
A, Trung Quốc chính thức công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
B, Trung Quốc gửi cố vấn quân sự sang giúp cách mạng Việt Nam.
C, Việt Nam gửi phái đoàn sang Trung Quốc học tập kinh nghiệm.
D, Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc.
Đáp án: A
Câu 9 [693173]: Về phát triển kinh tế, Biển Đông có vai trò chiến lược nào sau đây đối với các nước Đông Nam Á?
A, Là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho các quốc gia trong khu vực.
B, Là vùng biển chủ yếu thực hiện các dự án khai thác than đá dưới lòng biển.
C, Là tuyến đường biển giao thương tăng cường giao lưu thương mại quốc tế.
D, Là địa bàn chiến lược phát triển du lịch sinh thái biển cho tất cả các nước.
Đáp án: C
Câu 10 [693174]: Từ xa xưa, Việt Nam luôn được coi là “cửa ngõ” của Đông Nam Á và các cường quốc bên ngoài vì một trong những lí do nào sau đây?
A, Việt Nam có diện tích lớn và mật độ dân cư đông đúc trong khu vực Đông Nam Á.
B, Việt Nam có vị trí địa chiến lược, kết nối giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
C, Việt Nam là nơi tập trung các nguồn tài nguyên khoáng sản hàng đầu của khu vực.
D, Việt Nam có quan hệ ngoại giao truyền thống lâu đời với các nước trong khu vực.
Đáp án: B
Câu 11 [693175]: Cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) của quân dân Đại Việt giành được thắng lợi nhanh chóng vì lí do cơ bản nào sau đây?
A, Quân đội nhà Thanh không đủ quân số và vũ khí để đối đầu với quân đội Tây Sơn.
B, Vai trò lãnh đạo của Bộ chỉ huy cuộc kháng chiến, đứng đầu là vua Quang Trung.
C, Truyền thống đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của ba nước Đông Dương.
D, Quân Thanh không có sự chuẩn bị chu đáo, do sự thay đổi của mùa đông lạnh giá.
Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh sau đây và trả lời các câu hỏi từ 412 đến 414.
Ngày 30 – 8 – 1945, “Bảo Đại đọc xong [Chiếu thoái vị] thì trên kì đài cờ vàng của nhà vua từ từ hạ xuống và lá cờ nền đỏ thắm tươi long lanh năm cánh sao vàng được kéo lên giữa những tiếng vỗ tay, những tiếng hoan hô như sấm,... rồi ông Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ, nêu rõ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của hàng mấy chục năm tranh đấu anh dũng, kiên cường, bền bỉ của nhân dân cả nước, tuyên bố chấm dứt vĩnh viễn chế độ quân chủ,...”.
(Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc,
NXB Thuận Hoá, Huế, 1987, tr.86)
Câu 12 [693176]: Sự kiện vua Bảo Đại đọc xong Chiếu thoái vị ghi nhận “chấm dứt vĩnh viễn” chế độ nào sau đây ở Việt Nam?
A, Chế độ quân chủ chuyên chế - triều Nguyễn.
B, Chế độ cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam.
C, Chế độ quân chủ lập hiến – triều Nguyễn.
D, Sự liên minh đế quốc phát xít Nhật – Pháp.
Đáp án: A
Câu 13 [693177]: Sự kiện vua Bảo Đại đọc Chiếu thoái vị trước công chúng ở Ngọ môn Huế diễn ra trong bối cảnh nào sau đây?
A, Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 vẫn đang tiếp tục diễn ra.
B, Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước.
C, Lực lượng quân Đồng minh và quân Pháp đã trở lại xâm lược Nam Bộ.
D, Quân phiệt Nhật Bản đã từ bỏ vũ khí và đầu hàng lực lượng Việt Minh.
Đáp án: B
Câu 14 [693178]: Việc Trần Huy Liệu đọc bản tuyên bố của Đoàn đại biểu Chính phủ sau Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại có ý nghĩa nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A, Thể hiện sự tôn trọng và đồng thuận của Chính phủ Việt Nam đối với chế độ phong kiến.
B, Thông báo Việt Nam đã sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.
C, Khẳng định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài.
D, Mở ra giai đoạn hợp tác quốc tế mới giữa Việt Nam và các nước Đồng minh phương Tây.
Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh sau đây và trả lời các câu hỏi từ 415 đến 417.
“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc chống Mỹ, phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam
ngày 17-7-1966, trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15,
NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.131)
Câu 15 [693179]: Theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, điều gì có thể xảy ra đối với Hà Nội và Hải Phòng trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc (lần thứ nhất) của Mỹ?
A, Có thêm pháo đài đánh Mỹ.
B, Không chịu sức ép bởi bom đạn.
C, Có thể bị tàn phá nặng nề.
D, Nhận được viện trợ của quốc tế.
Đáp án: C
Câu 16 [693180]: Nội dung thông điệp nào sau đây không được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong đoạn trích trên?
A, Đối với Việt Nam, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lí sáng ngời.
B, Dù chiến tranh phá hoại của Mỹ kéo dài vẫn không ảnh hưởng đến sản xuất.
C, Đất nước Việt Nam có thể bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh phá hoại của Mỹ.
D, Dự đoán cuộc chiến chống Mỹ có thể kéo dài 5 năm, 10 năm,… hoặc lâu hơn.
Đáp án: B
Câu 17 [693181]: Nội dung nào sau đây là tư tưởng bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh được nhấn mạnh trong đoạn trích?
A, Phát triển kinh tế.
B, Độc lập, tự do.
C, Đoàn kết dân tộc.
D, Sự ủng hộ quốc tế.
Đáp án: B