Câu 1 [710931]: Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?
A, Xóa bỏ được cát cứ phong kiến ở các nước.
B, Xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
C, Mở đường cho chủ chủ nghĩa tư bản phát triển.
D, Thiết lập được chế độ quân chủ chuyên chế.
Đáp án: C
Câu 2 [710932]: Cư dân nền văn minh nào sau đây trên đất nước Việt Nam đã tiếp thu chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra loại chữ Chăm cho riêng mình?
A, Văn Lang.
B, Chăm-pa.
C, Đại Việt.
D, Âu Lạc.
Đáp án: B
Câu 3 [710933]: Về chính trị, công cuộc cải cách - mở cửa (từ năm 1978), chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đạt được thành tựu cơ bản nào sau đây?
A, Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới.
B, Là một trong những nước tiên phong trong cuộc cách mạng 4.0.
C, Trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có dự trữ vàng, ngoại tệ.
D, Xây dựng lí luận về mô hình chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
Đáp án: D
Câu 4 [710934]: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc Chiến tranh lạnh?
A, Mỹ.
B, Anh.
C, Nhật Bản.
D, Pháp.
Đáp án: A
Câu 5 [710935]: Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
A, Tổn thất trong quá trình chạy đua vũ trang khiến Mỹ và Liên Xô suy yếu sức mạnh.
B, Xu thế đa cực đã được xác lập, từ đó làm suy giảm vị thế, vai trò của hai siêu cường.
C, Tác động của phong trào giải phóng dân tộc và sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập.
D, Sự vươn lên và cạnh tranh mạnh mẽ của các trung tâm kinh tế Nhật Bản và Tây Âu.
Đáp án: B
Câu 6 [710936]: Những năm 1921 - 1929, Nguyễn Ái Quốc có vai trò nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam?
A, Trực tiếp thành lập các tổ chức cộng sản, chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
B, Xây dựng và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc phù hợp với Việt Nam.
C, Xác định con đường cứu nước, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối.
D, Thống nhất các tổ chức cộng sản, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
Đáp án: B
Câu 7 [710937]: Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định đưa tới thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở Việt Nam (trước năm 1945)?
A, Truyền thống và sức mạnh dân tộc được phát huy.
B, Có chủ trương đấu tranh giành thắng lợi từng bước.
C, Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.
D, Kiên trì chủ trương đa phương hoá trong quan hệ quốc tế.
Câu 8 [710938]: Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân quyết định dẫn đến cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (cuối thế kỉ XIV - đầu thế kỉ XV) không thành công?
A, Nhân dân không thuận theo triều Hồ.
B, Sự uy hiếp của các thế lực ngoại xâm.
C, Cuộc cải cách không phục vụ đất nước.
D, Tiềm lực đất nước đã hoàn toàn suy sụp.
Đáp án: A
Câu 9 [710939]: Nội dung nào sau đây là bối cảnh trong nước của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (từ sau tháng 4 – 1975)?
A, Xu thế hoà hoãn Đông – Tây vẫn tiếp tục tiếp diễn.
B, Đất nước vẫn đang tạm thời bị chia cắt làm hai miền.
C, Quan hệ quốc tế đang chứa đựng sự bất ổn và phức tạp.
D, Cả nước mất nhiều năm khắc phục hậu quả chiến tranh.
Đáp án: D
Câu 10 [710940]: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam?
A, Con đường liên lạc giữa Việt Nam với quốc tế được khai thông.
B, Mở ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
C, Buộc Mỹ phải tính cắt giảm nguồn viện trợ cho thực dân Pháp.
D, Thế và lực của quân đội Việt Nam đã tiến bộ so với đối phương.
Đáp án: C
Câu 11 [710941]: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1975 để lại bài học kinh nghiệm nào sau đây đối với hoạt động đối ngoại hiện nay?
A, Luôn dựa vào các nước lớn để có thắng lợi trong hoạt động đối ngoại.
B, Coi hoạt động đối ngoại quyết định thắng lợi trên tất cả các lĩnh vực.
C, Bảo đảm phải cứng rắn về nguyên tắc, nhưng mềm dẻo về sách lược.
D, Bắt đầu hoạt động đối ngoại khi có thắng lợi quyết định về quân sự.
Đáp án: C
Đọc ngữ cảnh sau đây và trả lời các câu hỏi từ 412 đến 414.
“Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, chính quyền Cam-pu-chia Dân chủ do Pôn Pốt cầm đầu đã thực hiện chính sách diệt chủng đối với đồng bào Cam-pu-chia, đồng thời tiến hành những hành động phiêu lưu quân sự chống Việt Nam.
Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn-Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, đảo Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn-Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam…
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn-Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn-Pốt, giáng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
Miền Nam Việt Nam vừa được giải phóng thì tập đoàn Pôn-Pốt đã mở ngay những cuộc hành quân khiêu khích, lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như chiếm đảo Phú Quốc ngày 3-5-1975, đảo Thổ Chu ngày 10-5-1975 và xâm phạm nhiều vùng lãnh thổ khác dọc biên giới từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Từ tháng 4-1977, tập đoàn Pôn-Pốt tăng cường những cuộc hành quân lấn chiếm, mở rộng dần thành cuộc chiến tranh lớn trên toàn tuyến biên giới Tây Nam…
Để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, quân và dân Việt Nam đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt toàn bộ cánh quân xâm lược. Cuộc tiến công quy mô lớn của tập đoàn Pôn-Pốt hoàn toàn bị đập tan. Chiến thắng biên giới Tây Nam đã đè bẹp ý đồ xâm lược của tập đoàn Pôn-Pốt, giáng một đòn mạnh vào lực lượng quân đội của chúng, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia thắng lợi”.
(Lê Mậu Hãn (chủ biên), Lịch sử Việt Nam, tập 4,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2012, tr.483, 485)
Câu 12 [710942]: Theo đoạn trích, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi, nhân dân Việt Nam phải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nào sau đây?
A, Biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc.
B, Biên giới phía Bắc giáp Trung Quốc.
C, Biển đảo là chủ quyền của Việt Nam.
D, Lãnh thổ theo Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Đáp án: A
Câu 13 [710943]: Nội dung nào sau đây không đúng về tính chất của cuộc chiến đấu bảo vệ vùng biên giới phía Tây Nam của Việt Nam?
A, Mang tính chính danh.
B, Chiến tranh ủy nhiệm.
C, Bảo vệ Tổ quốc.
D, Chiến tranh yêu nước.
Đáp án: B
Câu 14 [710944]: Cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam đã tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân Cam-pu-chia lật đổ ách cai trị của thế lực nào sau đây?
A, Chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
B, Tập đoàn Pôn Pốt, do Khơ-me đỏ cầm đầu.
C, Thế lực Pôn Pốt, do Ngô Đình Diệm chỉ huy.
D, Quân đội Khơ-me đỏ, do Mỹ chỉ đạo.
Đáp án: B
Đọc ngữ cảnh sau đây và trả lời các câu hỏi từ 415 đến 417.

Câu 15 [710945]: Phương án nào sau đây phản ánh đúng mốc thời gian và nội dung của lịch sử Việt Nam thời kì chống Mỹ, cứu nước?
A, 1 – b; 2 – c; 3 – d; 4 – a.
B, 1 – b; 2 – a; 3 – d; 4 – c.
C, 1 – c; 2 – b; 3 – d; 4 – a.
D, 1 – d; 2 – c; 3 – b; 4 – a.
Đáp án: D
Câu 16 [710946]: Thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp?
A, Thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
B, Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
C, Thắng lợi của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
D, Thắng lợi của cuộc chiến đấu 60 ngày đêm 1946.
Đáp án: A
Câu 17 [710947]: Nội dung nào sau đây là sự khái quát đúng và đầy đủ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ năm 1950) của nhân dân Việt Nam?
A, Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, không ngừng lớn mạnh.
B, Đảng có sự tác động trực tiếp của cục diện hai cực, hai phe.
C, Đang ở trong vòng vây của thực dân Pháp có Mỹ giúp sức.
D, Pháp không còn khả năng tiến hành chiến tranh xâm lược.
Đáp án: B