Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117
“Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo [con báo] cửa sau”.
“… Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
Cụ Phan Bội Châu hi vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo [con báo] cửa sau”.
“… Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”.
(Nguồn: Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
NXB Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.12 - 13)
Câu 1 [740851]: Nội dung nào sau đây phản ánh không phải yếu tố tác động đến quyết định “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác” của Nguyễn Tất Thành?
A, Sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó.
B, Truyền thống dân tộc và sự nhận thức của cá nhân.
C, Cách mạng tháng Mười Nga đã nổ ra và thắng lợi.
D, Truyền thống quê hương và sự giáo dục từ gia đình.
Đáp án: C
Câu 2 [740853]: Nội dung nào sau đây là nhận định đúng về mục đích của Nguyễn Tất Thành “muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác”?
A, Tìm đường cứu nước và xây dựng các tổ chức cứu quốc ở hải ngoại.
B, Tìm hiểu Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cộng hòa Pháp.
C, Tìm hiểu thực tiễn các nước để phục vụ nhiệm vụ dân tộc giải phóng.
D, Tìm hiểu con đường cứu nước theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
Đáp án: C
Câu 3 [740855]: Theo đoạn trích, việc Nguyễn Tất Thành khâm phục Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, nhưng không đi theo con đường của các bậc tiền bối là xuất phát từ lí do nào sau đây?
A, Sự nhận thức và thực tiễn lịch sử.
B, Sự bế tắc của khuynh hướng phong kiến.
C, Những tổng kết của Phan Bội Châu.
D, Nhận thức chủ quan chưa có căn cứ.
Đáp án: A