Phần I (5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Đối với mỗi câu, thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1 [740729]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu về chính trị của Trung Quốc trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978)?
A, Cải cách đồng bộ được thể chế kinh tế và chủ động hội nhập quốc tế.
B, Xây dựng được hệ thống lý luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
C, Đa dạng được cơ cấu kinh tế và tăng cường hợp tác quốc tế mạnh mẽ hơn.
D, Đảm bảo được sự ổn định và phát triển toàn diện về quốc phòng và an ninh.
Câu 2 [740732]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922 đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới?
A, Tạo thời cơ chín muồi đấu tranh giải phóng dân tộc.
B, Cổ vũ các dân tộc đứng lên đấu tranh giành độc lập.
C, Thúc đẩy các dân tộc đa phương hoá quan hệ ngoại giao.
D, Đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa đế quốc.
Câu 3 [740736]: Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ XV đánh dấu sự phục hưng của dân tộc, mở ra nền thái bình lâu dài vì
A, đã phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
B, chống lại âm mưu thủ tiêu nền văn hóa dân tộc của nhà Minh.
C, hoàn thành được trọn vẹn sự nghiệp giải phóng đất nước.
D, đưa chế độ quân chủ Việt Nam phát triển đến đỉnh cao.
Câu 4 [740737]: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884) không thành công do nguyên nhân nào sau đây?
A, Nhân dân ngay từ đầu đã không ủng hộ Triều đình.
B, Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp không phù hợp.
C, Nhà Nguyễn ngay từ đầu đã đầu hàng quân Pháp.
D, Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp chỉ diễn ra ở Bắc Kỳ.
Câu 5 [740738]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng vai trò của Liên hợp quốc trong việc bảo đảm quyền con người, phát triển văn hóa và xã hội?
A, Thúc đẩy các chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hóa.
B, Bảo vệ các di sản văn hóa, quyền tự do ngôn luận của con người.
C, Tạo điều kiện xây dựng các hệ thống an ninh xã hội và giáo dục.
D, Thúc đẩy các liên minh quân sự để đảm bảo an ninh con người.
Câu 6 [740739]: Xu thế đa cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mang lại cơ hội nào sau đây cho Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước?
A, Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài.
B, Giải quyết triệt để các vấn đề an ninh phi truyền thống.
C, Tạo thế chủ động hoàn toàn trong các quan hệ song phương.
D, Hình thành các liên minh quân sự với các nước nhỏ và vừa.
Câu 7 [740742]: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng những đóng góp, hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam?
A, Khắc phục hậu quả chiến tranh thông qua các viện trợ nhân đạo.
B, Bảo vệ quyền lợi cho trẻ em thông qua hợp tác với quỹ UNICEF.
C, Đề nghị các nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
D, Công nhận nhiều di sản văn hoá và hỗ trợ tài chính để bảo tồn di sản.
Câu 8 [740744]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng bối cảnh lịch sử thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A, Nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển.
B, Sự suy yếu của các quốc gia lớn ở châu Á.
C, Sự phát triển kinh tế là xu thế của cả khu vực.
D, Toàn cầu hoá đang trở thành xu thế chủ đạo.
Câu 9 [740745]: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những biểu hiện của sự hợp tác an ninh trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A, Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập của ASEAN.
B, Thỏa thuận về hợp tác quân sự với các nước trong và ngoài khu vực.
C, Hợp tác kinh tế sâu rộng giữa các quốc gia thành viên ASEAN.
D, Thành lập liên minh phòng thủ chung giữa các nước ASEAN.
Câu 10 [740747]: Công nghệ số đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của các nước thành viên trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau năm 2025?
A, Tăng cường sự kết nối giữa các nước thành viên.
B, Hạn chế lạm phát và bất ổn định kinh tế của các nước.
C, Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống.
D, Tăng sức cạnh tranh với các tổ chức khu vực khác.
Câu 11 [740749]: Chiến thắng Ấp Bắc (năm 1963) có ý nghĩa nào sau đây?
A, Chuyển cách mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
B, Khẳng định khả năng có thể đánh bại được “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
C, Nâng cao uy tín của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
D, Buộc đế quốc Mỹ phải tuyên bố phi Mỹ hóa chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 12 [740752]: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 có điểm khác biệt nào sau đây so với các chiến dịch trước đó trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
A, Chiến dịch thể hiện được đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp.
B, Chiến dịch thắng lợi góp phần quyết định việc kết thúc chiến tranh.
C, Bộ đội chủ lực lần đầu tiên được tập dượt chiến thuật đánh điểm.
D, Quân đội Việt Nam đánh bại một kế hoạch quân sự của thực dân Pháp.
Câu 13 [740754]: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 có điểm tương đồng là
A, mở ra hướng đấu tranh mới cho cách mạng.
B, chỉ diễn ra tại các thành phố, đô thị lớn.
C, nhằm giành chính quyền về tay nhân dân.
D, diễn ra thông qua những chiến dịch lớn.
Câu 14 [740755]: Đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1996-2006 không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A, Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
C, Tích cực đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
D, Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Câu 15 [740758]: Đường lối đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay chủ yếu được bổ sung, phát triển qua các
A, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
B, thông báo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
C, quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
D, văn kiện tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 16 [740759]: Nội dung nào sau đây là một trong những bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay?
A, Đổi mới toàn diện, đồng bộ, từ đổi mới chính trị, xã hội đến đổi mới kinh tế, văn hoá.
B, Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân.
C, Kiên quyết giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
D, Không thay đổi mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội, tự lực tự cường trong quá trình đổi mới.
Câu 17 [740765]: Trong thời kì 1954-1975, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung phục vụ sự nghiệp nào sau đây?
A, Tiến hành cách mạng ruộng đất trên phạm vi cả nước.
B, Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C, Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
D, Thống nhất đất nước bằng con đường hoà bình.
Câu 18 [740767]: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XXI gắn liền với
A, ứng phó biến đổi thời tiết, cứu hộ tài nguyên môi trường.
B, hỗ trợ nhân đạo, cứu hộ thảm hoạ thiên tai, bảo vệ môi trường.
C, viện trợ không hoàn lại cho các nước phát triển, bảo vệ khí hậu.
D, giao lưu văn hoá, ứng phó biến đổi thời tiết, chống lại trật tự đa cực.
Câu 19 [740769]: Nghị quyết số 24C/18.65 ghi nhận Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc" do tổ chức nào sau đây ban hành?
A, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc.
B, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D, Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
Câu 20 [740771]: Vai trò quan trọng của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A, thực hiện hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
B, kêu gọi nhân dân thực hiện khởi nghĩa từng phần ở địa phương.
C, lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D, lãnh đạo nhân dân các đô thị thực hiện khởi nghĩa từng phần.
Phần II (2 điểm). Thí sinh trả lời câu 1, câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 21 [740774]: Cho đoạn tư liệu sau đây:
"Trong thực tiễn hoạt động của mình Đại hội đồng đã thông qua nhiều nghị quyết và tuyên bố về hòa bình, giải quyết hòa bình các tranh chấp và sự hợp tác quốc tế trong việc củng cố hòa bình. Các phương pháp và công cụ ngăn ngừa và loại trừ xung đột có nhiều loại rất đa dạng: đối với việc giải quyết một số tranh chấp, Liên hợp quốc đã phải sử dụng lực lượng vũ trang để gìn giữ hòa bình, sử dụng nhóm quan sát viên hoặc phải dấn thân vào tình hình, tiến hành hoạt động môi giới, trung gian. [...] Theo Hiến chương Liên hợp quốc, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết các tranh chấp của họ bằng biện pháp hòa bình, sao cho không tổn hại tới hòa bình, an ninh quốc tế và công lý".
(Vô Khánh Vĩnh, Nguyễn Trung Tín (2003), Giáo trình Liên hợp quốc: Tổ chức và hoạt động, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 35)
Câu 22 [740775]: Cho đoạn tư liệu sau đây:

"Bài đỏ [Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin) khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại, và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba".

(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
Phần III (3 điểm).
Cho đoạn tư liệu, kết hợp GNL với kiến thức đã học và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
"... Mùa xuân vẻ vang này đánh dấu bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trên con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam, kết thúc thắng lợi giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chuyển sự nghiệp cách mạng của cả nước từ hai nhiệm vụ chiến lược song song thực hiện sang một nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa".
(Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 36,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 292).
Câu 23 [740778]: Giải thích nội dung các cụm từ “mùa xuân vẻ vang này” “hai nhiệm vụ chiến lược song song" được nhắc đến trong đoạn tư liệu.
Câu 24 [740780]: Lựa chọn và phân tích ý nghĩa của 01 sự kiện có tính chất bước ngoặt trong các giai đoạn phát triển của cách mạng miền Nam thời kì chống Mỹ, cứu nước.
Câu 25 [740782]: Lí giải vì sao “mùa xuân vẻ vang này” lại “đánh dấu bước ngoặt lịch sử vô cùng quan trọng trên con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam?