Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [589795]: Ở văn bản này, tác giả đã nêu vấn đề gì để nghị luận? Chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề đó với nhan đề của văn bản.
- Vấn đề nghị luận: những đặc điểm của văn hóa truyền thống Việt Nam (vài ba mặt của cái vốn văn hóa dân tộc - cái ổn định dần, tồn tại cho đến trước thời cận - hiện đại).
- Mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với nhan đề: Nhan đề Nhìn về vốn văn hoá dân tộc đã khái quát được vấn đề cốt lõi của văn bản (văn hóa dân tộc), đồng thời nhấn mạnh phương diện truyền thống qua từ vốn.
- Mối liên hệ giữa vấn đề nghị luận với nhan đề: Nhan đề Nhìn về vốn văn hoá dân tộc đã khái quát được vấn đề cốt lõi của văn bản (văn hóa dân tộc), đồng thời nhấn mạnh phương diện truyền thống qua từ vốn.
Câu 2 [589796]: Đặc điểm của văn hoá Việt Nam được tác giả khái quát bằng những luận điểm nào? Tác giả căn cứ vào đâu để khái quát như vậy?
Đặc điểm của văn hóa Việt Nam
- Văn hoá truyền thống Việt Nam được tác giả soi chiếu từ các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất:
+ Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học) (đoạn 2)
+ Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc) (đoạn 3)
Qua đó, người viết đồng thời bàn về các mặt tích cực và hạn chế của nền văn hoá chứ không tách thành hai luận điểm riêng. Từ đó, người đọc rút ra những đặc điểm của văn hoá Việt Nam qua từng phương diện:
+ Về tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, không cực đoan mà dung hoà các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát,siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.
+ Về nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.
+ Về ứng xử: Người Việt trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, khéo léo, không kì thị cực đoan, thích yên ổn.
+ Về sinh hoạt: Người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải.
- Căn cứ để tác giả khái quát nên các đặc điểm của văn hoá Việt Nam: thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt và quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hoá của một số nền văn hóa khác (Trung Hoa, Ấn Độ).
Chẳng hạn: Ở ta, thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền?; Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.;...
- Văn hoá truyền thống Việt Nam được tác giả soi chiếu từ các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất:
+ Tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học) (đoạn 2)
+ Ứng xử (giao tiếp cộng đồng, tập quán), sinh hoạt (ăn, ở, mặc) (đoạn 3)
Qua đó, người viết đồng thời bàn về các mặt tích cực và hạn chế của nền văn hoá chứ không tách thành hai luận điểm riêng. Từ đó, người đọc rút ra những đặc điểm của văn hoá Việt Nam qua từng phương diện:
+ Về tôn giáo: Người Việt không cuồng tín, không cực đoan mà dung hoà các tôn giáo khác nhau để tạo nên sự hài hòa nhưng không tìm sự siêu thoát,siêu việt về tinh thần bằng tôn giáo.
+ Về nghệ thuật: Người Việt sáng tạo được những tác phẩm tinh tế nhưng không có quy mô lớn, không mang vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ, phi thường.
+ Về ứng xử: Người Việt trọng tình nghĩa nhưng không chú ý nhiều đến trí, dũng, khéo léo, không kì thị cực đoan, thích yên ổn.
+ Về sinh hoạt: Người Việt ưa sự chừng mực, vừa phải.
- Căn cứ để tác giả khái quát nên các đặc điểm của văn hoá Việt Nam: thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt và quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hoá của một số nền văn hóa khác (Trung Hoa, Ấn Độ).
Chẳng hạn: Ở ta, thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền?; Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.;...
Câu 3 [589797]: Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật - luận điểm này đã được tác giả chứng minh như thế nào? Lập luận của tác giả có sức thuyết phục không? Vì sao?
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hoá của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật
- Luận điểm này đã được tác giả chứng minh bằng một loạt dẫn chứng thực tế thuộc các lĩnh vực:
+ Văn học: thần thoại không phong phú, số các nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có, các nhà thơ không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca.
+ Tôn giáo, triết học: không say mê tranh biện triết học, tôn giáo thường bị biến thành một lối thờ cúng.
+ Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học cũng không phát triển thành truyền thống.
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.
- Lập luận của tác giả hết sức thuyết phục vì các minh chứng được đưa ra khá toàn diện (văn học, tôn giáo, triết học, khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều là các lĩnh vực của văn hóa) và thực tế.
- Luận điểm này đã được tác giả chứng minh bằng một loạt dẫn chứng thực tế thuộc các lĩnh vực:
+ Văn học: thần thoại không phong phú, số các nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có, các nhà thơ không ai nghĩ cuộc đời, sự nghiệp của mình là ở thơ ca.
+ Tôn giáo, triết học: không say mê tranh biện triết học, tôn giáo thường bị biến thành một lối thờ cúng.
+ Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học cũng không phát triển thành truyền thống.
+ Âm nhạc, hội họa, kiến trúc không phát triển đến tuyệt kĩ.
- Lập luận của tác giả hết sức thuyết phục vì các minh chứng được đưa ra khá toàn diện (văn học, tôn giáo, triết học, khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc đều là các lĩnh vực của văn hóa) và thực tế.
Câu 4 [589798]: Khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, tác giả đã bộc lộ thái độ gì? Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về thái độ nghiên cứu đó?
Thái độ của tác giả khi nghiên cứu về văn hoá Việt Nam: khách quan trong nhìn nhận, công tâm khi đưa ra nhận xét, đánh giá.
Đó là thái độ nghiên cứu đúng đắn, khoa học, chuyên nghiệp.
Đó là thái độ nghiên cứu đúng đắn, khoa học, chuyên nghiệp.
Câu 5 [589799]: Nêu và phân tích một số thao tác nghị luận được tác giả sử dụng nhằm làm tăng tính thuyết phục cho văn bản.
Một số thao tác nghị luận được tác giả sử dụng nhằm làm tăng tính thuyết phục cho văn bản
- Chứng minh:
Ví dụ: Tác giả chứng minh cho luận điểm giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật bằng rất nhiều dẫn chứng thuộc các lĩnh vực văn học, tôn giáo, triết học, khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc.
- Phân tích:
Ví dụ: Đó là văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị. (Phân tích nguyên nhân dẫn đến đặc điểm Việt Nam không có nền văn hóa đồ sộ.)
- Bình luận:
Ví dụ: Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
- So sánh:
Ví dụ: Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người, còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ.
- Bác bỏ:
Ví dụ: Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
- Các thao tác nghị luận được kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt trong văn bản, gia tăng tính chặt chẽ cho lập luận, tạo nên sức thuyết phục cho bài viết.
- Chứng minh:
Ví dụ: Tác giả chứng minh cho luận điểm giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật bằng rất nhiều dẫn chứng thuộc các lĩnh vực văn học, tôn giáo, triết học, khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc.
- Phân tích:
Ví dụ: Đó là văn hóa của dân nông nghiệp định cư, không có nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, không có sự kích thích của đô thị. (Phân tích nguyên nhân dẫn đến đặc điểm Việt Nam không có nền văn hóa đồ sộ.)
- Bình luận:
Ví dụ: Nhìn vào lối sống, quan niệm sống, ta có thể nói người Việt Nam sống có văn hoá, người Việt Nam có nền văn hóa của mình. Những cái thô dã, những cái hung bạo đã bị xoá bỏ để có cái nền nhân bản. Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
- So sánh:
Ví dụ: Trong tâm trí nhân dân thường có Thần và Bụt mà không có Tiên. Thần uy linh bảo quốc hộ dân và Bụt hay cứu giúp mọi người, còn Tiên nhiều phép lạ, ngao du ngoài thế giới thì xa lạ.
- Bác bỏ:
Ví dụ: Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
- Các thao tác nghị luận được kết hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt trong văn bản, gia tăng tính chặt chẽ cho lập luận, tạo nên sức thuyết phục cho bài viết.
Câu 6 [589800]: Theo anh/chị, trong bài viết, kết luận nào về văn hoá Việt Nam là quan trọng nhất? Kết luận đó gợi cho anh/chị những suy nghĩ gì?
Kết luận quan trọng nhất về văn hoá Việt Nam là kết luận về tinh thần chung của văn hoá dân tộc: Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa.
Kết luận đó trước hết đã khái quát chính xác tinh thần cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Thiết thực, linh hoạt, dung hòa vừa là điểm tích cực vừa tàng ẩn những mặt hạn chế của văn hóa Việt.
+ Tích cực vì:
• Tính thiết thực trong quá trình sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hóa khiến cho văn hóa Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng, của từng chủ thể văn hóa. Chẳng hạn, nhà chùa không chỉ là thánh đường tôn nghiêm mà còn là nơi liên kết cộng đồng trong nhiều sinh hoạt thế tục (ma chay, cưới hỏi, nuôi nấng trẻ em cơ nhỡ,...).
• Tính linh hoạt của văn hóa Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp biến các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và sau này là cả Ki-tô giáo, Hồi giáo đều có chỗ đứng trong đời sống văn hóa Việt.
• Tính dung hòa là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong nền văn hoá Việt: các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống văn hoá Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa những giá trị này để tạo nên sự hài hoà, bình ổn trong đời sống văn hoá. Chính vì thế, vốn văn hóa Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản, không sa vào tình trạng cực đoan, cuồng tín.
+ Tuy nhiên, trong mặt tích cực lại tàng ẩn những hạn chế. Vì quá thiếu sáng tạo lớn, không đạt đến những giá trị phi phàm, kì vĩ. Vì luôn dung hoà nên văn hoá Việt không có những giá trị đặc sắc nổi bật - thường gắn với những tư tưởng tôn giáo hoặc quan niệm xã hội ít nhiều mang tính cực đoan (có thể lấy dẫn chứng cụ thể về các công trình kiến trúc phục vụ cho các chính thể xã hội và tôn giáo trong văn hoá Hi Lạp, La Mã cổ đại, văn hoá Ki-tô giáo, văn hoá Trung Hoa,...).
+ Song do hoàn cảnh địa lí, lịch sử, xã hội cụ thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tính thiết thực, linh hoạt và dung hoà đã đảm bảo cho sự tồn tại của văn hoá Việt qua những gian nan và bất trắc của lịch sử.
Kết luận đó trước hết đã khái quát chính xác tinh thần cốt lõi của văn hóa Việt Nam. Thiết thực, linh hoạt, dung hòa vừa là điểm tích cực vừa tàng ẩn những mặt hạn chế của văn hóa Việt.
+ Tích cực vì:
• Tính thiết thực trong quá trình sáng tạo và tiếp biến các giá trị văn hóa khiến cho văn hóa Việt gắn bó sâu sắc với đời sống của cộng đồng, của từng chủ thể văn hóa. Chẳng hạn, nhà chùa không chỉ là thánh đường tôn nghiêm mà còn là nơi liên kết cộng đồng trong nhiều sinh hoạt thế tục (ma chay, cưới hỏi, nuôi nấng trẻ em cơ nhỡ,...).
• Tính linh hoạt của văn hóa Việt biểu hiện rõ ở khả năng tiếp biến các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn khác nhau sao cho phù hợp với đời sống bản địa của người Việt: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và sau này là cả Ki-tô giáo, Hồi giáo đều có chỗ đứng trong đời sống văn hóa Việt.
• Tính dung hòa là hệ quả tất yếu của hai thuộc tính trên trong nền văn hoá Việt: các giá trị văn hóa thuộc nhiều nguồn khác nhau không loại trừ nhau trong đời sống văn hoá Việt, người Việt chọn lọc và kế thừa những giá trị này để tạo nên sự hài hoà, bình ổn trong đời sống văn hoá. Chính vì thế, vốn văn hóa Việt truyền thống giàu giá trị nhân bản, không sa vào tình trạng cực đoan, cuồng tín.
+ Tuy nhiên, trong mặt tích cực lại tàng ẩn những hạn chế. Vì quá thiếu sáng tạo lớn, không đạt đến những giá trị phi phàm, kì vĩ. Vì luôn dung hoà nên văn hoá Việt không có những giá trị đặc sắc nổi bật - thường gắn với những tư tưởng tôn giáo hoặc quan niệm xã hội ít nhiều mang tính cực đoan (có thể lấy dẫn chứng cụ thể về các công trình kiến trúc phục vụ cho các chính thể xã hội và tôn giáo trong văn hoá Hi Lạp, La Mã cổ đại, văn hoá Ki-tô giáo, văn hoá Trung Hoa,...).
+ Song do hoàn cảnh địa lí, lịch sử, xã hội cụ thể của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tính thiết thực, linh hoạt và dung hoà đã đảm bảo cho sự tồn tại của văn hoá Việt qua những gian nan và bất trắc của lịch sử.
Câu 7 [589801]: Từ câu chủ đề Trong quá trình hiện đại hoá đất nước, việc tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc là rất cần thiết, hãy viết tiếp để hoàn thành đoạn văn diễn dịch (khoảng 150 chữ).
HS tự hoàn thiện đoạn văn, bảo đảm dung lượng (150 chữ); hình thức tuỳ chọn (diễn dịch/ quy nạp/ phối hợp); chủ đề của đoạn văn (sự cần thiết của việc tìm hiểu truyền thống văn hoá trong quá trình hiện đại hoá đất nước). Có thể theo hướng:
- Vì sao lại cần thiết?
+ Vì truyền thống văn hoá là bằng chứng khẳng định sự tồn tại lâu đời và độc lập của đất nước. Gốc sâu, rễ bền thì cây mới tươi tốt, khoẻ cành, xanh lá.
+ Vì truyền thống văn hoá là gốc rễ sâu bền, góp phần làm nên sự phát triển, hưng thịnh của một quốc gia. Gốc sâu, rễ bền thì cây mới tươi tốt, khoẻ cành, xanh lá.
- Cần thiết để làm gì?
+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc để tỏ lòng tri ân tổ tiên, tiếp nối thành quả dựng nước, giữ nước của cha ông mà phát triển đất nước trong hiện tại.
+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc để không bị pha tạp, lai căng, mất gốc trong quá trình hội nhập toàn cầu.
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
- Vì sao lại cần thiết?
+ Vì truyền thống văn hoá là bằng chứng khẳng định sự tồn tại lâu đời và độc lập của đất nước. Gốc sâu, rễ bền thì cây mới tươi tốt, khoẻ cành, xanh lá.
+ Vì truyền thống văn hoá là gốc rễ sâu bền, góp phần làm nên sự phát triển, hưng thịnh của một quốc gia. Gốc sâu, rễ bền thì cây mới tươi tốt, khoẻ cành, xanh lá.
- Cần thiết để làm gì?
+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc để tỏ lòng tri ân tổ tiên, tiếp nối thành quả dựng nước, giữ nước của cha ông mà phát triển đất nước trong hiện tại.
+ Tìm hiểu truyền thống văn hoá dân tộc để không bị pha tạp, lai căng, mất gốc trong quá trình hội nhập toàn cầu.
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)