Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [562296]: Theo anh/chị, luận đề của văn bản có được thể hiện rõ ở nhan đề không? Nhận xét mức độ phù hợp giữa nội dung của văn bản và nhan đề.
- Nhan đề Năng lực sáng tạo thể hiện rõ vấn đề có tính chất bao trùm (luận đề) của văn bản.
- Nội dung của văn bản rất phù hợp với nhan đề Năng lực sáng tạo. Các nội dung được triển khai trong văn bản đều tập trung xoay quanh luận đề này:
+ Sáng tạo và yếu tố cốt lõi trong tiến trình sáng tạo (đoạn 1)
+ Năng lực sáng tạo của con người (đoạn 2)
+ Cái chung nhất của sáng tạo (đoạn 3)
+ Động lực của sáng tạo (đoạn 4)
+ Năng lực sáng tạo - vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia (đoạn 5)
- Nội dung của văn bản rất phù hợp với nhan đề Năng lực sáng tạo. Các nội dung được triển khai trong văn bản đều tập trung xoay quanh luận đề này:
+ Sáng tạo và yếu tố cốt lõi trong tiến trình sáng tạo (đoạn 1)
+ Năng lực sáng tạo của con người (đoạn 2)
+ Cái chung nhất của sáng tạo (đoạn 3)
+ Động lực của sáng tạo (đoạn 4)
+ Năng lực sáng tạo - vấn đề chiến lược của mỗi quốc gia (đoạn 5)
Câu 2 [562297]: Khi bàn về năng lực sáng tạo của con người, tác giả đã triển khai những luận điểm nào? Nêu mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
- Hệ thống luận điểm bàn về năng lực sáng tạo của con người:

- Các luận điểm có mối quan hệ lô gích với nhau, tập trung trả lời cho hệ thống câu hỏi:
+ Sáng tạo là gì? Yếu tố cốt lõi của sáng tạo là gì?
+ Sáng tạo là năng lực thuộc về một lớp người hay là của mọi người? Có những chìa khoá nào để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân?
+ Ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống là gì?
+ Những động lực, nguồn lực nào giúp con người hăng say sáng tạo?
+ Năng lực sáng tạo đem lại những lợi ích nào cho mỗi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp và đất nước?

- Các luận điểm có mối quan hệ lô gích với nhau, tập trung trả lời cho hệ thống câu hỏi:
+ Sáng tạo là gì? Yếu tố cốt lõi của sáng tạo là gì?
+ Sáng tạo là năng lực thuộc về một lớp người hay là của mọi người? Có những chìa khoá nào để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân?
+ Ý nghĩa của sáng tạo trong cuộc sống là gì?
+ Những động lực, nguồn lực nào giúp con người hăng say sáng tạo?
+ Năng lực sáng tạo đem lại những lợi ích nào cho mỗi cá nhân, tổ chức doanh nghiệp và đất nước?
Câu 3 [562298]: Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả. Việc trích dẫn các câu nói của một số nhà khoa học nổi tiếng có phải là một cách nêu bằng chứng không? Vì sao?
- Các lí lẽ và dẫn chứng được đưa ra phù hợp với từng luận điểm mà tác giả triển khai, góp phần gia tăng tính thuyết phục cho luận điểm.
Ví dụ 1: Với luận điểm thứ nhất (Một số quan niệm về sáng tạo và ý tưởng - yếu tố cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo), tác giả đã triển khai các lí lẽ đi kèm dẫn chứng như sau:
Lí lẽ 1: hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng...; dẫn chứng: Có người nói “... sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người nhưng nghĩ về một điều nào đó khác”, “thiên tài sáng tạo là bằng ý thức đổi mới, không lệ thuộc nếp cũ nhân với bình phương của trí tưởng tượng và khả năng trừu tượng hoá” (F. Ba-li-ba - nhà vật lí Pháp, khi nói về thiên tài của A. Anh-xtanh)...
Lí lẽ 2: Điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là việc xuất hiện các ý tưởng (ideas) từ trong suy nghĩ và tưởng tượng của nhà nghiên cứu...; dẫn chứng: Nhà khoa học nổi tiếng H. Poanh-ca-rê từng nói “trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là những ánh chớp, nhưng ánh chớp đó là tất cả”...
Ví dụ 2: Với luận điểm thứ hai (Sáng tạo là năng lực của mọi người và mười chìa khoá hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân) tác giả đã triển khai các lí lẽ đi kèm dẫn chứng như sau:
Lí lẽ 1: cái năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội chứ không phải chỉ có các nhà trí thức, mọi người đều có năng lực sáng tạo.
Lí lẽ 2: Năng lực sáng tạo là thuộc tính tự nhiên của con người và hoàn toàn có thể phát triển bằng nhiều cách; dẫn chứng: mười chìa khoá hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo do tổ chức Coach Ville đề xuất.
- Việc trích dẫn các câu nói của một số nhà khoa học nổi tiếng trong văn bản là một dạng bằng chứng để làm sáng tỏ cho các lí lẽ mà tác giả đã đưa ra trong bài viết của mình. Nó còn gia tăng tính thuyết phục cho văn bản và tạo nên sự tin tưởng cho người đọc.
Ví dụ 1: Với luận điểm thứ nhất (Một số quan niệm về sáng tạo và ý tưởng - yếu tố cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo), tác giả đã triển khai các lí lẽ đi kèm dẫn chứng như sau:
Lí lẽ 1: hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng...; dẫn chứng: Có người nói “... sáng tạo là nhìn cùng một việc như mọi người nhưng nghĩ về một điều nào đó khác”, “thiên tài sáng tạo là bằng ý thức đổi mới, không lệ thuộc nếp cũ nhân với bình phương của trí tưởng tượng và khả năng trừu tượng hoá” (F. Ba-li-ba - nhà vật lí Pháp, khi nói về thiên tài của A. Anh-xtanh)...
Lí lẽ 2: Điều cốt lõi trong một tiến trình sáng tạo là việc xuất hiện các ý tưởng (ideas) từ trong suy nghĩ và tưởng tượng của nhà nghiên cứu...; dẫn chứng: Nhà khoa học nổi tiếng H. Poanh-ca-rê từng nói “trong sáng tạo khoa học, ý tưởng chỉ là những ánh chớp, nhưng ánh chớp đó là tất cả”...
Ví dụ 2: Với luận điểm thứ hai (Sáng tạo là năng lực của mọi người và mười chìa khoá hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo cá nhân) tác giả đã triển khai các lí lẽ đi kèm dẫn chứng như sau:
Lí lẽ 1: cái năng lực sáng tạo để làm nên sự giàu có và sức cạnh tranh của nền kinh tế mới phải là từ mọi thành phần của nền kinh tế đó, tức là từ mọi người trong xã hội chứ không phải chỉ có các nhà trí thức, mọi người đều có năng lực sáng tạo.
Lí lẽ 2: Năng lực sáng tạo là thuộc tính tự nhiên của con người và hoàn toàn có thể phát triển bằng nhiều cách; dẫn chứng: mười chìa khoá hàng đầu để phát triển năng lực sáng tạo do tổ chức Coach Ville đề xuất.
- Việc trích dẫn các câu nói của một số nhà khoa học nổi tiếng trong văn bản là một dạng bằng chứng để làm sáng tỏ cho các lí lẽ mà tác giả đã đưa ra trong bài viết của mình. Nó còn gia tăng tính thuyết phục cho văn bản và tạo nên sự tin tưởng cho người đọc.
Câu 4 [562299]: Những thao tác nghị luận nào được tác giả sử dụng để làm nổi bật vấn đề năng lực sáng tạo của con người? Phân tích tác dụng của việc phối hợp các thao tác đó.
- Một số thao tác nghị luận được sử dụng để làm nổi bật vấn đề năng lực sáng tạo của con người trong văn bản:
+ Giải thích
Ví dụ: hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng.
+ Phân tích:
Ví dụ: Vậy để con người có thể hăng say sáng tạo hẳn phải có những động lực mạnh mẽ. Ham hiểu biết, tìm kiếm cái hay cái đẹp đã từng là động lực thúc đẩy sự nghiệp sáng tạo của biết bao thế hệ các nhà bác học, văn nhân, nghệ sĩ. Rồi kinh tế thị trường xuất hiện cũng với chủ nghĩa tư bản, và thị trường với cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt dần trở thành nguồn động lực cho sáng tạo, sáng tạo trong sản xuất, trong phát triển công nghệ, trong quản lí kinh doanh,... (Phân tích các nguồn lực, động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo)
+ Chứng minh:
Ví dụ: Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo. Các từ điển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiến diện về nội dung phong phú của các khái niệm đó. (Chứng minh cho ý kiến khó tìm được định nghĩa rõ ràng cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo)
+ Bình luận:
Ví dụ: Và đến ngày nay, kinh tế thế giới đã phát triển đến giai đoạn của “kinh tế tri thức” toàn cầu hoá với một thị trường mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, yếu tố “năng lực sáng tạo” trở thành chìa khoá chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập, thì việc chăm lo tạo dựng và phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia. (Bình luận về tầm quan trọng của năng lực sáng tạo đối với mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế)
+ Bác bỏ:
Ví dụ: Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người được gọi là “trí thức”, như các nhà khoa học, các nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ. (...) Sức cạnh tranh của một nền kinh tế phải được tạo nên trước hết từ những lực lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, trong những lực lượng đó tất nhiên là có nhưng không phải chỉ có, các nhà trí thức. (Bác bỏ ý kiến cho rằng sáng tạo là hoạt động riêng của trí thức)
+ So sánh, liên tưởng:
Ví dụ: Sáng tạo là một loại lao động phức tạp và vất vả. Ta nhớ câu nói nổi tiếng của nhà phát minh Ê-đi-xơn: “Trong mới phát minh có 1% cảm hứng và 99% việc đổ mồ hôi”. (Liên tưởng ý kiến với câu nói nổi tiếng của Ê-đi-xơn)
- Việc phối hợp các thao tác nghị luận giúp hệ thống lập luận trong bài viết thêm chặt chẽ, gia tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản.
+ Giải thích
Ví dụ: hoạt động sáng tạo là một loại hoạt động tinh thần riêng có của con người, mà sản phẩm của nó thường là những phát minh hoặc phát hiện mới mẻ, độc đáo của tư duy và trí tưởng tượng.
+ Phân tích:
Ví dụ: Vậy để con người có thể hăng say sáng tạo hẳn phải có những động lực mạnh mẽ. Ham hiểu biết, tìm kiếm cái hay cái đẹp đã từng là động lực thúc đẩy sự nghiệp sáng tạo của biết bao thế hệ các nhà bác học, văn nhân, nghệ sĩ. Rồi kinh tế thị trường xuất hiện cũng với chủ nghĩa tư bản, và thị trường với cơ chế cạnh tranh ngày càng khốc liệt dần trở thành nguồn động lực cho sáng tạo, sáng tạo trong sản xuất, trong phát triển công nghệ, trong quản lí kinh doanh,... (Phân tích các nguồn lực, động lực thúc đẩy năng lực sáng tạo)
+ Chứng minh:
Ví dụ: Khó tìm được một định nghĩa rõ ràng nào cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo. Các từ điển thường chỉ cho ta một vài hiểu biết khái quát và phiến diện về nội dung phong phú của các khái niệm đó. (Chứng minh cho ý kiến khó tìm được định nghĩa rõ ràng cho khái niệm sáng tạo và năng lực sáng tạo)
+ Bình luận:
Ví dụ: Và đến ngày nay, kinh tế thế giới đã phát triển đến giai đoạn của “kinh tế tri thức” toàn cầu hoá với một thị trường mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, yếu tố “năng lực sáng tạo” trở thành chìa khoá chính cho mọi quốc gia đi vào tiến trình hội nhập, thì việc chăm lo tạo dựng và phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia. (Bình luận về tầm quan trọng của năng lực sáng tạo đối với mỗi quốc gia trong tiến trình hội nhập quốc tế)
+ Bác bỏ:
Ví dụ: Xưa nay, khi nói đến sáng tạo, thường ta chỉ xem đó là hoạt động riêng của một lớp người được gọi là “trí thức”, như các nhà khoa học, các nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ. (...) Sức cạnh tranh của một nền kinh tế phải được tạo nên trước hết từ những lực lượng trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế, trong những lực lượng đó tất nhiên là có nhưng không phải chỉ có, các nhà trí thức. (Bác bỏ ý kiến cho rằng sáng tạo là hoạt động riêng của trí thức)
+ So sánh, liên tưởng:
Ví dụ: Sáng tạo là một loại lao động phức tạp và vất vả. Ta nhớ câu nói nổi tiếng của nhà phát minh Ê-đi-xơn: “Trong mới phát minh có 1% cảm hứng và 99% việc đổ mồ hôi”. (Liên tưởng ý kiến với câu nói nổi tiếng của Ê-đi-xơn)
- Việc phối hợp các thao tác nghị luận giúp hệ thống lập luận trong bài viết thêm chặt chẽ, gia tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho văn bản.
Câu 5 [562300]: Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, năng lực sáng tạo có vai trò như thế nào đối với mỗi người và đối với đất nước?
Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, năng lực sáng tạo có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người và đối với đất nước. Quan điểm này được người viết thể hiện rõ nét qua ý kiến: Năng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước; nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân; một năng lực sáng tạo hùng hậu sẽ đủ đưa đất nước ta tiến kịp thế giới, tiến cùng thế giới, trong thời đại mới.
Câu 6 [562301]: Tác giả thể hiện tư tưởng gì khi bàn về vấn đề năng lực sáng tạo của con người?
Bài viết thể hiện đậm nét tư tưởng đề cao, coi trọng năng lực sáng tạo của con người. Và điều đáng quý hơn cả là tác giả đã luôn gắn liền năng lực sáng tạo cá nhân với cộng đồng, tập thể, với vận mệnh chung của đất nước:
- mọi người đều có năng lực sáng tạo
- để con người có thể hăng say sáng tạo hẳn phải có những động lực mạnh mẽ...
- phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia
- chúng ta sẽ tạo dựng được một năng lực sáng tạo hùng hậu, đủ đưa đất nước ta tiến kịp thế giới, tiến cùng thế giới, trong thời đại mới
- mọi người đều có năng lực sáng tạo
- để con người có thể hăng say sáng tạo hẳn phải có những động lực mạnh mẽ...
- phát huy năng lực sáng tạo không còn là việc của từng cá nhân, mà trở thành vấn đề chiến lược của mọi quốc gia
- chúng ta sẽ tạo dựng được một năng lực sáng tạo hùng hậu, đủ đưa đất nước ta tiến kịp thế giới, tiến cùng thế giới, trong thời đại mới
Câu 7 [562302]: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trả lời câu hỏi: Phải chăng sự sáng tạo sẽ giúp cuộc sống của mỗi người có thêm ý nghĩa?
HS tự hoàn thiện đoạn văn, bảo đảm dung lượng (150 chữ); hình thức tuỳ chọn (diễn dịch/ quy nạp/ phối hợp); chủ đề của đoạn văn (sự sáng tạo giúp cuộc sống con người thêm ý nghĩa) Có thể theo hướng:
Ý nghĩa của sự sáng tạo đối với cuộc sống con người: Sự sáng tạo giúp con người khám phá và bộc lộ được năng lực tiềm ẩn của bản thân, giải phóng sức lao động của con người; tạo nên nhiều giá trị sống; góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người;...
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
Ý nghĩa của sự sáng tạo đối với cuộc sống con người: Sự sáng tạo giúp con người khám phá và bộc lộ được năng lực tiềm ẩn của bản thân, giải phóng sức lao động của con người; tạo nên nhiều giá trị sống; góp phần nâng cao chất lượng đời sống con người;...
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)