Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [562307]: Xác định bố cục, nội dung và mối liên hệ giữa các phần trong văn bản.
- Bố cục:
+ Phần một (đoạn 1 - 2): Giới thiệu khái quát về tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)
+ Phần hai (đoạn 3 - 4): Giá trị nội dung tư tưởng của tập Truyện và kí
• Đả kích đế quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến
• Biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
+ Phần ba (đoạn 5): Tính nhất quán và đa dạng trong tác phẩm của Hồ Chủ tịch (tư tưởng và nghệ thuật quyện làm một)
+ Phần bốn (đoạn 6 - 8): Giá trị nghệ thuật
• Phương pháp sáng tác lãng mạn cách mạng
• Ngôn ngữ & bút pháp nghệ thuật
- Mối liên hệ giữa các phần:
+ Phần một khái quát về đối tượng bàn luận
+ Phần hai, ba, bốn chi tiết hoá về đối tượng bàn luận. Trong đó, phần hai và phần bốn nêu lên những giá trị cốt lõi thuộc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc). Hai phần này được dẫn dắt, kết nối, chuyển ý bởi phần ba.
Câu 2 [562308]: Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản (biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, câu khẳng định, phủ định,...).
- Ngôn ngữ nghị luận trong văn bản:
+ Từ ngữ giàu sức gợi:
Ví dụ:
Từ Người được viết hoa thể hiện thái độ tôn kính của người viết đối với Nguyễn Ái Quốc.
Các từ ngữ vui, nhẹ, thoải mái, mạn đàm, phóng bút, cao cả, sâu sắc, những tác phẩm tuyệt vời này, ngọn gió lãng mạn, hướng sáng tác phóng khoáng, ước mong cách mạng mãnh liệt,... thể hiện rõ nét cảm xúc ngợi ca của người viết về các sáng tác truyện, kí của Nguyễn Ái Quốc.
+ Câu văn đan xen giữa các câu khẳng định, phủ định:
• Câu khẳng định:
Ví dụ:
Loại truyện và kí này vui, nhẹ, thoải mái, thoạt đọc như mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dễ tiếp thụ, thấm thía, có một ý nghĩa giáo dục to lớn.
Với nội dung tư tưởng và tình cảm phong phú, cốt truyện, khung cảnh và hình thức văn nghệ muôn hình sắc, truyện và kí của Hồ Chủ tịch được ưa thích vì đa dạng.

• Câu phủ định:
Ví dụ:
Nước ta xưa có nhiều anh hùng, nhưng nước ta không phải chỉ có những anh hùng xưa...
Nhưng Người không nói đến mình, mà cảm phục Phan Bội Châu, “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, và cảm động nhận thấy ở thái độ của nhân dân ta tôn sùng cụ Phan một thước đo chính xác, đo phẩm chất của dân tộc ta rất cao quý, kể cả khi đang bị đày đoạ trong vòng nô lệ.

+ Biện pháp tu từ: liệt kê (các dẫn chứng minh hoạc ho phương pháp sáng tác lãng mạn cách mạng của Hồ Chủ tịch); câu hỏi tu từ (Trong chừng mực nào nụ cười của Người xuất phát từ phong cách trào lộng của Người, trong chừng mực nào từ tính tình hài hước của người Pháp?);...
- Ngôn ngữ biểu cảm khiến văn bản nghị luận không khô khan, thuần tuý lí trí mà rất giàu cảm xúc, dễ khơi gợi sự đồng điệu trong người đọc, tạo điều kiện cho sự tiếp nhận văn bản.
Câu 3 [562309]: Dựa vào văn bản trên, anh/chị hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập Truyện và kí.
HS dựa vào nội dung của các phần được trình bày trong Câu hỏi 1 để trả lời.
Câu 4 [562310]: Nêu một số thao tác nghị luận trong văn bản và chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tập truyện, kí.
- Chứng minh:
Ví dụ:
Người vạch trần bộ mặt gian ác của bọn thực dân, hun khói và chặt đầu người không gớm tay, lại mè nheo của đút, đến con gà, quả trứng cũng không từ, nhưng luôn mồm giả nhân giả nghĩa nói những câu chuyện “khai hoá và công lí”. Người cũng giáng một đòn đích đáng vào bọn vua quan phong kiến quỳ gối, ôm chân đế quốc, bám lấy lợi lộc đê tiện trong cuộc sống ươn hèn, bị “trời đoạn tuyệt, tổ tiên từ bỏ, nhân dân ruồng rẫy”. (Dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm: Hồ Chủ tịch đả kích mạnh mẽ bọn đế quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến)
Nhưng Người không nói đến mình, mà cảm phục Phan Bội Châu, “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”, và cảm động nhận thấy ở thái độ của nhân dân ta tôn sùng cụ Phan một thước đo chính xác, đo phẩm chất của dân tộc ta rất cao quý, kể cả khi đang bị đày đoạ trong vòng nô lệ. (Dẫn chứng minh hoạ cho luận điểm: Biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
- Phân tích:
Ví dụ:
Giá trị nội dung tư tưởng của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) được phân tích trên hai biểu hiện: tố cáo, đả kích tội ác của bè lũ cướp nước, bán nước; ngợi ca tinh thần yêu nước của nhân dân.
Phân tích phương tiện để thực hiện phương pháp sáng tác lãng mạn cách mạng của Hồ Chủ tịch: Để giúp cho tài nghệ được phát huy theo hướng sáng tác phóng khoáng đó, Người sẵn có một vốn kiến thức cổ kim, đông tây uyên bác. Không phải chỉ kiến thức học vấn cao xa, mà cả những hiểu biết chi li hằng ngày.
- Bình luận:
Ví dụ: Loại truyện và kí này vui, nhẹ, thoải mái, thoạt đọc như mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dễ tiếp thụ, thấm thía, có một ý nghĩa giáo dục to lớn.
⟶ Bình luận giúp người viết bày tỏ được quan điểm, thái độ của mình đối với vấn đề được bàn luận: đánh giá những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)
⟶ Các thao tác nghị luận giúp cho tác giả Phạm Huy Thông có thể thể hiện rõ nét, thuyết phục những nét đặc sắc thuộc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc).
Câu 5 [562311]: Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh và cho biết ý kiến của anh/chị về một trong hai nhận định sau:
a. Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng.
b. ... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng.
a. Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng.
Ý kiến của Phạm Huy Thông về phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch hoàn toàn xác đáng. Ý kiến không chỉ đúng với thể loại truyện, kí của Người mà còn hoàn toàn có thể chứng minh qua các sáng tác văn nghị luận hoặc thơ ca. Thơ Hồ Chí Minh rất “cách mạng”, rất “thép” khi phơi bày, tố cáo bản chất vô nhân tính của chế độ Tưởng Giới Thạch (Tảo giải - “Giải đi sớm”, Lai Tân, Tân Dương ngục trung hài - “Cháu bé trong nhà lao Tân Dương”,...) nhưng cũng rất “lãng mạn”, rất “thơ”, rất trữ tình khi thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ, giàu lòng nhân ái, nhân văn (Vãn cảnh - “Cảnh chiều hôm”, Cảnh khuya, Nguyên tiêu - “Rằm tháng Giêng”,...).
b.... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng.
Ý kiến của Phạm Huy Thông về sự thống nhất trong đề tài sáng tác của Hồ Chủ tịch hoàn toàn xác đáng. Các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, dù là văn chính luận (Thuế máu, Tuyên ngôn Độc lập; Nhật kí trong tù; Truyện và kí;...).