Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [562333]: Qua văn bản, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ điều gì? Vấn đề ấy được nêu ở phần mấy của văn bản?
Qua văn bản Phân tích bài thơ “Việt Bắc”, tác giả Nguyễn Văn Hạnh muốn làm sáng tỏ những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Việt Bắc (Tố Hữu). Vấn đề này được nêu ở phần thứ hai (“Việt Bắc” ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.) và thứ ba (Đoạn thơ viết về Bác ở gần cuối bài là một trong những đoạn hay nhất của bài thơ) của văn bản.
Câu 2 [562334]: Xác định nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản. Từ đó, nêu các luận điểm của bài viết.
- Nội dung chính của các phần được đánh số trong văn bản:
+ Phần một: Giới thiệu khái quát bài thơ Việt Bắc (hoàn cảnh sáng tác; dung lượng; đặc sắc hình thức nghệ thuật và nội dung văn bản)
+ Phần hai: Việt Bắc là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.
+ Phần ba: Đoạn thơ gần cuối Việt Bắc là một trong những đoạn hay nhất viết về Bác Hồ.
- Các luận điểm của bài viết:
+ Việt Bắc là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.
+ Đoạn thơ gần cuối Việt Bắc là một trong những đoạn hay nhất viết về Bác Hồ.
Câu 3 [562335]: Người viết phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách của Tố Hữu.” bằng các lí lẽ và dẫn chứng nào trong phần (2) của văn bản?
Hệ thống lí lẽ, dẫn chứng phân tích và làm sáng tỏ ý kiến: “Việt Bắc” ngọt ngào, đằm thắm, là một bài ca tâm tình1, rất tiêu biểu cho hồn thơ, cho phong cách2 của Tố Hữu.
- Lí lẽ: Bài thơ cấu tạo theo lối đối đáp, đối đáp giữa hai người yêu thương nhau, tình nghĩa mặn nồng, nay phải chia tay nhau, kẻ đi người ở.
Dẫn chứng: Kết cấu đối đáp gồm lời người ở lại (Mình về mình có nhớ ta... Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn?) - lời người về xuôi (Ta với mình, mình với ta... Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...); tình cảm được bộc lộ là băn khoăn, sợ bạn mình không giữ được thuỷ chung (tâm trạng của người ở lại) và tình nghĩa thuỷ chung (người đi, người ở).
- Lí lẽ: Cặp đại từ xưng hô “ta” - “mình” biểu đạt cho tình cảm gắn bó khăng khít (Mình là một mà cũng là hai, là hai mà cũng là một.).
Dẫn chứng:
- Mình đi, mình có nhớ mình
- Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

- Lí lẽ: Nét đặc sắc cao quý của Việt Bắc chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, mà son sắt, thuỷ chung với Cách mạng.
Dẫn chứng: Đoạn thơ Mình đi có nhớ những ngày... Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
- Lí lẽ: Bài thơ có một ý vị đậm đà, đặc biệt do nỗi nhớ: nỗi nhớ trong người về và kẻ ở, trong lời đáp và cả trong câu hỏi; nhớ không tách rời với thương. Tất cả được bộc lộ qua hình thức nghệ thuật đặc sắc (hồn thơ, giọng thơ, diễn đạt, hình ảnh, ngôn ngữ,...) đặc sắc.
Dẫn chứng: Một số đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc.
Câu 4 [562336]: Nét đặc sắc khi tác giả phân tích bài thơ trong phần (3) của văn bản là gì?
- Dẫn lại ý kiến của nhà thơ nổi tiếng - Xuân Diệu để khơi gợi sự đồng điệu.
- Nêu được ý kiến cá nhân của người viết về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ (Bằng những nét chấm phá tinh tế theo tinh thần hội hoạ phương Đông, nhà thơ đã dựng nên (...) hình ảnh, phong độ (...) rất mực giản dị, ung dung, thanh thoát của Bác, thể hiện chân thực cách cảm thụ, suy nghĩ của người miền núi đang đóng vai người đưa tiễn trong bài, mà còn rất phù hợp với tâm hồn và phong độ của Bác, với phong cách của Tố Hữu khi viết về Bác mà ta đã bắt gặp trong nhiều bài thơ trước đó)
- Chỉ ra được chỗ khác biệt dễ nhận thấy qua hình tượng Bác Hồ trong những bài thơ của Tố Hữu thời kì đầu Cách mạng và về sau.
Câu 5 [562337]: Văn bản giúp anh/chị hiểu thêm được gì về bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu)?
Văn bản giúp người đọc hiểu thêm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu).
Câu 6 [562338]: Dẫn ra một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết khi phân tích bài thơ Việt Bắc.
Một số câu văn thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá chủ quan của người viết khi phân tích bài thơ Việt Bắc
- Nét đặc sắc cao quý của “Việt Bắc” chính là ở chỗ nghèo cực mà chân tình, rộng mở, mà son sắt, thuỷ chung với Cách mạng.
- Nghệ thuật đặc tả hình ảnh Bác trong đoạn thơ không chỉ thể hiện chân thực cách cảm thụ, suy nghĩ của người miền núi đang đóng vai người đưa tiễn trong bài, mà còn rất phù hợp với tâm hồn và phong độ của Bác, với phong cách của Tố Hữu khi viết về Bác mà ta đã bắt gặp trong nhiều bài thơ trước đó.
...