Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [567810]: Lập bảng thống kê các sự kiện, nhân vật, chi tiết,... có tính chất linh thiêng, kì ảo xuất hiện trong văn bản.

Câu 2 [567811]: Thông qua lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng Bích Châu, anh/chị có nhận xét gì về phẩm chất, đức tính của mẫu hình người phụ nữ mà tác giả đã xây dựng trong truyện?
- Trong truyện, nàng Bích Châu được khắc hoạ thông qua một số chi tiết lời can gián nhà vua cất binh chinh phạt quân Chiêm Thành, suy nghĩ, hành động:
+ Lời can gián: Bích Châu làm biểu dâng lên, nói rõ lẽ thiệt hơn nếu vua xuất quân chinh phạt Chiêm Thành; khi can vua không được, Bích Châu đã khuyên vua “chỉnh bị sáu quân để đối phó” với nguy nan trong cuộc xuất quan chinh phạt Chiêm Thành; sau cùng, trước khi nhảy xuống biển, nàng xin nhà vua “sửa văn, nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng chước dài lâu cho nước nhà”.
+ Suy nghĩ: hết lòng phò vua, một lòng nghĩ cho dân cho nước.
+ Hành động:
• Viết biểu can gián vua đánh Chiêm Thành.
• Xin đi hộ giá nhà vua.
• Gieo mình xuống biển để cứu nguy cho hải thuyền, quân tướng.
- Các chi tiết trên cho thấy dù là phận nữ nhi nhưng nàng Bích Châu là người rất thông minh/ thông tuệ; mạnh mẽ, cứng cỏi; một người vợ hiền, một bậc quốc mẫu hết lòng vì dân vì nước.
+ Lời can gián: Bích Châu làm biểu dâng lên, nói rõ lẽ thiệt hơn nếu vua xuất quân chinh phạt Chiêm Thành; khi can vua không được, Bích Châu đã khuyên vua “chỉnh bị sáu quân để đối phó” với nguy nan trong cuộc xuất quan chinh phạt Chiêm Thành; sau cùng, trước khi nhảy xuống biển, nàng xin nhà vua “sửa văn, nghỉ võ, kén dùng người hiền, làm điều nhân nghĩa, dựng chước dài lâu cho nước nhà”.
+ Suy nghĩ: hết lòng phò vua, một lòng nghĩ cho dân cho nước.
+ Hành động:
• Viết biểu can gián vua đánh Chiêm Thành.
• Xin đi hộ giá nhà vua.
• Gieo mình xuống biển để cứu nguy cho hải thuyền, quân tướng.
- Các chi tiết trên cho thấy dù là phận nữ nhi nhưng nàng Bích Châu là người rất thông minh/ thông tuệ; mạnh mẽ, cứng cỏi; một người vợ hiền, một bậc quốc mẫu hết lòng vì dân vì nước.
Câu 3 [567812]: Sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện đã đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm?
- Yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong câu chuyện:
+ Yếu tố lịch sử được thể hiện qua sự xuất hiện của nàng Bích Châu, các vị vua Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông của triều đại nhà Trần; các cuộc chinh phạt của các vua Trần, Lê đối với quân Chiêm Thành; đền miếu thờ nàng Bích Châu (đền thờ Chế Thắng phu nhân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
+ Yếu tố kì ảo được thể hiện qua các chi tiết, sự việc, nhân vật trong truyện (đã thống kê ở Câu 1).
- Vai trò của sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm: góp phần ngợi ca công đức, phẩm hạnh của nàng Bích Châu, một cung phi đời Trần tài sắc, đức độ, luôn quan tâm đến chính sự.
+ Yếu tố lịch sử được thể hiện qua sự xuất hiện của nàng Bích Châu, các vị vua Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông của triều đại nhà Trần; các cuộc chinh phạt của các vua Trần, Lê đối với quân Chiêm Thành; đền miếu thờ nàng Bích Châu (đền thờ Chế Thắng phu nhân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
+ Yếu tố kì ảo được thể hiện qua các chi tiết, sự việc, nhân vật trong truyện (đã thống kê ở Câu 1).
- Vai trò của sự đan xen giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo trong việc thể hiện thông điệp của tác phẩm: góp phần ngợi ca công đức, phẩm hạnh của nàng Bích Châu, một cung phi đời Trần tài sắc, đức độ, luôn quan tâm đến chính sự.
Câu 4 [567813]: Trong số các chi tiết, sự việc kì ảo trong Đền thiêng cửa bể, theo anh/chị, chi tiết hoặc sự việc nào hấp dẫn hơn cả? Vì sao?
Học sinh tự lựa chọn chi tiết hoặc sự việc kì ảo hấp dẫn hơn cả đối với mình và lí giải vì sao mình lại yêu thích chi tiết đó.
Chẳng hạn, chi tiết ngay khi Bích Châu gieo mình xuống biển, bỗng chốc, gió tan mưa tạnh, biển hết sóng cồn. Chi tiết được tác giả sáng tạo nhằm tô đậm đức hi sinh cao cả của nàng Bích Châu, khơi gợi trong người đọc niềm cảm phục khôn xiết trước đức hạnh của nàng.
Chẳng hạn, chi tiết ngay khi Bích Châu gieo mình xuống biển, bỗng chốc, gió tan mưa tạnh, biển hết sóng cồn. Chi tiết được tác giả sáng tạo nhằm tô đậm đức hi sinh cao cả của nàng Bích Châu, khơi gợi trong người đọc niềm cảm phục khôn xiết trước đức hạnh của nàng.
Câu 5 [567814]: Nêu suy nghĩ của anh/chị về quan điểm hiện thực của tác giả thể hiện qua:
a. Việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương.
b. Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương.
a. Việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương.
b. Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương.
a. Việc miêu tả “bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương
- Quảng Lợi vương cai quản biển Nam Minh - một cõi vô cùng mênh mông, rộng lớn. Dưới Quảng Lợi vương là một bộ máy “giúp việc” khá “cồng kềnh”, gồm rất nhiều tướng lĩnh như Kình hiệu uý, Long thượng thư, Ngao ngự sử, Côn thừa tướng, Ngạc tổng binh, Miết tòng sự, Lí hàn lâm, Long các thần, Quy đốc bưu. Đó là chưa kể đến ngàn vạn các loại cá lớn, các loài rùa, ba ba,...
Cũng bởi bộ máy quan lại cồng kềnh như vậy nên có những nơi “xa phủ xa tỉnh” như hải phận của Giao thần, Quảng Lợi vương không thể nhìn tới. Chính điều này khiến những kẻ nhỏ mọn tài hèn, hùng phiên trọng nhậm; không giữ lòng chính trực, lại quen thói tà dâm, dấn thân nơi nguồn lợi tham ô, chìm đắm vào ba đào sắc dục như Giao thần mặc sức ỷ thế lộng hành.
- “Bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương ít nhiều cũng chính là ảnh chiếu của bộ máy quan lại phong kiến thuộc các triều đại phong kiến nước ta thời xưa và Giao thần cũng chính là ảnh chiếu của một số tên quan cậy địa vị, quyền lực, ỷ thế hiếp đáp dân lành.
b. Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương.
- Bức thư của Lê Thánh Tông được viết trên lập trường của người đứng đầu đạo quân chính nghĩa thấy sự bất chính, gian tà thì không chịu được (“đem quân đánh Chiêm Thành là do tội ác của chúng, trời đất thần người đều không tha thứ”) với lời lẽ cứng cỏi, không ngại ngần vạch trần bộ mặt xấu xa của kẻ gian tà (Giao thần).
Bức thư phúc đáp của Quảng Lợi vương thể hiện rõ thái độ khiêm tốn (“tôi đây thẹn rằng, tài hèn lạm giữ chức cao”), cầu thị, nghiêm trị kẻ gian thần (“ba thước gươm sáng chẳng dung gian tà”).
- Lời lẽ trong mỗi bức thư thể hiện rõ nét phẩm chất công minh, chính trực của các đấng quân vương. Điều này ít nhiều phản ánh niềm tin tưởng vào lẽ công bằng, thái độ ngợi ca của tác giả đối với các đấng minh quân thánh chúa.
- Quảng Lợi vương cai quản biển Nam Minh - một cõi vô cùng mênh mông, rộng lớn. Dưới Quảng Lợi vương là một bộ máy “giúp việc” khá “cồng kềnh”, gồm rất nhiều tướng lĩnh như Kình hiệu uý, Long thượng thư, Ngao ngự sử, Côn thừa tướng, Ngạc tổng binh, Miết tòng sự, Lí hàn lâm, Long các thần, Quy đốc bưu. Đó là chưa kể đến ngàn vạn các loại cá lớn, các loài rùa, ba ba,...
Cũng bởi bộ máy quan lại cồng kềnh như vậy nên có những nơi “xa phủ xa tỉnh” như hải phận của Giao thần, Quảng Lợi vương không thể nhìn tới. Chính điều này khiến những kẻ nhỏ mọn tài hèn, hùng phiên trọng nhậm; không giữ lòng chính trực, lại quen thói tà dâm, dấn thân nơi nguồn lợi tham ô, chìm đắm vào ba đào sắc dục như Giao thần mặc sức ỷ thế lộng hành.
- “Bộ máy nhà nước” của Quảng Lợi vương ít nhiều cũng chính là ảnh chiếu của bộ máy quan lại phong kiến thuộc các triều đại phong kiến nước ta thời xưa và Giao thần cũng chính là ảnh chiếu của một số tên quan cậy địa vị, quyền lực, ỷ thế hiếp đáp dân lành.
b. Nội dung hai bức thư trao đổi của vua Lê Thánh Tông và Quảng Lợi vương.
- Bức thư của Lê Thánh Tông được viết trên lập trường của người đứng đầu đạo quân chính nghĩa thấy sự bất chính, gian tà thì không chịu được (“đem quân đánh Chiêm Thành là do tội ác của chúng, trời đất thần người đều không tha thứ”) với lời lẽ cứng cỏi, không ngại ngần vạch trần bộ mặt xấu xa của kẻ gian tà (Giao thần).
Bức thư phúc đáp của Quảng Lợi vương thể hiện rõ thái độ khiêm tốn (“tôi đây thẹn rằng, tài hèn lạm giữ chức cao”), cầu thị, nghiêm trị kẻ gian thần (“ba thước gươm sáng chẳng dung gian tà”).
- Lời lẽ trong mỗi bức thư thể hiện rõ nét phẩm chất công minh, chính trực của các đấng quân vương. Điều này ít nhiều phản ánh niềm tin tưởng vào lẽ công bằng, thái độ ngợi ca của tác giả đối với các đấng minh quân thánh chúa.
Câu 6 [567815]: Trình bày nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ đối thoại trong văn bản.
- Trong truyện, ngôn ngữ đối thoại được sử dụng gắn liền với các cuộc đối đáp các nhân vật: nàng Bích Châu - vua Duệ Tông, vua Duệ Tông - Giao thần, nàng Bích Châu - vua Thánh Tông, vua Thánh Tông - Quảng Lợi vương, Quảng Lợi vương - cấp dưới,...
- Ngôn ngữ đối thoại được lựa chọn gắn liền với mỗi nhân vật, góp phần bộc lộ rõ đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật, chẳng hạn:
+ Câu thơ ứng khẩu tức thì của Bích Châu bộc lộ sự tài hoa của nàng.
+ Lời khẩn khoản của Bích Châu xin được chết để cứu nguy cho hải thuyền, quân binh thể hiện tấm lòng trung trinh với nhà vua và đức hi sinh cao cả của vị phi tần với quân sĩ, nhân dân. + Lời nói của vua Thánh Tông trước miếu, bức thư gửi vua Quảng Lợi) thể hiện khí phách cương cường, cứng cỏi của vị minh quân.
+ Lời nói của vua Thánh Tông với nàng Bích Châu thể hiện sự thấu hiểu, rất mực trân trọng nàng Bích Châu.
...
- Ngôn ngữ đối thoại được lựa chọn gắn liền với mỗi nhân vật, góp phần bộc lộ rõ đặc điểm tính cách của mỗi nhân vật, chẳng hạn:
+ Câu thơ ứng khẩu tức thì của Bích Châu bộc lộ sự tài hoa của nàng.
+ Lời khẩn khoản của Bích Châu xin được chết để cứu nguy cho hải thuyền, quân binh thể hiện tấm lòng trung trinh với nhà vua và đức hi sinh cao cả của vị phi tần với quân sĩ, nhân dân. + Lời nói của vua Thánh Tông trước miếu, bức thư gửi vua Quảng Lợi) thể hiện khí phách cương cường, cứng cỏi của vị minh quân.
+ Lời nói của vua Thánh Tông với nàng Bích Châu thể hiện sự thấu hiểu, rất mực trân trọng nàng Bích Châu.
...
Câu 7 [567816]: Bình luận về chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận và việc nàng được lập đền thờ.
Chi tiết nàng Bích Châu hiển linh giúp vua thắng trận và việc nàng được lập đền thờ tô đậm tấm lòng trung trinh, một lòng trung quân, ái quốc của nữ tử và tình cảm trân trọng, biết ơn của nhân dân đối với bậc cung phi đức độ, hết lòng phò chúa, độ dân.
Bài tập viết
Câu 8 [567817]: Bài tập 1. Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm.
Đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu cảm nhận về hình tượng nhân vật Bích Châu trong tác phẩm có thể triển khai theo hướng:
- Bích Châu là nàng cung phi đời Trần xinh đẹp, tài hoa, thông minh, đức độ, luôn một lòng trung trinh với vua Duệ Tông, hết lòng vì dân vì nước, sẵn sàng hi sinh thân mình trước tình thế nguy ngập,... (dẫn chứng minh hoạ)
- Bích Châu xứng đáng được muôn đời ngợi ca, tôn vinh, thành kính thờ phụng.
- Bích Châu là nàng cung phi đời Trần xinh đẹp, tài hoa, thông minh, đức độ, luôn một lòng trung trinh với vua Duệ Tông, hết lòng vì dân vì nước, sẵn sàng hi sinh thân mình trước tình thế nguy ngập,... (dẫn chứng minh hoạ)
- Bích Châu xứng đáng được muôn đời ngợi ca, tôn vinh, thành kính thờ phụng.
Câu 9 [567818]: Bài tập 2. Phân tích nghệ thuật kể chuyện của tác giả Đoàn Thị Điểm trong truyện Đền thiêng cửa bể.
Bài văn phân tích nghệ thuật kể chuyện của tác giả Đoàn Thị Điểm trong truyện Đền thiêng cửa bể có thể triển khai theo hướng:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Thị Điểm; tác phẩm Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể; vấn đề nghị luận (nghệ thuật kể chuyện)
- Đoàn Thị Điểm xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng; là người tài sắc, biết nghề làm thuốc, văn chương nổi tiếng đương thời.
- Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể là một trong những truyện truyền kì trung đại đặc sắc, thuộc tập Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm.
- Kể chuyện là một trong những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện.
* Giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích nghệ thuật kể chuyện)
- Nghệ thuật kể chuyện trong truyện Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể.
+ Truyện được kể theo mạch thời gian tuyến tính khiến câu chuyện hiện lên tuần tự, dễ tiếp nhận đối với người đọc.
+ Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, tạo dựng được các sự kiện đặc biệt, tạo nên kịch tính, góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Ví dụ:
• Chi tiết ứng đối thơ ca của Bích Châu với nhà vua.
• Chi tiết Bích Châu gieo mình xuống biển cứu nguy cho đạo quân của vua Duệ Tông.
• Chi tiết Bích Châu hiển linh tạ ơn vua Lê Thánh Tông và xin nhà vua sửa câu thơ kết.
...
• Sự kiện đội quân hải thuyền của vua Trần Duệ Tông chinh phạt quân Chiêm Thành, gặp Giao thần hung hãn doạ nạt, đòi vua phải “ban cho nàng Từ Vân”. Để giải nguy cứu nạn cho nhà vua và đạo quân, Bích Châu đã gieo mình xuống biển.
• Sự kiện Bích Châu hiển linh gặp vua Lê Thánh Tông, nhờ nhà vua đòi lại công bằng cho nàng.
• Sự kiện vua Thánh Tông viết thư cho Quảng Lợi vương, đề nghị vương trừng phạt thuộc hạ của mình tội càn rỡ với Bích Châu.
...
+ Ngôi kể, điểm nhìn
• Ngôi kể thứ ba (người kể chuyện “giấu mặt” nhưng “biết tuốt”).
• Điểm nhìn khách quan.
⟶ Khiến câu chuyện hiện lên khách quan, sinh động như nó vốn dĩ diễn ra như vậy; việc chuyển cảnh cũng rất linh hoạt do câu chuyện được kể không bị giới hạn bởi điểm nhìn của người kể chuyện.
+ Giọng điệu chủ đạo là giọng ngợi ca xen lòng cảm kích trước đức hạnh của nhân vật chính - nàng Bích Châu ⟶ giúp tác giả bộc lộ tư tưởng chủ đề của truyện.
+ Sử dụng yếu tố kì ảo đan cài trong cốt truyện ⟶ thúc đẩy cốt truyện phát triển, khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn; giúp khắc hoạ rõ nét hình tượng các nhân vật trong truyện (đặc biệt là nàng Bích Châu); góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện;...
* Đánh giá chung
Nghệ thuật kể chuyện của Đoàn Thị Điểm tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì trung đại; thể hiện tài năng của tác giả; mang lại hứng thú cho người đọc;...
* Giới thiệu khái quát về tác giả Đoàn Thị Điểm; tác phẩm Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể; vấn đề nghị luận (nghệ thuật kể chuyện)
- Đoàn Thị Điểm xuất thân trong một gia đình có truyền thống khoa bảng; là người tài sắc, biết nghề làm thuốc, văn chương nổi tiếng đương thời.
- Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể là một trong những truyện truyền kì trung đại đặc sắc, thuộc tập Truyền kì tân phả của Đoàn Thị Điểm.
- Kể chuyện là một trong những nét đặc sắc nghệ thuật nổi bật của truyện.
* Giải quyết vấn đề nghị luận (phân tích nghệ thuật kể chuyện)
- Nghệ thuật kể chuyện trong truyện Hải khẩu linh từ - Đền thiêng nơi cửa bể.
+ Truyện được kể theo mạch thời gian tuyến tính khiến câu chuyện hiện lên tuần tự, dễ tiếp nhận đối với người đọc.
+ Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, tạo dựng được các sự kiện đặc biệt, tạo nên kịch tính, góp phần thúc đẩy cốt truyện phát triển.
Ví dụ:
• Chi tiết ứng đối thơ ca của Bích Châu với nhà vua.
• Chi tiết Bích Châu gieo mình xuống biển cứu nguy cho đạo quân của vua Duệ Tông.
• Chi tiết Bích Châu hiển linh tạ ơn vua Lê Thánh Tông và xin nhà vua sửa câu thơ kết.
...
• Sự kiện đội quân hải thuyền của vua Trần Duệ Tông chinh phạt quân Chiêm Thành, gặp Giao thần hung hãn doạ nạt, đòi vua phải “ban cho nàng Từ Vân”. Để giải nguy cứu nạn cho nhà vua và đạo quân, Bích Châu đã gieo mình xuống biển.
• Sự kiện Bích Châu hiển linh gặp vua Lê Thánh Tông, nhờ nhà vua đòi lại công bằng cho nàng.
• Sự kiện vua Thánh Tông viết thư cho Quảng Lợi vương, đề nghị vương trừng phạt thuộc hạ của mình tội càn rỡ với Bích Châu.
...
+ Ngôi kể, điểm nhìn
• Ngôi kể thứ ba (người kể chuyện “giấu mặt” nhưng “biết tuốt”).
• Điểm nhìn khách quan.
⟶ Khiến câu chuyện hiện lên khách quan, sinh động như nó vốn dĩ diễn ra như vậy; việc chuyển cảnh cũng rất linh hoạt do câu chuyện được kể không bị giới hạn bởi điểm nhìn của người kể chuyện.
+ Giọng điệu chủ đạo là giọng ngợi ca xen lòng cảm kích trước đức hạnh của nhân vật chính - nàng Bích Châu ⟶ giúp tác giả bộc lộ tư tưởng chủ đề của truyện.
+ Sử dụng yếu tố kì ảo đan cài trong cốt truyện ⟶ thúc đẩy cốt truyện phát triển, khiến câu chuyện li kì, hấp dẫn; giúp khắc hoạ rõ nét hình tượng các nhân vật trong truyện (đặc biệt là nàng Bích Châu); góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện;...
* Đánh giá chung
Nghệ thuật kể chuyện của Đoàn Thị Điểm tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên tiêu biểu cho thể loại truyện truyền kì trung đại; thể hiện tài năng của tác giả; mang lại hứng thú cho người đọc;...