Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Xác định đề tài, tóm tắt chuỗi hành động/sự kiện được kể và chỉ ra mối quan hệ giữa chúng trong văn bản.
- Đề tài: thoát li, thoát tục/ cõi tiên
- Cốt truyện:
+ Toán thợ mộc làng Tràng Thôn gồm bảy người cứ mỗi mười năm lại được Thần Non Tản mời lên để trùng tu đền Thượng - nơi ngự của Sơn chủ và Nữ Sơn chủ. Trong bọn có Nhiêu Tàm vì không biết giữ mồm giữ miệng nên bị Sơn thần trừng phạt. Nhiêu Tàm phải chết, phía bên trái cổ Nhiêu Tàm có cái nhọt bọc mã đao, nặn ra có cái ngòi xanh lè. Ông cụ Sần lấy cái ngòi về cắm vào chiếc chậu sứ, sau một đêm chậu sứ đã có cây trúc nhiều đốt nhưng chỉ có một lá.
+ Một buổi chiều, Sơn chủ thân chinh xuống Tràng Thôn gặp ông cụ Sần, mời toán thợ lên trùng tu đền Thượng. Sơn chủ dặn dò kĩ lưỡng mọi việc rồi trở về.
+ Ông cụ Sần và toán thợ được cô gái hướng đạo đón lên đền Thượng, chỉ dẫn nếp ăn ở, sinh hoạt chốn non nước thần tiên. Toán thợ say sưa thưởng ngoạn cuộc sống ngày đầu tiên trên chốn Non Xanh trong khi Chủ Non Xanh bận việc.
+ Ngày hôm sau, Thần Non Tản giao việc cho toán thợ. Toán thợ mộc làng Tràng Thôn bắt đầu công việc tu sửa đền Thượng, không kể ngày tháng: chạm khắc tứ quý tứ linh đầu kèo và câu đầu, chạm bát cửu đồ bức trần gỗ, tỉa hình thư kiếm, quạt, phất trần,... Tiếng đục đánh xuống tràng kêu lách cách cóc cách gieo những âm thanh thô và lạ gắt vào cái êm ả của ngàn cao. Làm đến cái diềm gỗ hàng hiên, công việc của đám thợ cũng gần xong.
+ Ông cụ phó Sần buồn rầu nghĩ đến ngày phải rời xa chốn Non Nước và mang theo những bí mật đến ngày tận thế.
- Mối quan hệ giữa đề tài, cốt truyện trong văn bản:
+ Đề tài của truyện phản ánh một đời sống, cảnh sống đủ đầy, tươi đẹp, đáng mơ ước của con người ngàn đời (cõi tiên trên đỉnh non Tản).
+ Qua hành trình lên thượng giới tu sửa đền Thượng của đám thợ mộc làng Tràng Thôn, cốt truyện dẫn dắt người đọc vào một thế giới huyền diệu, một đời sống, cảnh sống đẹp đẽ, no đủ, an yên, thanh nhã mà không kém phần sang trọng, cao quý - chốn thần tiên/ tiên giới.
+ Cốt truyện và đề tài gắn bó với nhau một cách mật thiết. Cốt truyện là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá mảng đề tài thoát li vào không gian thần tiên của Nguyễn Tuân nói chung và của văn học lãng mạn (1930 - 1945) nói riêng.
- Cốt truyện:
+ Toán thợ mộc làng Tràng Thôn gồm bảy người cứ mỗi mười năm lại được Thần Non Tản mời lên để trùng tu đền Thượng - nơi ngự của Sơn chủ và Nữ Sơn chủ. Trong bọn có Nhiêu Tàm vì không biết giữ mồm giữ miệng nên bị Sơn thần trừng phạt. Nhiêu Tàm phải chết, phía bên trái cổ Nhiêu Tàm có cái nhọt bọc mã đao, nặn ra có cái ngòi xanh lè. Ông cụ Sần lấy cái ngòi về cắm vào chiếc chậu sứ, sau một đêm chậu sứ đã có cây trúc nhiều đốt nhưng chỉ có một lá.
+ Một buổi chiều, Sơn chủ thân chinh xuống Tràng Thôn gặp ông cụ Sần, mời toán thợ lên trùng tu đền Thượng. Sơn chủ dặn dò kĩ lưỡng mọi việc rồi trở về.
+ Ông cụ Sần và toán thợ được cô gái hướng đạo đón lên đền Thượng, chỉ dẫn nếp ăn ở, sinh hoạt chốn non nước thần tiên. Toán thợ say sưa thưởng ngoạn cuộc sống ngày đầu tiên trên chốn Non Xanh trong khi Chủ Non Xanh bận việc.
+ Ngày hôm sau, Thần Non Tản giao việc cho toán thợ. Toán thợ mộc làng Tràng Thôn bắt đầu công việc tu sửa đền Thượng, không kể ngày tháng: chạm khắc tứ quý tứ linh đầu kèo và câu đầu, chạm bát cửu đồ bức trần gỗ, tỉa hình thư kiếm, quạt, phất trần,... Tiếng đục đánh xuống tràng kêu lách cách cóc cách gieo những âm thanh thô và lạ gắt vào cái êm ả của ngàn cao. Làm đến cái diềm gỗ hàng hiên, công việc của đám thợ cũng gần xong.
+ Ông cụ phó Sần buồn rầu nghĩ đến ngày phải rời xa chốn Non Nước và mang theo những bí mật đến ngày tận thế.
- Mối quan hệ giữa đề tài, cốt truyện trong văn bản:
+ Đề tài của truyện phản ánh một đời sống, cảnh sống đủ đầy, tươi đẹp, đáng mơ ước của con người ngàn đời (cõi tiên trên đỉnh non Tản).
+ Qua hành trình lên thượng giới tu sửa đền Thượng của đám thợ mộc làng Tràng Thôn, cốt truyện dẫn dắt người đọc vào một thế giới huyền diệu, một đời sống, cảnh sống đẹp đẽ, no đủ, an yên, thanh nhã mà không kém phần sang trọng, cao quý - chốn thần tiên/ tiên giới.
+ Cốt truyện và đề tài gắn bó với nhau một cách mật thiết. Cốt truyện là sự cụ thể hoá, hiện thực hoá mảng đề tài thoát li vào không gian thần tiên của Nguyễn Tuân nói chung và của văn học lãng mạn (1930 - 1945) nói riêng.
Câu 2 [0]: Tìm một số chi tiết kì ảo trong văn bản và điền vào bảng sau:

Từ đó, chỉ ra vai trò của yếu tố kì ảo của yếu ảo trong văn bản trên.

Từ đó, chỉ ra vai trò của yếu tố kì ảo của yếu ảo trong văn bản trên.
- Một số chi tiết kì ảo trong văn bản và điền vào bảng sau:

- Vai trò của yếu tố kì ảo của yếu ảo trong văn bản:
+ khiến câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, mang đậm màu sắc huyền ảo; thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện;
+ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà văn; thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả (bên cạnh thế giới hiện hữu của con người - cõi trần còn có thế giới thần linh - cõi tiên; thần nhân giao hoà trên nguyên tắc tôn trọng những điều tối mật; cõi tiên và cuộc sống nơi tiên giới là cõi đáng ngưỡng vọng;...).

- Vai trò của yếu tố kì ảo của yếu ảo trong văn bản:
+ khiến câu chuyện trở nên li kì, hấp dẫn, mang đậm màu sắc huyền ảo; thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện;
+ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà văn; thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của tác giả (bên cạnh thế giới hiện hữu của con người - cõi trần còn có thế giới thần linh - cõi tiên; thần nhân giao hoà trên nguyên tắc tôn trọng những điều tối mật; cõi tiên và cuộc sống nơi tiên giới là cõi đáng ngưỡng vọng;...).
Câu 3 [0]: Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm? Theo anh/chị, điều đó thể hiện dụng ý gì của tác giả?
Đồ vật kì ảo nào xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm là những hòn cuội: những hòn cuội kia đập vỡ ra là lúa gạo; Cuội xanh là lúa tẻ, cuội vàng là lúa nếp, muốn uống rượu thì đập vỡ cuội trắng; những nhân đá xanh vàng kia, cứ đập rời ra, bốc bỏ mồm là đủ hương vị một hạt cơm, một hạt xôi rồi; Nhân đá trắng, thả vào những gióng tre đằng ngà khổng lồ đựng nước suối, đem uống với nhau, thấy ngà ngà mà say, lâng lâng. Điều này góp phần thể hiện cuộc sống đủ đầy, giàu có, sẵn có, dễ dàng chốn sơn thượng và có lẽ đây cũng chính là ước mơ, là giấc mơ ngàn đời của con người ở chốn trần gian.
Câu 4 [0]: Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa gì?
Núi cao sông hãy còn dài/ Năm năm báo oán đời đời đánh ghen là câu “đồng dao thần thoại” (Nguyễn Tuân) gợi đến truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh trong dân gian.
Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa kết nối mạch truyện xưa - nay, quá khứ - hiện tại, huyền ảo - hiện thực, dễ dàng đưa người đọc đi vào không gian hư ảo, huyền hoặc mà tác giả sẽ kể cho người đọc phía sau.
Việc mượn câu hát dân gian để làm đề từ cho tác phẩm có ý nghĩa kết nối mạch truyện xưa - nay, quá khứ - hiện tại, huyền ảo - hiện thực, dễ dàng đưa người đọc đi vào không gian hư ảo, huyền hoặc mà tác giả sẽ kể cho người đọc phía sau.
Câu 5 [0]: Xác định chủ đề, cảm hứng và thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Chủ đề: khát vọng về một cuộc sống đủ đầy, tươi đẹp, một đời sống đáng sống của con người.
- Cảm hứng: khao khát sự sống tươi đẹp, xứng đáng.
- Thông điệp:
Đặt Trên đỉnh non Tản trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể cảm nhận được lời nhắn nhủ của nhà văn Nguyễn Tuân: Hãy luôn biết vươn đến cuộc đời tươi đẹp, đáng sống.
- Cảm hứng: khao khát sự sống tươi đẹp, xứng đáng.
- Thông điệp:
Đặt Trên đỉnh non Tản trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có thể cảm nhận được lời nhắn nhủ của nhà văn Nguyễn Tuân: Hãy luôn biết vươn đến cuộc đời tươi đẹp, đáng sống.