Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Đoạn tóm tắt in nghiêng trong văn bản có tác dụng gì?
Đoạn tóm tắt in nghiêng trong văn bản có tác dụng tóm lược nội dung cốt lõi phần văn bản được cắt bỏ; đồng thời cung cấp cho người đọc hiểu biết về bối cảnh câu chuyện. (Việc cắt bỏ có thể do dung lượng văn bản hoặc do nội dung được cắt bỏ không liên quan tới đề tài, chủ đề,... được mà văn bản hướng đến.)
Câu 2 [0]: Chỉ ra nội dung chính của văn bản.
Nội dung chính của văn bản: kể lại chuyện Cai Thoại thuần phục cọp dữ, cứu độ dân làng, giúp dân mở đất.
Câu 3 [0]: Truyện được kể từ điểm nhìn của ai?
Truyện được kể bởi điểm nhìn của người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”.
Câu 4 [0]: Nêu nguyên nhân khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực.
Nguyên nhân khiến câu chuyện vừa hư vừa thực: Câu chuyện về quá trình mở đất U Minh có sự đan xen giữa yếu tố hiện thực và yếu tố kì ảo.
- Tính chân thực được biểu hiện qua:
+ Con người cụ thể: Cai Thoại - người từng theo Nguyễn Trung Trực phá đồn Kiên Giang của giặc Pháp, Tổng Bá - một điền chủ độc ác, giặc Pháp (Lang Sa), bà Cai - vợ Cai Thoại,...
+ Không gian cụ thể: làng Đông Thái và làng Vĩnh Hoà ở U Minh, U Minh Thượng, Hòn Tre, Hòn Sơn Rái,...
+ Di tích hiện hữu gắn liền với Cai Thoại: một manh áo đen bạc màu, cất giấu cẩn thận trong cái hộp bằng cây.
- Tính chất hư ảo, huyền hoặc được thể hiện qua:
+ Thời gian huyền thoại: trăm năm về trước.
+ Sự việc Cai Thoại hàng phục cọp dữ.
+ Đồ vật huyền thoại: cái hộp cất giữ chiếc áo đen bạc màu của Cai Thoại, nó quý hơn ngọc ngà châu báu, nó linh thiêng hơn cái sắc thần ở đình làng.
+ Các chi tiết:
• đêm đêm, người đi bắt trăn giữa rừng đã gặp ông thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con cọp bạch quỳ xuống chầu chực;
• Người ta mặc áo ông Cai Thoại, quát cọp; xưng danh Cai Thoại mà cũng khiến cọp sợ bỏ đi;
• Ông Cai ngồi, uống rượu, thỉnh thoảng vỗ vai cọp, nói tiếng gì, không ai nghe được, nhưng cọp gật đầu.
Câu 5 [0]: Nêu lên giá trị nhận thức của truyện.
Giá trị nhận thức của truyện
- Truyện mang đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về cuộc sống của những người dân nghèo Nam Bộ tại cực Nam Tổ quốc (vùng đất U Minh) những năm Pháp thuộc, thời mới khai phá vùng đất U Minh: Con người sống giữa thiên nhiên, được thiên nhiên bao bọc, chở che, nuôi nấng nhưng nhiều phen cũng phải kính sợ thiên nhiên độc dữ.
- Truyện còn đưa đến nhận thức về khả năng chinh phục, chế ngự, thuần phục thiên nhiên của con người (Cai Thoại) - sức mạnh của con người tưởng chừng nhỏ bé, đơn độc trước thiên nhiên dữ dằn (con cọp).
- Qua câu chuyện, ta cũng có thể nhận thức được về sự giao hoà giữa con người với thiên nhiên.
Câu 6 [0]: Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.
Tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện
- Mang lại màu sắc li kì, hấp dẫn cho câu chuyện; từ đó thu hút người đọc, người nghe dõi theo câu truyện được kể.
- Góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện (đề cao sức mạnh của con người; coi trọng sự giao hoà giữa con người với thế giới tự nhiên).
- Tô đậm hình tượng nhân vật chính - Cai Thoại - một con người của đời thường nhưng lại có thể làm được điều phi thường, góp phần mang lại bình yên cho xóm làng, nhân dân.
Câu 7 [0]: Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá.
Phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá
Câu 8 [0]: Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.
Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện
- Mộc mạc, giản dị, hồn nhiên, tự nhiên như lời ăn tiếng nói trong cuộc sống đời thường (“Anh em chưa trở thành điền chủ mà đã lười biếng, sanh tệ. Nếu giết con này, biết đâu còn con nữa ở trong rừng sâu chạy tới. Đuổi nó đi, tức là gieo tai hoạ cho người lân cận. Rủi mai chiều, tôi mắc dịch, mắc gió chết thì chẳng lẽ anh em bỏ xóm?”, “Đã là anh hùng thì phải tỉnh táo về nhà nhậu cho vui chớ.”,...).
- Đậm màu sắc Nam Bộ (ổng, ráng, heo, hửi,...).
- Góp phần thể hiện tính cách nhân vật chính (Cai Thoại): trượng nghĩa, hào sảng, dũng cảm, phi thường,...
Câu 9 [0]: Hãy nêu thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong truyện bằng một hoặc hai câu.
Thông điệp của truyện: Hãy sống chan hoà, thân ái với tự nhiên.
Câu 10 [0]: Chi tiết nào trong truyện để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với anh/chị? Vì sao?
- Học sinh chọn chi tiết đặc sắc trong truyện theo quan điểm cá nhân.
- Lí giải vì sao có ấn tượng sâu sắc nhất đối với chi tiết đó một cách ngắn gọn, hợp lí, thuyết phục.
Chẳng hạn:
- Chi tiết ấn tượng nhất: người đi bắt trăn trong rừng từng gặp Cai Thoại thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con cọp bạch quỳ xuống chầu chực.
- Lí do ấn tượng nhất: Chi tiết mang màu sắc huyền ảo, vừa gợi đến sức mạnh, uy linh của con người trong công cuộc chinh phục, làm chủ thế giới tự nhiên vừa thể hiện sự giao hoà, hoà hợp giữa con người với thế giới tự nhiên (con cọp).