Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Lập bảng thống kê những sự kiện chính trong từng phần của văn bản. Mô hình hoá câu chuyện bằng một sơ đồ thích hợp.
Bảng thống kê những sự kiện chính trong từng phần của văn bản



Câu 2 [0]: Truyện được kể từ điểm nhìn nào? Phân tích mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật.
- Truyện được kể bởi điểm nhìn của người kể chuyện (ngôi thứ ba) và điểm nhìn của nhân vật ông Diểu.
Ví dụ:
Đoạn truyện được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện (ngôi thứ ba):
Sau tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hằng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.
Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
Đoạn truyện được kể theo điểm nhìn của ông Diểu:
Con khỉ tuyệt đẹp, lông mịn và vàng. (...)
Nắm lá sẽ có tác dụng cầm máu cho nó. (...)
Kéo nó trên đất thì quá đau lòng, mà bế ẵm nó trên tay thì không đủ sức.
- Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện khiến câu chuyện được kể một cách khách quan.
+ Điểm nhìn của ông Diểu giúp nhân vật bộc lộ miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, chân thật.
+ Sự đan xen giữa hai điểm nhìn khiến câu chuyện hiện lên đa diện, nhiều chiều, mang đến người đọc nhiều góc nhìn, khơi gợi những cảm nhận phong phú.
Ví dụ:
Đoạn truyện được kể theo điểm nhìn của người kể chuyện (ngôi thứ ba):
Sau tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.
Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hằng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.
Chính dịp đó ông Diểu đi săn.
Đoạn truyện được kể theo điểm nhìn của ông Diểu:
Con khỉ tuyệt đẹp, lông mịn và vàng. (...)
Nắm lá sẽ có tác dụng cầm máu cho nó. (...)
Kéo nó trên đất thì quá đau lòng, mà bế ẵm nó trên tay thì không đủ sức.
- Mối quan hệ giữa điểm nhìn của người kể chuyện và điểm nhìn của nhân vật:
+ Điểm nhìn của người kể chuyện khiến câu chuyện được kể một cách khách quan.
+ Điểm nhìn của ông Diểu giúp nhân vật bộc lộ miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, chân thật.
+ Sự đan xen giữa hai điểm nhìn khiến câu chuyện hiện lên đa diện, nhiều chiều, mang đến người đọc nhiều góc nhìn, khơi gợi những cảm nhận phong phú.
Câu 3 [0]: Nguyên nhân nào khiến ông Diểu muốn đi săn? Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả như thế nào trong truyện?
- Nguyên nhân khiến ông Diểu muốn đi săn:
+ Thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng...
+ Rừng ngày xuân tuyệt đẹp, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống (Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm.; Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.)
- Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả trong truyện kĩ lưỡng qua nhiều chi tiết:
+ Sự chuẩn bị kĩ lưỡng: Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp.
+ Khi bị khỉ con lấy mất súng và bỏ chạy cùng khỉ bố, khỉ mẹ, ông Diểu nhặt đất đá ném theo lũ khỉ, ông Diểu vừa đuổi vừa la.
+ Khi con khỉ con bị rơi xuống vực, ông Diểu đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. (...) Trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Diểu lùi lại kinh hoàng. (...) Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy như ma đuổi thế này.
+ Khi trông thấy con khỉ đực bị thương nằm vắt ở trên mỏm đá:
• Ông Diểu mừng quá tìm hướng leo lên, ông bình tĩnh bám vào các khe đá nứt leo lên; ông cởi bỏ giày và quần áo ngoài để lên một chạc cây duối. Trên mình mỗi chiếc quần lót, ông thấy thoải mái. Ông leo thoăn thoắt và càng không ngờ sức mình có thể nhanh nhẹn dẻo dai đến thế.; Ông Diểu rùng mình, cảm tưởng như bất cứ lúc nào tảng đá cũng có thể lăn nhào khỏi vị trí ấy làm ông kinh hãi.; Ông Diểu lấy hai cùi tay làm tựa để co người lên.
• Ông Diểu đặt tay lên mình con khỉ và thấy nó nóng hầm hập. “Dễ đến hơn yến...”. Ông Diểu luồn tay xuống dưới ngực con khỉ nâng lên ước lượng. (...) Ông Diểu rút phắt tay lại. (...) Ông Diểu bỗng thấy thương hại.
• Ông Diểu vơ lấy một nắm cỏ lào vò nát. Ông cho vào miệng nhai kĩ. Ông đắp nắm lá vào miệng vết thương con khỉ. (...) Ông Diểu tránh nhìn vào đôi mắt nó.
• Khi nghe tiếng van xin của con khỉ, ông rất khó chịu. Sau, ông đành cởi chiếc quần lót đang mặc. Ông dùng chiếc quần lót ấy để băng vết thương cho nó. Và, cứ thế trần truồng, ông Diểu vừa bế vừa đỡ con khỉ tìm đường tụt xuống chân núi.
+ Ông Diểu lần mò đến hơn hai tiếng đồng hồ mới xuống được đến chân núi. (...) Người ông đầy vết xây xát. Ông bế con khỉ lên và đi xuyên rừng, con khỉ cái cứ lẽo đẽo theo sau. Sau cùng, ông tức giận và ném con khỉ đực xuống đất và quyết định phóng sinh cho nó.
⟶ Công cuộc đi săn của ông Diểu không được miêu tả/ khắc hoạ nhiều bởi kĩ thuật săn bắn mà được nhà văn chú ý hơn ở cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật từ khi săn được con mồi.
+ Thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng...
+ Rừng ngày xuân tuyệt đẹp, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống (Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm.; Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân giẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú.)
- Hoạt động đi săn của ông Diểu được miêu tả trong truyện kĩ lưỡng qua nhiều chi tiết:
+ Sự chuẩn bị kĩ lưỡng: Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cổ. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp.
+ Khi bị khỉ con lấy mất súng và bỏ chạy cùng khỉ bố, khỉ mẹ, ông Diểu nhặt đất đá ném theo lũ khỉ, ông Diểu vừa đuổi vừa la.
+ Khi con khỉ con bị rơi xuống vực, ông Diểu đứng trên miệng vực nhìn xuống rùng mình. (...) Trong kí ức của ông chưa hề có tiếng rú nào tương tự thế này. Ông Diểu lùi lại kinh hoàng. (...) Ông Diểu chạy lùi trở lại. Phải lâu lắm, có lẽ từ thời thơ ấu, ông Diểu mới lại có lần chạy như ma đuổi thế này.
+ Khi trông thấy con khỉ đực bị thương nằm vắt ở trên mỏm đá:
• Ông Diểu mừng quá tìm hướng leo lên, ông bình tĩnh bám vào các khe đá nứt leo lên; ông cởi bỏ giày và quần áo ngoài để lên một chạc cây duối. Trên mình mỗi chiếc quần lót, ông thấy thoải mái. Ông leo thoăn thoắt và càng không ngờ sức mình có thể nhanh nhẹn dẻo dai đến thế.; Ông Diểu rùng mình, cảm tưởng như bất cứ lúc nào tảng đá cũng có thể lăn nhào khỏi vị trí ấy làm ông kinh hãi.; Ông Diểu lấy hai cùi tay làm tựa để co người lên.
• Ông Diểu đặt tay lên mình con khỉ và thấy nó nóng hầm hập. “Dễ đến hơn yến...”. Ông Diểu luồn tay xuống dưới ngực con khỉ nâng lên ước lượng. (...) Ông Diểu rút phắt tay lại. (...) Ông Diểu bỗng thấy thương hại.
• Ông Diểu vơ lấy một nắm cỏ lào vò nát. Ông cho vào miệng nhai kĩ. Ông đắp nắm lá vào miệng vết thương con khỉ. (...) Ông Diểu tránh nhìn vào đôi mắt nó.
• Khi nghe tiếng van xin của con khỉ, ông rất khó chịu. Sau, ông đành cởi chiếc quần lót đang mặc. Ông dùng chiếc quần lót ấy để băng vết thương cho nó. Và, cứ thế trần truồng, ông Diểu vừa bế vừa đỡ con khỉ tìm đường tụt xuống chân núi.
+ Ông Diểu lần mò đến hơn hai tiếng đồng hồ mới xuống được đến chân núi. (...) Người ông đầy vết xây xát. Ông bế con khỉ lên và đi xuyên rừng, con khỉ cái cứ lẽo đẽo theo sau. Sau cùng, ông tức giận và ném con khỉ đực xuống đất và quyết định phóng sinh cho nó.
⟶ Công cuộc đi săn của ông Diểu không được miêu tả/ khắc hoạ nhiều bởi kĩ thuật săn bắn mà được nhà văn chú ý hơn ở cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật từ khi săn được con mồi.
Câu 4 [0]: Tìm và phân tích những nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh cho con khỉ đực.
Nguyên nhân khiến ông Diểu đi đến quyết định phóng sinh cho con khỉ đực: Từ khi vác con khỉ đực xuống đến chân núi, ông Diểu thấy con khỉ cái cứ lẽo đẽo đằng sau, lẵng nhẵng bám theo, ra tín hiệu vẫy gọi con khỉ đực. Ông nhận ra tình cảm thuỷ chung của con khỉ cái đối với con khỉ đực và nhận ra trách nhiệm đè lên lưng mỗi sinh vật quả thật nặng nề.
Câu 5 [0]: Thống kê và nêu ý nghĩa của những chi tiết kì ảo trong truyện. Những chi tiết này thể hiện chủ đề nào trong tác phẩm?
- Chi tiết kì ảo trong truyện:
+ Chi tiết thứ nhất: Khi nhìn xuống miệng vực, nơi con khỉ con lăn xuống, ông Diểu thấy từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật.
+ Chi tiết thứ hai: Trên con đường trở về nhà, ông Diểu bắt gặp rất nhiều hoa tử huyền, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này nở, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
- Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện:
+ Chi tiết thứ nhất: Thể hiện sự phẫn nộ của thiên nhiên trước tội ác của con người (vì ông Diểu dồn đuổi mà con khỉ con mới lăn xuống vực chứ không phải vì nó ít kinh nghiệm nên không tìm ra giải pháp nào khác trong trường hợp ấy).
+ Chi tiết thứ hai: Thể hiện sự bao dung của thiên nhiên trước con người (khi con người biết “quay đầu”, hối lỗi trước thiên nhiên - điều này được thể hiện qua việc ông Diểu phóng sinh cho con khỉ đực - thiên nhiên sẵn sàng tha thứ cho tội ác con người gây ra, thậm chí gieo thắp sự may mắn cho con người).
- Các chi tiết kì ảo góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: kêu gọi sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên (thực chất con người là một phần của thiên nhiên, con người chớ nên tách mình ra và chống trả lại thiên nhiên vĩ đại).
+ Chi tiết thứ nhất: Khi nhìn xuống miệng vực, nơi con khỉ con lăn xuống, ông Diểu thấy từ dưới miệng vực, sương mù dâng lên cuồn cuộn, trông vừa kinh dị, vừa đầy tử khí. Sương mù len vào từng chân bụi cây và xóa rất nhanh cảnh vật.
+ Chi tiết thứ hai: Trên con đường trở về nhà, ông Diểu bắt gặp rất nhiều hoa tử huyền, loài hoa ba mươi năm mới nở một lần. Người nào gặp hoa tử huyền sẽ gặp may mắn. Hoa này nở, đấy là điềm báo đất nước thanh bình, mùa màng phong túc.
- Ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện:
+ Chi tiết thứ nhất: Thể hiện sự phẫn nộ của thiên nhiên trước tội ác của con người (vì ông Diểu dồn đuổi mà con khỉ con mới lăn xuống vực chứ không phải vì nó ít kinh nghiệm nên không tìm ra giải pháp nào khác trong trường hợp ấy).
+ Chi tiết thứ hai: Thể hiện sự bao dung của thiên nhiên trước con người (khi con người biết “quay đầu”, hối lỗi trước thiên nhiên - điều này được thể hiện qua việc ông Diểu phóng sinh cho con khỉ đực - thiên nhiên sẵn sàng tha thứ cho tội ác con người gây ra, thậm chí gieo thắp sự may mắn cho con người).
- Các chi tiết kì ảo góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: kêu gọi sự hoà hợp giữa con người với thiên nhiên (thực chất con người là một phần của thiên nhiên, con người chớ nên tách mình ra và chống trả lại thiên nhiên vĩ đại).
Câu 6 [0]: Theo Ha-ra-ri, có một quan niệm cho rằng: Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi . Đọc truyện ngắn Muối của rừng, anh/chị có tán thành với quan niệm đó không? Vì sao?
Học sinh có thể tán thành/ không tán thành/ tán thành một phần với ý kiến của Ha-ra-ri (Các sinh vật không phải người không có giá trị tự thân nào cả, chúng chỉ tồn tại vì lợi ích của chúng ta mà thôi.), song cần đưa ra lí giải hợp lí, thuyết phục. Chẳng hạn:
Đọc xong truyện Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), tôi không đồng tình với ý kiến của Ha-ra-ri. Bởi lẽ những con khỉ trong truyện không phải là những con vật vô tri. Chúng ứng xử với nhau bằng tình cảm yêu thương, gắn bó, thuỷ chung trọn vẹn. Chỉ riêng con khỉ đực, khi bị thương, chính nó cũng có những biểu cảm y như con người (Con khỉ run bắn, nó đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn.; Con khỉ co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông.; Một lát, con khỉ rúc hẳn vào hai lòng tay ông Diểu. Miệng nó phát ra âm thanh lắp bắp nghe như tiếng của trẻ con. Ông biết nó đang van xin và tìm một sự giúp rập.;...). Theo đó, chúng tồn tại không vì lợi ích của con người chúng ta mà chúng tồn tại vì chính bản năng sinh tồn và tình cảm giống loài của chúng.
Đọc xong truyện Muối của rừng (Nguyễn Huy Thiệp), tôi không đồng tình với ý kiến của Ha-ra-ri. Bởi lẽ những con khỉ trong truyện không phải là những con vật vô tri. Chúng ứng xử với nhau bằng tình cảm yêu thương, gắn bó, thuỷ chung trọn vẹn. Chỉ riêng con khỉ đực, khi bị thương, chính nó cũng có những biểu cảm y như con người (Con khỉ run bắn, nó đưa đôi mắt đờ dại nhìn ông cầu khẩn.; Con khỉ co rúm người lại và nghiêng đôi mắt ươn ướt nhìn ông.; Một lát, con khỉ rúc hẳn vào hai lòng tay ông Diểu. Miệng nó phát ra âm thanh lắp bắp nghe như tiếng của trẻ con. Ông biết nó đang van xin và tìm một sự giúp rập.;...). Theo đó, chúng tồn tại không vì lợi ích của con người chúng ta mà chúng tồn tại vì chính bản năng sinh tồn và tình cảm giống loài của chúng.