Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Xác định đề tài, chủ đề của truyện.
- Đề tài: hậu chiến/ cuộc sống con người thời hậu chiến.
- Chủ đề: khát khao đoàn tụ/ khát khao tình yêu thương.
- Chủ đề: khát khao đoàn tụ/ khát khao tình yêu thương.
Câu 2 [0]: Cốt truyện của truyện có gì đặc biệt?
Cốt truyện của truyện ngắn Bến trần gian là sự đan xen, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và ảo, giữa mạch truyện về Lăng và mạch truyện về bà cụ Lăng cùng Thuỳ.
Câu 3 [0]: Xác định ngôi kể, điểm nhìn của truyện. Nêu ý nghĩa của việc lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn đó.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba. Với ngôi kể này, câu chuyện hiện lên khách quan, sinh động, chân thực như nó vốn có; cảnh được chuyển liên tục mà không lo mạch truyện bị đứt gãy.
- Điểm nhìn có sự đan xen giữa:
+ người kể chuyện (ví dụ: Dòng sông không hiểu đang chảy hay đã ngừng chảy từ lâu. Chỉ có ánh trăng rụt rè sáng một nửa sông phía bên kia không bị bóng cây si che lấp.) và nhân vật (ví dụ: Hồi còn bé, bà thường kể cho anh nghe ngoài sông đêm có tiếng ma gọi đò, tiếng gọi như một lời khẩn cầu có sức hút huyền bí đến lạ lùng. Bao nhiêu cô gái đã chạy ra bến và chèo một mạch qua sông rồi lại chèo về, cứ thế cho đến sáng. Sau đó, chẳng còn ai dám lấy họ nữa.); có khi đan quyện ngay trong một câu văn (ví dụ: Thuỳ đứng phắt dậy, chị cần phải qua sông, chị cần phải rời bỏ cuộc sống này đi tìm Lăng của chị.)
+ bên ngoài (ví dụ: Con thuyền cứ chầm chậm trôi./ Và cuối cùng thì nó cũng chạm vào bờ đất. Anh hấp tấp nhảy xuống đò.) và bên trong (ví dụ: Trời ơi, cô lái bịt kín mặt bằng một cái khăn vuông. Đôi mắt quen lắm, hay là...)
Sự đan xen giữa các điểm nhìn khiến câu chuyện được kể bởi nhiều góc nhìn, từ đó giúp người đọc vừa nắm bắt được bối cảnh diễn ra câu chuyện cùng các sự việc, sự kiện liên quan đến nhân vật vừa có thể đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.
- Điểm nhìn có sự đan xen giữa:
+ người kể chuyện (ví dụ: Dòng sông không hiểu đang chảy hay đã ngừng chảy từ lâu. Chỉ có ánh trăng rụt rè sáng một nửa sông phía bên kia không bị bóng cây si che lấp.) và nhân vật (ví dụ: Hồi còn bé, bà thường kể cho anh nghe ngoài sông đêm có tiếng ma gọi đò, tiếng gọi như một lời khẩn cầu có sức hút huyền bí đến lạ lùng. Bao nhiêu cô gái đã chạy ra bến và chèo một mạch qua sông rồi lại chèo về, cứ thế cho đến sáng. Sau đó, chẳng còn ai dám lấy họ nữa.); có khi đan quyện ngay trong một câu văn (ví dụ: Thuỳ đứng phắt dậy, chị cần phải qua sông, chị cần phải rời bỏ cuộc sống này đi tìm Lăng của chị.)
+ bên ngoài (ví dụ: Con thuyền cứ chầm chậm trôi./ Và cuối cùng thì nó cũng chạm vào bờ đất. Anh hấp tấp nhảy xuống đò.) và bên trong (ví dụ: Trời ơi, cô lái bịt kín mặt bằng một cái khăn vuông. Đôi mắt quen lắm, hay là...)
Sự đan xen giữa các điểm nhìn khiến câu chuyện được kể bởi nhiều góc nhìn, từ đó giúp người đọc vừa nắm bắt được bối cảnh diễn ra câu chuyện cùng các sự việc, sự kiện liên quan đến nhân vật vừa có thể đi sâu khám phá nội tâm nhân vật.
Câu 4 [0]: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố kì ảo trong truyện.
- Yếu tố kì ảo trong truyện:
+ Sự vật kì ảo: chiếc lá.
+ Nhân vật kì ảo: linh hồn Lăng, ông lão râu tóc bạc phơ.
+ Chi tiết kì ảo: Trong đêm trước ngày con trai lên đường nhập ngữ, bà cụ Lăng thấy bóng Lăng cứ tự nhiên mờ dần dưới chân Lăng; Lăng gài chiếc lá lên vành tai, chiếc lá giữ cho linh hồn Lăng không tan khi quay về quê hương; linh hồn Lăng trôi nhẹ nhàng qua bao làng mạc, cánh đồng khô bao sông suối, núi đồi nhưng lại không thể vượt qua con sông của làng quê mình.
+ Sự việc kì ảo: linh hồn Lăng gặp lại mẹ, trò chuyện với mẹ.
- Tác dụng:
+ Mang lại màu sắc hư ảo, huyền hoặc cho câu chuyện.
+ Góp phần thể hiện những mất mát, đau thương trong chiến tranh (sự trở về của Lăng chỉ là linh hồn, bóng hình vì Lăng đã hi sinh).
+ Góp phần thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả: Bên cạnh thế giới hiện hữu còn có một cõi khác, chốn khác - đó là nơi trú ngụ của những con người đã rời xa thế giới hiện hữu. Những người đã vẫn tồn tại, chỉ là ở một nơi rất xa sự tồn tại của những người còn sống.
+ Sự vật kì ảo: chiếc lá.
+ Nhân vật kì ảo: linh hồn Lăng, ông lão râu tóc bạc phơ.
+ Chi tiết kì ảo: Trong đêm trước ngày con trai lên đường nhập ngữ, bà cụ Lăng thấy bóng Lăng cứ tự nhiên mờ dần dưới chân Lăng; Lăng gài chiếc lá lên vành tai, chiếc lá giữ cho linh hồn Lăng không tan khi quay về quê hương; linh hồn Lăng trôi nhẹ nhàng qua bao làng mạc, cánh đồng khô bao sông suối, núi đồi nhưng lại không thể vượt qua con sông của làng quê mình.
+ Sự việc kì ảo: linh hồn Lăng gặp lại mẹ, trò chuyện với mẹ.
- Tác dụng:
+ Mang lại màu sắc hư ảo, huyền hoặc cho câu chuyện.
+ Góp phần thể hiện những mất mát, đau thương trong chiến tranh (sự trở về của Lăng chỉ là linh hồn, bóng hình vì Lăng đã hi sinh).
+ Góp phần thể hiện quan niệm nhân sinh của tác giả: Bên cạnh thế giới hiện hữu còn có một cõi khác, chốn khác - đó là nơi trú ngụ của những con người đã rời xa thế giới hiện hữu. Những người đã vẫn tồn tại, chỉ là ở một nơi rất xa sự tồn tại của những người còn sống.
Câu 5 [0]: Tìm các chi tiết khắc hoạ hình tượng các nhân vật Lăng, bà cụ Lăng, Thuỳ.
Các chi tiết khắc hoạ hình tượng các nhân vật Lăng, bà cụ Lăng, Thuỳ
- Nhân vật Lăng:
+ Là con trai duy nhất của bà cụ Lăng, có người bạn gái là Thuỳ. Lăng đi bộ đội và hi sinh.
+ Mất chục năm sau khi hi sinh, Lăng cứ luẩn quẩn trong rừng. Sau anh gặp một ông cụ và được ông cho chiếc lá thần kì cùng lời dặn gài chiếc lá lên vành tai, anh có thể trở về quê hương.
+ Lăng tìm về quê hương nhưng không thể qua được con sông, anh gọi đò và thấy một người bịt kín mặt chèo đò qua sông đón anh. Anh nhìn đôi mắt rất quen nhưng rồi không dám nghĩ nữa.
+ Khói hương mịt mù ở ngôi đèn cạnh cây si khiến anh như bị dính chặt vào thuyền.
+ Các chi tiết về lời nói của Lăng với mẹ: “U, u có nhớ con không?”; “U ơi, u cố ăn uống cho khoẻ, u nhớ...”;...
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật Lăng: một chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc; một chàng trai thuỷ chung trong tình yêu; một người con hiếu thảo; một con người luôn khao khát đoàn tụ, khao khát yêu thương;...
- Nhân vật bà cụ Lăng:
+ Trong đêm trước ngày con lên đường nhập ngũ, bà cụ ngồi trong nhà ngắm nhìn đứa con trai duy nhất, bà thấy mắt mình nhoà đi như khóc rồi thấy bóng Lăng cứ tự nhiên mờ dần dưới chân Lăng.
+ Bà cụ ra bờ sông tìm Thuỳ, dỗ dành Thuỳ về với gia đình
+ Các chi tiết về lời nói của bà cụ với Lăng: “Người chết thì phải đi thôi con ạ, đừng luấn quấn trần gian làm gì nữa. Bây giờ mày chỉ làm người ta sợ thôi!”; “Không, đi nhanh lên con, mặt trời sắp lên rồi. Cái lá ấy sẽ làm mày trở thành kẻ bị mọi người thù ghét. Bao giờ giỗ thì u lại khấn mày về với u, thế rồi Tết nhất lại về.”;...
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật bà cụ Lăng: một người mẹ rất mực yêu thương con; một bà lão nhân hậu, vị tha rất mực;... Bà cụ Lăng dù xua con về lại cõi ma nhưng vẫn hẹn “Bao giờ giỗ thì u lại khấn mày về với u, thế rồi Tết nhất lại về.”, chứng tỏ trong bà cũng có khao khát đoàn tụ như Lăng.
- Nhân vật Thuỳ:
+ Sau ngày Lăng đi bộ đồi, Thuỳ mang cây nhài ra trồng ở vườn và bảo bà cụ Lăng: “Con chờ anh Lăng suốt đời”.
+ Hiện giờ, Thuỳ đã có gia đình gồm chồng và năm đứa con.
+ Thỉnh thoảng Thuỳ vẫn ra bờ sông khóc và có những đêm Thuỳ cứ mải miết chèo đò qua sông đi tìm Lăng. Thuyền sang bờ bên kia nhưng rồi lại quay về. Gặp bà cụ Lăng, Thuỳ lại khóc rồi sau lại quay trở về nhà.
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật Thuỳ: một cô gái giàu tình cảm, biết lễ nghĩa, thuỷ chung son sắt,...
- Nhân vật Lăng:
+ Là con trai duy nhất của bà cụ Lăng, có người bạn gái là Thuỳ. Lăng đi bộ đội và hi sinh.
+ Mất chục năm sau khi hi sinh, Lăng cứ luẩn quẩn trong rừng. Sau anh gặp một ông cụ và được ông cho chiếc lá thần kì cùng lời dặn gài chiếc lá lên vành tai, anh có thể trở về quê hương.
+ Lăng tìm về quê hương nhưng không thể qua được con sông, anh gọi đò và thấy một người bịt kín mặt chèo đò qua sông đón anh. Anh nhìn đôi mắt rất quen nhưng rồi không dám nghĩ nữa.
+ Khói hương mịt mù ở ngôi đèn cạnh cây si khiến anh như bị dính chặt vào thuyền.
+ Các chi tiết về lời nói của Lăng với mẹ: “U, u có nhớ con không?”; “U ơi, u cố ăn uống cho khoẻ, u nhớ...”;...
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật Lăng: một chiến sĩ dũng cảm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ Tổ quốc; một chàng trai thuỷ chung trong tình yêu; một người con hiếu thảo; một con người luôn khao khát đoàn tụ, khao khát yêu thương;...
- Nhân vật bà cụ Lăng:
+ Trong đêm trước ngày con lên đường nhập ngũ, bà cụ ngồi trong nhà ngắm nhìn đứa con trai duy nhất, bà thấy mắt mình nhoà đi như khóc rồi thấy bóng Lăng cứ tự nhiên mờ dần dưới chân Lăng.
+ Bà cụ ra bờ sông tìm Thuỳ, dỗ dành Thuỳ về với gia đình
+ Các chi tiết về lời nói của bà cụ với Lăng: “Người chết thì phải đi thôi con ạ, đừng luấn quấn trần gian làm gì nữa. Bây giờ mày chỉ làm người ta sợ thôi!”; “Không, đi nhanh lên con, mặt trời sắp lên rồi. Cái lá ấy sẽ làm mày trở thành kẻ bị mọi người thù ghét. Bao giờ giỗ thì u lại khấn mày về với u, thế rồi Tết nhất lại về.”;...
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật bà cụ Lăng: một người mẹ rất mực yêu thương con; một bà lão nhân hậu, vị tha rất mực;... Bà cụ Lăng dù xua con về lại cõi ma nhưng vẫn hẹn “Bao giờ giỗ thì u lại khấn mày về với u, thế rồi Tết nhất lại về.”, chứng tỏ trong bà cũng có khao khát đoàn tụ như Lăng.
- Nhân vật Thuỳ:
+ Sau ngày Lăng đi bộ đồi, Thuỳ mang cây nhài ra trồng ở vườn và bảo bà cụ Lăng: “Con chờ anh Lăng suốt đời”.
+ Hiện giờ, Thuỳ đã có gia đình gồm chồng và năm đứa con.
+ Thỉnh thoảng Thuỳ vẫn ra bờ sông khóc và có những đêm Thuỳ cứ mải miết chèo đò qua sông đi tìm Lăng. Thuyền sang bờ bên kia nhưng rồi lại quay về. Gặp bà cụ Lăng, Thuỳ lại khóc rồi sau lại quay trở về nhà.
+ ...
⟶ Các chi tiết khắc hoạ hình tượng nhân vật Thuỳ: một cô gái giàu tình cảm, biết lễ nghĩa, thuỷ chung son sắt,...