Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như thế nào?
Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ra đời trong bối cảnh đặc biệt, khi hai sự việc sau đây diễn ra trong cùng một khoảng thời gian: Va-ren - đảng viên Đảng Xã hội Pháp - chuẩn bị sang Đông Dương nhậm chức Toàn quyền và nhà cách mạng Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt, toan tử hình (sau rút xuống án khổ sai chung thân). Nguyễn Ái Quốc đã kết nối hai sự kiện đó và viết nên tác phẩm.
Câu 2 [0]: Tác phẩm được chia thành năm phần rõ rệt. Hãy khái quát nội dung của từng phần.
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu có thể được chia thành năm phần với nội dung cụ thể:
- Phần 1 (từ Do sức ép của công luận ở Pháp ... Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.): Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh đối lập của các nhân vật (Va-ren mới nhậm chức Toàn quyền Đông Dương và bắt đầu hành trình đến Sài Gòn; nhà yêu nước Phan Bội Châu vẫn ở tù).
- Phần 2 (từ Đến Sài gòn thì ông Va-ren ... Phan Bội Châu vẫn nằm tù.): Sự xuất hiện của quan Toàn quyền Va-ren giữa Sài Gòn và chân dung “đa diện” của Va-ren trong mắt người dân.
- Phần 3 (từ Từ Sài Gòn ra Hà Nội ... Va-ren không hiểu Phan Bội Châu.): Va-ren bắt đầu những trò lố chính thức tại nơi giam giữ Phan Bội Châu, trước sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu.
- Phần 4 (từ Cuộc gặp gỡ chấm dứt ... như cánh ruồi lướt qua vậy.): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu kết thúc, hình ảnh Phan Bội Châu qua cái nhìn của anh lính dõng.
- Phần 5 (phần T.B): Thêm lời của một nhân chứng về thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren.
- Phần 1 (từ Do sức ép của công luận ở Pháp ... Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù.): Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh đối lập của các nhân vật (Va-ren mới nhậm chức Toàn quyền Đông Dương và bắt đầu hành trình đến Sài Gòn; nhà yêu nước Phan Bội Châu vẫn ở tù).
- Phần 2 (từ Đến Sài gòn thì ông Va-ren ... Phan Bội Châu vẫn nằm tù.): Sự xuất hiện của quan Toàn quyền Va-ren giữa Sài Gòn và chân dung “đa diện” của Va-ren trong mắt người dân.
- Phần 3 (từ Từ Sài Gòn ra Hà Nội ... Va-ren không hiểu Phan Bội Châu.): Va-ren bắt đầu những trò lố chính thức tại nơi giam giữ Phan Bội Châu, trước sự coi thường, khinh bỉ của Phan Bội Châu.
- Phần 4 (từ Cuộc gặp gỡ chấm dứt ... như cánh ruồi lướt qua vậy.): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu kết thúc, hình ảnh Phan Bội Châu qua cái nhìn của anh lính dõng.
- Phần 5 (phần T.B): Thêm lời của một nhân chứng về thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren.
Câu 3 [0]: Nhân vật chính trong truyện là ai? Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy?
- Nhân vật chính trong truyện là quan Toàn quyền Đông Dương Va-ren và nhà yêu nước nổi tiếng Việt Nam cụ Phan Bội Châu.
- Căn cứ xác định nhân vật chính: nhan đề tác phẩm; vai trò, tầm quan trọng của nhân vật trong cốt truyện và trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
- Căn cứ xác định nhân vật chính: nhan đề tác phẩm; vai trò, tầm quan trọng của nhân vật trong cốt truyện và trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm.
Câu 4 [0]: Câu chuyện tưởng tượng về việc Va-ren sang Việt Nam nhậm chức và gặp Phan Bội Châu được kể từ những điểm nhìn nào?
- Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ ba (người kể chuyện giấu mặt nhưng “biết tuốt”, đứng sau quan sát, đặt câu chuyện, nhân vật, sự kiện trong bối cảnh lịch sử, chính trị - xã hội nóng hổi đương thời để kể lại).
Ngôi kể thứ ba giúp bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh cảnh thời sự sống động của câu chuyện.
- Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ nhiều điểm nhìn, góc nhìn: góc nhìn của báo chí, công luận; góc nhìn của người dân Sài Gòn gồm đủ mọi giới, mọi lứa tuổi (trẻ em, phụ lão, nhà nho, phụ nữ,…); góc nhìn của hai nhân vật (Va-ren, Bội Châu nhìn nhau); góc nhìn của anh lính dõng An Nam;... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B cũng thể hiện cách nhìn nhiều phía thú vị đó trong văn bản truyện.
Sự kết hợp các góc nhìn giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại, nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Ngôi kể thứ ba giúp bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh cảnh thời sự sống động của câu chuyện.
- Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ nhiều điểm nhìn, góc nhìn: góc nhìn của báo chí, công luận; góc nhìn của người dân Sài Gòn gồm đủ mọi giới, mọi lứa tuổi (trẻ em, phụ lão, nhà nho, phụ nữ,…); góc nhìn của hai nhân vật (Va-ren, Bội Châu nhìn nhau); góc nhìn của anh lính dõng An Nam;... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B cũng thể hiện cách nhìn nhiều phía thú vị đó trong văn bản truyện.
Sự kết hợp các góc nhìn giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại, nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Câu 5 [0]: Liệt kê những hành động, lời nói của Va-ren trước và trong cuộc hội kiến với Phan Bội Châu tại nhà ngục Hoả Lò, từ đó nêu nhận xét về:
a. Tính cách của nhân vật Va-ren.
b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.
a. Tính cách của nhân vật Va-ren.
b. Nghệ thuật miêu tả, thể hiện tính cách nhân vật này của tác giả.


Câu 6 [0]: Kẻ bảng sau vào vở và liệt kê các chi tiết góp phần khắc hoạ chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:

Từ bảng trên, cho biết:
a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.
b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.

Từ bảng trên, cho biết:
a. Một số nét khác biệt trong tính cách của hai nhân vật Phan Bội Châu và Va-ren.
b. Sự khác biệt trong cách miêu tả, thể hiện tính cách của hai nhân vật.
Các chi tiết góp phần khắc hoạ chân dung của nhân vật Phan Bội Châu trong văn bản:



Câu 7 [0]: Câu chuyện được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
- Câu chuyện được kể từ ngôi kể thứ ba (người kể chuyện giấu mặt nhưng “biết tuốt”, đứng sau quan sát, đặt câu chuyện, nhân vật, sự kiện trong bối cảnh lịch sử, chính trị - xã hội nóng hổi đương thời để kể lại).
Ngôi kể thứ ba giúp bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh cảnh thời sự sống động của câu chuyện.
- Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ nhiều điểm nhìn, góc nhìn: góc nhìn của báo chí, công luận; góc nhìn của người dân Sài Gòn gồm đủ mọi giới, mọi lứa tuổi (trẻ em, phụ lão, nhà nho, phụ nữ,…); góc nhìn của hai nhân vật (Va-ren, Bội Châu nhìn nhau); góc nhìn của anh lính dõng An Nam;... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B cũng thể hiện cách nhìn nhiều phía thú vị đó trong văn bản truyện.
Sự kết hợp các góc nhìn giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại, nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Ngôi kể thứ ba giúp bao quát sự việc, làm sống dậy không chỉ các nhân vật mà còn bối cảnh cảnh thời sự sống động của câu chuyện.
- Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ nhiều điểm nhìn, góc nhìn: góc nhìn của báo chí, công luận; góc nhìn của người dân Sài Gòn gồm đủ mọi giới, mọi lứa tuổi (trẻ em, phụ lão, nhà nho, phụ nữ,…); góc nhìn của hai nhân vật (Va-ren, Bội Châu nhìn nhau); góc nhìn của anh lính dõng An Nam;... Kết thúc truyện với hai phương án và một T.B cũng thể hiện cách nhìn nhiều phía thú vị đó trong văn bản truyện.
Sự kết hợp các góc nhìn giúp cho hai nhân vật Phan Bội Châu và nhất là Va-ren hiện lên trong sự đối lập gay gắt: Va-ren càng giả trá, đê tiện, đáng khả nghi, thất bại, nhục nhã trong cuộc hội kiến bao nhiêu thì cụ Phan Bội Châu càng hiện lên cao quý, lẫm liệt bấy nhiêu.
Câu 8 [0]: Cảm hứng trào lộng được thể hiện ở những phương diện nào của tác phẩm?
Cảm hứng trào lộng (trào lộng: có tính chất chế giễu để đùa cợt, gây cười) được thể hiện ở các phương diện:
- Ngôn ngữ, giọng điệu (nói mỉa: nửa chính thức hứa, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!,...).
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật (qua cách để hình tượng nhân vật Va-ren hiện lên dị hợm qua lăng kính của các nhân vật khác (đội mũ hai sừng, mặc áo dài, chân đi ủng, “rậm râu, sâu mắt”,...). - Sự việc Va-ren được đón tiếp rềnh rang ở Huế.
- Sự đối lập giữa Va-ren - một thuyết khách tỏ ra tự tin, thao thao bất tuyệt với Phan Bội Châu chỉ thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
- Đoạn tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren lôi kéo sự chú ý của người đọc.
⟶ Yếu tố trào lộng khiến câu chuyện hóm hỉnh nhưng hàm chứa ý vị đả kích sâu cay.
- Ngôn ngữ, giọng điệu (nói mỉa: nửa chính thức hứa, giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, Thật là lộn xộn! Thật là nhốn nháo!,...).
- Nghệ thuật khắc hoạ nhân vật (qua cách để hình tượng nhân vật Va-ren hiện lên dị hợm qua lăng kính của các nhân vật khác (đội mũ hai sừng, mặc áo dài, chân đi ủng, “rậm râu, sâu mắt”,...). - Sự việc Va-ren được đón tiếp rềnh rang ở Huế.
- Sự đối lập giữa Va-ren - một thuyết khách tỏ ra tự tin, thao thao bất tuyệt với Phan Bội Châu chỉ thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.
- Đoạn tái bút với sự quả quyết của nhân chứng thứ hai rằng Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt Va-ren lôi kéo sự chú ý của người đọc.
⟶ Yếu tố trào lộng khiến câu chuyện hóm hỉnh nhưng hàm chứa ý vị đả kích sâu cay.
Câu 9 [0]: Nêu cảm nhận của anh/chị về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm.
Ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm:
- Có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (ví dụ: giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, kẻ phản bội nhục nhã,...) và lời các nhân vật (“Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ!”, “Rậm râu, sâu mắt!”,...).
- Đậm màu sắc châm biếm, đả kích dành cho nhân vật quan toàn quyền Va-ren (ví dụ: giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, “Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ!”, “Rậm râu, sâu mắt!”, kẻ phản bội nhục nhã,...) nhưng hết sức trân trọng, kính quý đối với Phan Bội Châu (ví dụ: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng, có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy).
- Có sự đan xen giữa lời người kể chuyện (ví dụ: giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, kẻ phản bội nhục nhã,...) và lời các nhân vật (“Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ!”, “Rậm râu, sâu mắt!”,...).
- Đậm màu sắc châm biếm, đả kích dành cho nhân vật quan toàn quyền Va-ren (ví dụ: giả thử cứ cho rằng một vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa, “Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ!”, “Rậm râu, sâu mắt!”, kẻ phản bội nhục nhã,...) nhưng hết sức trân trọng, kính quý đối với Phan Bội Châu (ví dụ: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được hai mươi triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng, có thể là lúc ấy Phan Bội Châu có mỉm cười, mỉm cười một cách kín đáo, vô hình và im lặng, như cánh ruồi lướt qua vậy).
Câu 10 [0]: Phần kết thúc của tác phẩm có điểm gì đáng chú ý? Theo anh/chị, còn có những phương án kết thúc nào khác có thể nghĩ đến (xét theo góc nhìn của người sáng tác)?
- Phần kết thúc của tác phẩm không khép lại câu chuyện mà lại mở ra, khơi gợi nhiều hình dung, tưởng tượng, suy nghĩ trong người đọc. Qua đó tác giả đã thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán với nhân vật Va-ren, đề cao tính chính nghĩa, nhân cách cao đẹp của nhân vật Phan Bội Châu.
- Không dễ để hình dung về một phương án kết thúc nào khác cho câu chuyện bởi lẽ kết thúc truyện của Nguyễn Ái Quốc thực sự rất phù hợp với đặc điểm tính cách của các nhân vật trong tác phẩm.
- Không dễ để hình dung về một phương án kết thúc nào khác cho câu chuyện bởi lẽ kết thúc truyện của Nguyễn Ái Quốc thực sự rất phù hợp với đặc điểm tính cách của các nhân vật trong tác phẩm.