Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Nêu các chi tiết, sự kiện trong đoạn trích cho thấy tình thế hiểm nghèo của Kiên và đồng đội. Trong tình thế đó, Kiên và Hoà đã có phản ứng như thế nào?
- Tình thế hiểm nghèo của Kiên và đồng đội: Kiên và đồng đội phải tháo chạy, lực lượng tơi tả (thiếu lương thực và đạn dược, thương binh ngày càng nhiều mà tải thương ngày càng ít), bị lạc đường đến một đầm lầy không thể vượt qua, đụng độ với toán lính Mỹ và chịu hi sinh.
Tình thế đó được nhà văn Bảo Ninh khắc hoạ qua nhiều chi tiết:
+ Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy.
+ Gặp và sáp nhập với một đoàn chừng hai chục cáng thương đã quá tơi tả.
+ Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt.
+ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc
+ Tứ bề toàn lính Mỹ; Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành.
+ Ngày thứ ba, họ gặp một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Phản ứng của Kiên và Hoà:
+ Trong tình thế lạc đường, Kiên mất bình tĩnh, tỏ thái độ thất vọng, nóng giận, hung dữ với cô giao liên Hoà:
• Anh mỉa mai cô: “cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không?”, “Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?”
• Rồi lên án, kết tội cô: “Không phải lỗi lầm mà là một tội ác!”, “Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa!”
Trong tình huống lạc đường và trước phản ứng của Kiên, Hoà:
• Đã rất thất vọng và hối hận: “Chết rồi! Hồ Cá Sấu!”, “Em có lỗi!”
• Song bằng kinh nghiệm đưa đường, cô cũng quyết tâm sửa lỗi và nhanh trí nhận định tình hình: “Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...”; “Không, Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.”
+ Khi tìm được đường giao liên, Kiên bình tĩnh, lòng dịu lại, cảm thấy hối lỗi vì thái độ, lời nói của mình với Hoà trước đó. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng chưa biết nói thế nào. Hoà cũng không để bụng sự nóng giận của Kiên trước đó. Cuộc trò chuyện giữa hai người diễn ra như chưa hề có tình huống bĩ cực trước đó. Sau cùng, Kiên quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu.
+ Trong tình thế đối mặt với toán lính Mỹ: Ban đầu, Kiên sợ hãi, căng thẳng, chọn cách ẩn nấp. Sau đó, khi chứng kiến hành động chiến đấu tuyệt vọng của Hoà, Kiên đau đớn, chịu đựng trong căm phẫn, bất lực.
Tình thế đó được nhà văn Bảo Ninh khắc hoạ qua nhiều chi tiết:
+ Trong không đầy nửa tháng mùa khô, hai lần bị bao vây, hai lần liều mạng mở đường máu, đơn vị Kiên tan nát, vụn ra từng tốp, vừa đánh vừa chạy.
+ Gặp và sáp nhập với một đoàn chừng hai chục cáng thương đã quá tơi tả.
+ Đạn dược thiếu, lương thực gần nhẵn. Sức cùng lực kiệt.
+ có một giao liên dẫn đường nhưng lại là nữ giao liên, mà gái Bắc
+ Tứ bề toàn lính Mỹ; Bom pháo tơi bời, trực thăng và thám báo hoành hành.
+ Ngày thứ ba, họ gặp một đầm lầy không thể có cách nào vượt qua.
- Phản ứng của Kiên và Hoà:
+ Trong tình thế lạc đường, Kiên mất bình tĩnh, tỏ thái độ thất vọng, nóng giận, hung dữ với cô giao liên Hoà:
• Anh mỉa mai cô: “cô muốn đưa chúng tôi đến để vãng cảnh phải không?”, “Cô sẽ cho anh em thương binh tắm bùn chứ?”
• Rồi lên án, kết tội cô: “Không phải lỗi lầm mà là một tội ác!”, “Cần phải xử bắn cô. Hiểu chưa!”
Trong tình huống lạc đường và trước phản ứng của Kiên, Hoà:
• Đã rất thất vọng và hối hận: “Chết rồi! Hồ Cá Sấu!”, “Em có lỗi!”
• Song bằng kinh nghiệm đưa đường, cô cũng quyết tâm sửa lỗi và nhanh trí nhận định tình hình: “Tôi sẽ chuộc tội, tôi xin chuộc tội này... Tôi sẽ tìm thấy đường...”; “Không, Hồ Cá Sấu, nghĩa là cũng rất gần bờ sông... Đồng chí cứ để tôi đi lần lại đường. Sẽ tìm thấy ngay thôi... Giờ thì ta tạm lui về ẩn dưới cái khe cạn vừa vượt qua khi nãy. Cho tôi thời gian xác định lại lối ra bờ sông. Rồi đến tối sẽ hành quân tiếp.”
+ Khi tìm được đường giao liên, Kiên bình tĩnh, lòng dịu lại, cảm thấy hối lỗi vì thái độ, lời nói của mình với Hoà trước đó. Anh muốn khen ngợi cô, muốn xin lỗi vì đã nặng lời nhưng chưa biết nói thế nào. Hoà cũng không để bụng sự nóng giận của Kiên trước đó. Cuộc trò chuyện giữa hai người diễn ra như chưa hề có tình huống bĩ cực trước đó. Sau cùng, Kiên quàng tay ôm lấy vai Hoà. Trìu mến, dịu hiền, Hoà từ từ ngả đầu vào vai anh. Họ ngồi tựa vào nhau như thế một lúc nữa, một lúc lâu.
+ Trong tình thế đối mặt với toán lính Mỹ: Ban đầu, Kiên sợ hãi, căng thẳng, chọn cách ẩn nấp. Sau đó, khi chứng kiến hành động chiến đấu tuyệt vọng của Hoà, Kiên đau đớn, chịu đựng trong căm phẫn, bất lực.
Câu 2 [0]: Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ. Vì sao Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau khi đối mặt với kẻ thù?
- Diễn biến tâm trạng và hành động của Kiên và Hoà khi đối mặt với toán lính Mỹ:
+ Ban đầu Kiên bị sốc, sợ hãi khi phát hiện toán lính Mỹ. (Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống.)
Sau đó, anh căng thẳng, sẵn sàng tự vệ và cam lòng nín lặng để tránh bị phát hiện nhằm bảo vệ đồng đội đang ẩn nấp dưới khe cạn. (Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm.; Kiên run rẩy nghĩ)
Khi chứng kiến những phản ứng nhanh chóng, quyết liệt của Hoà, anh choáng váng, uất hận, đau đớn trước sự hi sinh của đồng đội nhưng vẫn phải nín lặng vì ý thức được nhiệm vụ phải đưa đoàn tải thương đến nơi an toàn, không để sự hi sinh của Hoà thành vô nghĩa (nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. (...) cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. (...) lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.)
+ Hoà đã có những phản ứng nhanh chóng, táo bạo, quyết liệt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đồng đội: lẳng lặng trườn xa chỗ (...) nấp; bắn vào toán lính Mỹ; quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng, kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn - nơi đoàn tải thương đang trú náu.
- Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau vì:
+ Thứ nhất, Hoà là người có khả năng phân tích tình huống và ý thức trách nhiệm khác với Kiên. Hoà nhanh chóng nhận ra nguy hiểm và đưa ra quyết định hành động táo bạo, trong khi Kiên mất thời gian hơn để thấu hiểu và phản ứng.
+ Thứ hai, Hoà cảm thấy có lỗi và sẵn lòng chuộc lỗi bằng hành động chiến đấu và hi sinh, trong khi Kiên phải nín lặng để bảo về đồng đội, không đề sự hi sinh của Hoà thành vô nghĩa.
+ Ban đầu Kiên bị sốc, sợ hãi khi phát hiện toán lính Mỹ. (Kiên sững lại. Nghẽn trong cổ họng một tiếng kêu. Kiên tái mặt kéo Hoà ngồi thụp xuống.)
Sau đó, anh căng thẳng, sẵn sàng tự vệ và cam lòng nín lặng để tránh bị phát hiện nhằm bảo vệ đồng đội đang ẩn nấp dưới khe cạn. (Kiên xiết chặt quả lựu đạn, lòng tê bại, thấp thỏm.; Kiên run rẩy nghĩ)
Khi chứng kiến những phản ứng nhanh chóng, quyết liệt của Hoà, anh choáng váng, uất hận, đau đớn trước sự hi sinh của đồng đội nhưng vẫn phải nín lặng vì ý thức được nhiệm vụ phải đưa đoàn tải thương đến nơi an toàn, không để sự hi sinh của Hoà thành vô nghĩa (nín lặng, gần như nín cả thở nữa, Kiên cứ như thế quỳ mãi, náu kín mình sau lùm cây ở bìa rừng. (...) cái dấu chấm hết ấy vẫn bị giữ lại khư khư trong lòng bàn tay Kiên. Hoàng hôn trùm lấp anh. (...) lẳng lặng anh tra lại chốt cho quả u ét rồi từ từ bò lui. Và cùng với bóng tối đang buông xuống rừng từng đợt anh êm thấm trở về chỗ khe cạn.)
+ Hoà đã có những phản ứng nhanh chóng, táo bạo, quyết liệt, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đồng đội: lẳng lặng trườn xa chỗ (...) nấp; bắn vào toán lính Mỹ; quăng khẩu súng hết đạn về phía bọn Mỹ đang chồm dậy, và xoay người chạy lao ra khỏi rừng băng vào trong trảng, kéo chúng ra xa Kiên, đồng thời cũng hút chúng lệch khỏi vệt đường có thể dẫn tới khe cạn - nơi đoàn tải thương đang trú náu.
- Kiên và Hoà có những phản ứng khác nhau vì:
+ Thứ nhất, Hoà là người có khả năng phân tích tình huống và ý thức trách nhiệm khác với Kiên. Hoà nhanh chóng nhận ra nguy hiểm và đưa ra quyết định hành động táo bạo, trong khi Kiên mất thời gian hơn để thấu hiểu và phản ứng.
+ Thứ hai, Hoà cảm thấy có lỗi và sẵn lòng chuộc lỗi bằng hành động chiến đấu và hi sinh, trong khi Kiên phải nín lặng để bảo về đồng đội, không đề sự hi sinh của Hoà thành vô nghĩa.
Câu 3 [0]: Nhận xét về cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích trên.
Cốt truyện và cách kể chuyện của Bảo Ninh qua đoạn trích
- Cốt truyện của đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
+ Có tính chất tuyến tính, liền mạch, khác hẳn cốt truyện phi tuyến tính và đoản mạch bao trùm toàn bộ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Ở đây, cốt truyện thể hiện hành trình tháo chạy - lạc lối - tìm đường - đụng độ - hi sinh - sống sót của nhân vật Kiên, Hoà và đồng đội trong bối cảnh rừng rậm hoang sơ đầy rủi ro, bí ẩn, nguy hiểm. Căng thẳng, hồi hộp và kịch tính là nét nổi bật mà chuỗi sự kiện này tạo ra.
+ Các chi tiết, sự kiện tạo nên cốt truyện được tác giả sắp đặt có lớp lang, tuần tự gắn liền với việc mô tả cảnh quan thiên nhiên hoang dã cùng tâm trạng sợ hãi, bất an của nhân vật chính. Tất cả tạo nên bức tranh ấn tượng và sống động về khoảnh khắc chiến đấu, hi sinh cùng nỗi đau thương mà con người phải trải qua trong chiến tranh.
- Cách kể chuyện:
+ Mô tả chi tiết, tạo dựng nhiều hình ảnh ấn tượng, sống động tạo ra không khí và cảm xúc đặc biệt cho câu chuyện. Nhà văn kết hợp giữa các hành động di chuyển, dừng nghỉ, đụng độ, chiến đấu, tháo chạy một cách kịch tính, duy trì sự hứng thú theo dõi của độc giả. Tác giả đã tạo dựng một chuỗi sự việc tiếp diễn liên tục, không gián đoạn, từ quá khứ đến hiện tại, từ cảm xúc cá nhân đến tình cảm đồng đội. Cách ông mô tả cảnh rừng qua màu sắc, mùi vị, âm thanh và sự chuyển động của nhân vật giúp độc giả hình dung một cách chân thực về bối cảnh, sự khắc nghiệt, hồi hộp và căng thẳng đến nghẹt thở của hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh.
+ Khám phá tâm lí của nhân vật Kiên qua tình huống trải nghiệm và qua góc nhìn của người kể chuyện từng trải. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiên, độc giả đồng cảm và hiểu rõ hơn tình huống trải nghiệm khó khăn và nỗi buồn chiến tranh mà nhân vật đã trải qua.
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phong phú và chính xác. Cách ông chọn từ ngữ và cấu trúc câu giúp tạo ra không khí đặc biệt căng thẳng, hồi hộp nhưng vẫn có được độ sâu lắng của trải nghiệm, làm nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
+ Phối hợp giữa giọng trầm lặng và bi thương tạo nên một tình cảm buồn bã, thương tâm. Cách tác giả trình bày những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc của Kiên về chiến tranh làm tăng thêm sự xúc động và lòng khát khao hoà bình.
Tóm lại, nhà văn Bảo Ninh đã sử dụng một cách kể chuyện linh hoạt và đầy sức mạnh để truyền tải khía cạnh buồn đau của chiến tranh, tạo ra một đoạn trích vừa kịch tính vừa trầm buồn.
- Cốt truyện của đoạn trích Ánh sáng cứu rỗi
+ Có tính chất tuyến tính, liền mạch, khác hẳn cốt truyện phi tuyến tính và đoản mạch bao trùm toàn bộ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Ở đây, cốt truyện thể hiện hành trình tháo chạy - lạc lối - tìm đường - đụng độ - hi sinh - sống sót của nhân vật Kiên, Hoà và đồng đội trong bối cảnh rừng rậm hoang sơ đầy rủi ro, bí ẩn, nguy hiểm. Căng thẳng, hồi hộp và kịch tính là nét nổi bật mà chuỗi sự kiện này tạo ra.
+ Các chi tiết, sự kiện tạo nên cốt truyện được tác giả sắp đặt có lớp lang, tuần tự gắn liền với việc mô tả cảnh quan thiên nhiên hoang dã cùng tâm trạng sợ hãi, bất an của nhân vật chính. Tất cả tạo nên bức tranh ấn tượng và sống động về khoảnh khắc chiến đấu, hi sinh cùng nỗi đau thương mà con người phải trải qua trong chiến tranh.
- Cách kể chuyện:
+ Mô tả chi tiết, tạo dựng nhiều hình ảnh ấn tượng, sống động tạo ra không khí và cảm xúc đặc biệt cho câu chuyện. Nhà văn kết hợp giữa các hành động di chuyển, dừng nghỉ, đụng độ, chiến đấu, tháo chạy một cách kịch tính, duy trì sự hứng thú theo dõi của độc giả. Tác giả đã tạo dựng một chuỗi sự việc tiếp diễn liên tục, không gián đoạn, từ quá khứ đến hiện tại, từ cảm xúc cá nhân đến tình cảm đồng đội. Cách ông mô tả cảnh rừng qua màu sắc, mùi vị, âm thanh và sự chuyển động của nhân vật giúp độc giả hình dung một cách chân thực về bối cảnh, sự khắc nghiệt, hồi hộp và căng thẳng đến nghẹt thở của hoàn cảnh chiến đấu và hi sinh.
+ Khám phá tâm lí của nhân vật Kiên qua tình huống trải nghiệm và qua góc nhìn của người kể chuyện từng trải. Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật Kiên, độc giả đồng cảm và hiểu rõ hơn tình huống trải nghiệm khó khăn và nỗi buồn chiến tranh mà nhân vật đã trải qua.
+ Sử dụng ngôn ngữ miêu tả phong phú và chính xác. Cách ông chọn từ ngữ và cấu trúc câu giúp tạo ra không khí đặc biệt căng thẳng, hồi hộp nhưng vẫn có được độ sâu lắng của trải nghiệm, làm nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.
+ Phối hợp giữa giọng trầm lặng và bi thương tạo nên một tình cảm buồn bã, thương tâm. Cách tác giả trình bày những suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc của Kiên về chiến tranh làm tăng thêm sự xúc động và lòng khát khao hoà bình.
Tóm lại, nhà văn Bảo Ninh đã sử dụng một cách kể chuyện linh hoạt và đầy sức mạnh để truyền tải khía cạnh buồn đau của chiến tranh, tạo ra một đoạn trích vừa kịch tính vừa trầm buồn.
Câu 4 [0]: Trong đoạn trích, anh/chị có ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?
Học sinh lựa chọn chi tiết khiến bản thân có ấn tượng nhất, đồng thời lí giải thuyết phục nguyên nhân khiến mình có ấn tượng đó. Chẳng hạn:
Chi tiết Hoà lẳng lặng trườn khỏi chỗ ẩn nấp, kéo sự chú ý của quân giặc về phía mình để tránh cho Kiên và đoàn tải thương khỏi nguy hiểm. Phản ứng của Hoà hoàn toàn tự nguyện, chủ động, thể hiện rõ nét đức vị tha, hi sinh cao cả của người con gái làm công tác giao liên trong chiến tranh...
Chi tiết Hoà lẳng lặng trườn khỏi chỗ ẩn nấp, kéo sự chú ý của quân giặc về phía mình để tránh cho Kiên và đoàn tải thương khỏi nguy hiểm. Phản ứng của Hoà hoàn toàn tự nguyện, chủ động, thể hiện rõ nét đức vị tha, hi sinh cao cả của người con gái làm công tác giao liên trong chiến tranh...
Câu 5 [0]: Tại sao kỉ niệm về Hoà là kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức chiến tranh của Kiên?
Kỉ niệm về Hoà là kỉ niệm bi thảm, thương tâm và hiểm nghèo nhất trong kí ức chiến tranh của Kiên vì:
- Kiên có sự hiểu biết, tôn trọng và yêu mến Hoà: Ban đầu, quan hệ giữa Kiên và Hoà chỉ là sự kết ghép nhất thời do tình cờ. Trong tình thế hiểm nghèo Hoà dẫn lạc đường đến hồ Cá Sấu, Kiên nóng nảy, tức giận. Sau đó, nhờ tìm được đường giao liên và cùng trò chuyện, chia sẻ, Kiên có cảm tình với Hoà, họ tin cậy, nương tựa lẫn nhau. Hành động chiến đấu của Hoà làm Kiên bất ngờ, sửng sốt. Sự hi sinh của Hoà làm Kiên đau lòng, xúc động sâu xa: Kiên mất đi một người đồng đội can đảm, anh dũng, nhân hậu, trong sáng.
- Hoà có tinh thần chiến đấu táo bạo, mưu trí, chịu sự hi sinh thương tâm: Hoà và Kiên rơi vào tình thế hiểm nghèo, tính mạng của bản thân và đồng đội như “ngàn cân treo sợi tóc”. Hành động táo bạo, mưu trí, dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hi sinh của Hoà khi đối mặt với sức mạnh vượt trội và sự tàn ác của kẻ thù là một hình ảnh đẹp đẽ, cao cả. Hoà hi sinh trước mắt Kiên khiến anh mang phức cảm chiến bại, đau đớn, căm hận, thương xót.
- Hoà hi sinh để Kiên sống sót: Kiên cam chịu, bất lực, đau đớn chứng kiến cái chết thương tâm của Hoà không phải vì anh hèn nhát, bỏ mặc đồng đội đơn độc mà vì anh nhân thấy bản thân sẽ hi sinh vô ích trong khi sự sống còn của đoàn tải thương đang ẩn nấp dưới khe phụ thuộc hoàn toàn vào anh. Tình thế bị thảm này khiến Kiên day dứt, không thể nguôi ngoai, thúc đẩy anh suy nghĩ sâu sắc về chiến tranh và đồng đội, về sự hi sinh và sự sống sót: nỗi buồn chiến tranh nay là nỗi buồn được sống sót, là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Kiên.
- Kiên có sự hiểu biết, tôn trọng và yêu mến Hoà: Ban đầu, quan hệ giữa Kiên và Hoà chỉ là sự kết ghép nhất thời do tình cờ. Trong tình thế hiểm nghèo Hoà dẫn lạc đường đến hồ Cá Sấu, Kiên nóng nảy, tức giận. Sau đó, nhờ tìm được đường giao liên và cùng trò chuyện, chia sẻ, Kiên có cảm tình với Hoà, họ tin cậy, nương tựa lẫn nhau. Hành động chiến đấu của Hoà làm Kiên bất ngờ, sửng sốt. Sự hi sinh của Hoà làm Kiên đau lòng, xúc động sâu xa: Kiên mất đi một người đồng đội can đảm, anh dũng, nhân hậu, trong sáng.
- Hoà có tinh thần chiến đấu táo bạo, mưu trí, chịu sự hi sinh thương tâm: Hoà và Kiên rơi vào tình thế hiểm nghèo, tính mạng của bản thân và đồng đội như “ngàn cân treo sợi tóc”. Hành động táo bạo, mưu trí, dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hi sinh của Hoà khi đối mặt với sức mạnh vượt trội và sự tàn ác của kẻ thù là một hình ảnh đẹp đẽ, cao cả. Hoà hi sinh trước mắt Kiên khiến anh mang phức cảm chiến bại, đau đớn, căm hận, thương xót.
- Hoà hi sinh để Kiên sống sót: Kiên cam chịu, bất lực, đau đớn chứng kiến cái chết thương tâm của Hoà không phải vì anh hèn nhát, bỏ mặc đồng đội đơn độc mà vì anh nhân thấy bản thân sẽ hi sinh vô ích trong khi sự sống còn của đoàn tải thương đang ẩn nấp dưới khe phụ thuộc hoàn toàn vào anh. Tình thế bị thảm này khiến Kiên day dứt, không thể nguôi ngoai, thúc đẩy anh suy nghĩ sâu sắc về chiến tranh và đồng đội, về sự hi sinh và sự sống sót: nỗi buồn chiến tranh nay là nỗi buồn được sống sót, là ánh sáng cứu rỗi cuộc đời Kiên.
Câu 6 [0]: Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội như thế nào? Anh/Chị ấn tượng với cảm nghĩ nào nhất? Vì sao?
- Suy nghĩ, cảm nhận của Kiên về chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội:
+ Chiến tranh là những kí ức kinh hoàng, thương tâm, đau buồn, mãi mãi ám ảnh tâm trí người lính đã từng kinh qua trận mạc.
+ Sự hi sinh như một lẽ sống giản dị của đồng đội đã làm sáng danh đất nước, làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, giúp Kiên và những người được sống sót có khả năng đối diện và vượt qua nỗi đau chiến tranh.
- HS lựa chọn bày tỏ ấn tượng về cảm nghĩ của Kiên về chiến tranh và đồng đội theo quan điểm cá nhân. Chẳng hạn: Bày tỏ về một cảm nghĩ hết sức ấn tượng của Kiên: Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh.
+ Cảm nghĩ này thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn nhân vật Kiên. Nó làm rõ nỗi đau khổ và tổn thương mà người lính phải chịu đựng, không chỉ bởi những mất mát về thân thể mà còn bởi những chấn thương về tâm hồn. Cụm từ nỗi buồn được sống sót đã làm rõ ý niệm về sự sống sót trong chiến tranh: đó không phải là may mắn, niềm vui cũng không chỉ đơn thuần là sự tồn tại về sinh mạng mà là sự sống sót mang theo chấn thương tinh thần.
+ Cảm nhận trên của Kiên không chứa đựng những sự kiện, hình ảnh kịch tính, căng thẳng như trong đoạn hồi ức trước đó. Nó cũng không có màu sắc lãng mạn hay hào hùng mà mang vẻ trầm lặng, u buồn. Việc lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt có nhịp điệu của tác giả tạo nên một câu văn giàu suy ngẫm, đậm tính trữ tình, có giá trị nhận thức sâu sắc, mới lạ.
+ Chiến tranh là những kí ức kinh hoàng, thương tâm, đau buồn, mãi mãi ám ảnh tâm trí người lính đã từng kinh qua trận mạc.
+ Sự hi sinh như một lẽ sống giản dị của đồng đội đã làm sáng danh đất nước, làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, giúp Kiên và những người được sống sót có khả năng đối diện và vượt qua nỗi đau chiến tranh.
- HS lựa chọn bày tỏ ấn tượng về cảm nghĩ của Kiên về chiến tranh và đồng đội theo quan điểm cá nhân. Chẳng hạn: Bày tỏ về một cảm nghĩ hết sức ấn tượng của Kiên: Bây giờ đây chỉ có nỗi buồn, mênh mang nỗi buồn - nỗi buồn được sống sót, nỗi buồn chiến tranh.
+ Cảm nghĩ này thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong tâm hồn nhân vật Kiên. Nó làm rõ nỗi đau khổ và tổn thương mà người lính phải chịu đựng, không chỉ bởi những mất mát về thân thể mà còn bởi những chấn thương về tâm hồn. Cụm từ nỗi buồn được sống sót đã làm rõ ý niệm về sự sống sót trong chiến tranh: đó không phải là may mắn, niềm vui cũng không chỉ đơn thuần là sự tồn tại về sinh mạng mà là sự sống sót mang theo chấn thương tinh thần.
+ Cảm nhận trên của Kiên không chứa đựng những sự kiện, hình ảnh kịch tính, căng thẳng như trong đoạn hồi ức trước đó. Nó cũng không có màu sắc lãng mạn hay hào hùng mà mang vẻ trầm lặng, u buồn. Việc lựa chọn ngôn từ và cách diễn đạt có nhịp điệu của tác giả tạo nên một câu văn giàu suy ngẫm, đậm tính trữ tình, có giá trị nhận thức sâu sắc, mới lạ.
Câu 7 [0]: Nhan đề Ánh sáng cứu rỗi có liên quan như thế nào đến chủ đề của đoạn trích? Nếu được đặt lại, anh/chị sẽ chọn nhan đề gì?
- Nhan đề Ánh sáng cứu rỗi gắn liền với cảm nhận, suy nghĩ của Kiên về sự hi sinh của Hoà, sự sống sót của Kiên và đồng đội. Nhan đề này hướng vào khía cạnh tâm lí, tinh thần của nhân vật Kiên khi anh đối mặt với tình huống đặc biệt khó khăn, nguy hiểm trong chiến tranh, trải nghiệm cảm giác sợ hãi, đau đớn, uất giận và căm hờn khi tận mắt chứng kiến sự hi sinh thương tâm của đồng đội. Nhan đề biểu hiện cho hi vọng, niềm tin, đồng thời là một khám phá về ý nghĩa của nỗi buồn chiến tranh: nỗi buồn của sự hi sinh và sự sống còn.
- HS có thể đặt một số nhan đề khác có khả năng phản ánh sâu sắc, cụ thể nội dung của đoạn trích theo quan điểm riêng của các em. Chẳng hạn: Ánh sáng thức tỉnh, Cái giá của sự sống, Nỗi buồn sống sót,...
- HS có thể đặt một số nhan đề khác có khả năng phản ánh sâu sắc, cụ thể nội dung của đoạn trích theo quan điểm riêng của các em. Chẳng hạn: Ánh sáng thức tỉnh, Cái giá của sự sống, Nỗi buồn sống sót,...