Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [0]: Nêu ấn tượng ban đầu của anh/chị về nét khác biệt của đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học.
Nét khác biệt của đoạn trích này so với các đoạn trích tiểu thuyết khác đã học (Hạnh phúc của một tang gia, Xuân Tóc đỏ cứu quốc, Ánh sáng cứu rỗi)
Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh không thiên về việc trần thuật các sự việc, sự kiện mà chủ yếu đi sâu vào diễn biến tâm trạng nhân vật Kiên với rất nhiều trạng thái tâm lí phức tạp của anh từ khi sáng tạo thiên truyện đầu tiên đến những trang bản thảo tiểu thuyết tiếp theo (phần 1) cùng những cảm nghĩ của nhân vật “tôi” khi đọc xấp bản thảo Kiên để lại (phần 2). Theo đó, phức hợp tâm lí trong mỗi nhân vật mới là điều Bảo Ninh tập trung diễn tả trong đoạn trích.
Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh không thiên về việc trần thuật các sự việc, sự kiện mà chủ yếu đi sâu vào diễn biến tâm trạng nhân vật Kiên với rất nhiều trạng thái tâm lí phức tạp của anh từ khi sáng tạo thiên truyện đầu tiên đến những trang bản thảo tiểu thuyết tiếp theo (phần 1) cùng những cảm nghĩ của nhân vật “tôi” khi đọc xấp bản thảo Kiên để lại (phần 2). Theo đó, phức hợp tâm lí trong mỗi nhân vật mới là điều Bảo Ninh tập trung diễn tả trong đoạn trích.
Câu 2 [0]: Tóm tắt nội dung từng phần của đoạn trích. Qua các nội dung đó, anh/chị hiểu thêm điều gì về yếu tố sự kiện vốn được xem là một vật liệu cơ bản dùng để xây dựng tác phẩm truyện (trong đó có tiểu thuyết)?
- Đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh gồm hai phần:
+ Phần thứ nhất: Trạng thái thần hứng khiến Kiên - “nhà văn của phường” bắt đầu thiên truyện đầu tiên và tiếp tục bằng những trang bản thảo tiểu thuyết về cuộc đời đã qua, về tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh.
+ Phần thứ hai: Nhân vật “tôi” với những trang bản thảo tiểu thuyết lộn xộn, rối bời, đứt gãy của Kiên; sự thấu hiểu, đồng điệu, sẻ chia của “tôi” với nỗi buồn chiến tranh mênh mang, cao cả trong Kiên.
- Đoạn trích rõ ràng không tập trung kể việc hay tạo dựng sự kiện mà chủ yếu lặn sâu vào nội tâm, vào dòng cảm xúc, suy nghĩ bên trong tâm hồn nhân vật. Đây chính là một trong những yếu tố căn cốt khiến đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và toàn thiên tiểu thuyết của Bảo Ninh nói chung mang đậm đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại. Giá trị nhân văn, chiều sâu nhân bản (được thể hiện trong cách lặn sâu vào nội tâm con người để phân tích, khám phá, cắt nghĩa, lí giải) theo đó càng thêm sâu sắc.
+ Phần thứ nhất: Trạng thái thần hứng khiến Kiên - “nhà văn của phường” bắt đầu thiên truyện đầu tiên và tiếp tục bằng những trang bản thảo tiểu thuyết về cuộc đời đã qua, về tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh.
+ Phần thứ hai: Nhân vật “tôi” với những trang bản thảo tiểu thuyết lộn xộn, rối bời, đứt gãy của Kiên; sự thấu hiểu, đồng điệu, sẻ chia của “tôi” với nỗi buồn chiến tranh mênh mang, cao cả trong Kiên.
- Đoạn trích rõ ràng không tập trung kể việc hay tạo dựng sự kiện mà chủ yếu lặn sâu vào nội tâm, vào dòng cảm xúc, suy nghĩ bên trong tâm hồn nhân vật. Đây chính là một trong những yếu tố căn cốt khiến đoạn trích Nỗi buồn chiến tranh nói riêng và toàn thiên tiểu thuyết của Bảo Ninh nói chung mang đậm đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại. Giá trị nhân văn, chiều sâu nhân bản (được thể hiện trong cách lặn sâu vào nội tâm con người để phân tích, khám phá, cắt nghĩa, lí giải) theo đó càng thêm sâu sắc.
Câu 3 [0]: Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là gì? Liệt kê những từ ngữ đã được tác giả sử dụng để miêu tả trạng thái tâm lí đó.
- Trạng thái tâm lí thường trực của nhân vật Kiên là trạng thái mơ hồ, chông chênh giữa quá khứ - hiện tại, say - tỉnh, thực - mơ,... đầy phức tạp. Trong đó cán cân nghiêng hơn về quá khứ, về cõi mờ mịt, xa xăm, đến mức chính Kiên cảm thấy anh đã tìm ra cuộc đời mới của mình: đấy chính là cuộc đời đã qua, là tuổi trẻ đã mất đi trong nỗi đau buồn chiến tranh.
- Trạng thái ấy được biểu đạt qua các từ ngữ: chợt nhìn thấy mùa mưa Cánh Bắc, nhìn thấy Ngọc Bơ Rẫy, truông Gọi Hồn; Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn; kí ức loé chớp; như thành người ngây, Kiên lang thang trong phố; niềm vui buồn thảm; cô quạnh, âu sầu; vươn tới cõi xa xăm bên ngoài biên giới của tư duy, đạt đến cõi hoà đồng người sống và người chết, hạnh phúc và khổ đau, hồi ức và ước mơ; Kiên thấy hiện lên rõ rệt một cách bí ẩn, khó giải thích một đoạn đời, một khung cảnh, một hình ảnh, một gương mặt mà đã từ lâu rồi anh quên lãng; những đoạn đời khác, những kỉ niệm khác, lần lượt kế tiếp nhau âm thầm chậm rãi duyệt lại quá khứ; Kí ức về...; Kí ức...; Kí ức xa vời...
- Trạng thái ấy được biểu đạt qua các từ ngữ: chợt nhìn thấy mùa mưa Cánh Bắc, nhìn thấy Ngọc Bơ Rẫy, truông Gọi Hồn; Hồn phách xiêu lạc, ý thức mờ mịt, lú lẫn, mê mẩn; kí ức loé chớp; như thành người ngây, Kiên lang thang trong phố; niềm vui buồn thảm; cô quạnh, âu sầu; vươn tới cõi xa xăm bên ngoài biên giới của tư duy, đạt đến cõi hoà đồng người sống và người chết, hạnh phúc và khổ đau, hồi ức và ước mơ; Kiên thấy hiện lên rõ rệt một cách bí ẩn, khó giải thích một đoạn đời, một khung cảnh, một hình ảnh, một gương mặt mà đã từ lâu rồi anh quên lãng; những đoạn đời khác, những kỉ niệm khác, lần lượt kế tiếp nhau âm thầm chậm rãi duyệt lại quá khứ; Kí ức về...; Kí ức...; Kí ức xa vời...
Câu 4 [0]: Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh đã hiện lên với “khuôn mặt” như thế nào? Theo hiểu biết của anh/chị, đây có phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh hay không? Vì sao?
- Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh đã hiện lên với “khuôn mặt”:
+ Dữ dội, tàn khốc, chết chóc, huỷ diệt: rung lên, xô giật, đập thình thịch vì sóng xung kích của hàng trăm trái đạn pháo đội cấp tập xuống lòng truông Gọi Hồn; tiếng động cơ máy bay bổ nhào; trận đánh ghê rợn đã xoá sổ tiểu đoàn 27 của anh; trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh
+ Và thấm đượm nỗi buồn: một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ... những bờ suối, bãi lau, buôn nhỏ hoang tàn... những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm... niềm đau của mối tình...; một chiều xuân lạnh lẽo sáng trong bên lề trống không của trời nước một màu
- Hẳn nhiên, chiến tranh qua hồi ức của Kiên không phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh. Bởi lẽ:
+ Cảm nhận của Kiên dẫu sao cũng chỉ là một cái nhìn, một cách nhìn và ít nhiều mang tính chủ quan.
+ Thực tế, bên cạnh hiện thực tàn khốc, chết chóc, bên cạnh “nỗi buồn”, chiến tranh cũng cho con người ta chứng kiến rất nhiều vẻ đẹp: vẻ đẹp của lòng yêu nước, của tình cảm gia đình, của tình yêu lứa đôi,...
+ Dữ dội, tàn khốc, chết chóc, huỷ diệt: rung lên, xô giật, đập thình thịch vì sóng xung kích của hàng trăm trái đạn pháo đội cấp tập xuống lòng truông Gọi Hồn; tiếng động cơ máy bay bổ nhào; trận đánh ghê rợn đã xoá sổ tiểu đoàn 27 của anh; trận tử chiến truông Gọi Hồn với những diễn biến nặng nề của nó và số phận bi thảm của tiểu đoàn anh
+ Và thấm đượm nỗi buồn: một ngày mưa lũ gian truân bên bờ Sa Thầy vào rừng hái măng đào củ... những bờ suối, bãi lau, buôn nhỏ hoang tàn... những gương mặt đàn bà mến thương xa lạ gợi niềm nhớ nhung âu yếm... niềm đau của mối tình...; một chiều xuân lạnh lẽo sáng trong bên lề trống không của trời nước một màu
- Hẳn nhiên, chiến tranh qua hồi ức của Kiên không phải là “khuôn mặt” duy nhất của chiến tranh. Bởi lẽ:
+ Cảm nhận của Kiên dẫu sao cũng chỉ là một cái nhìn, một cách nhìn và ít nhiều mang tính chủ quan.
+ Thực tế, bên cạnh hiện thực tàn khốc, chết chóc, bên cạnh “nỗi buồn”, chiến tranh cũng cho con người ta chứng kiến rất nhiều vẻ đẹp: vẻ đẹp của lòng yêu nước, của tình cảm gia đình, của tình yêu lứa đôi,...
Câu 5 [0]: Qua đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của sự nhớ lại đối với đời sống tinh thần một con người?
Cuộc sống của mỗi chúng ta là một hành trình có điểm bắt đầu. Mỗi ngày qua đi, thời khắc hiện lại lại trở thành quá khứ và quá khứ ấy mỗi lúc lại lùi xa, lại chất chồng dày thêm kí ức. Kí ức ấy là một phần không thể xoá bỏ trong cuộc đời của mỗi chúng ta và dù vui hay buồn, nó luôn mang đến chúng ta một trạng thái tinh thần nhất định.
Việc hồi tưởng, sự nhớ lại đối với đời sống tinh thần một con người thực chất là hành trình gặp lại chính mình trong quá khứ để nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn (Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh; anh vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hi sinh tất cả. Ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành), để sống vững vàng hơn trong hiện tại, để có động lực đi tới tương lai,...
Việc hồi tưởng, sự nhớ lại đối với đời sống tinh thần một con người thực chất là hành trình gặp lại chính mình trong quá khứ để nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn (Anh sẽ được trở lại với tình yêu, tình bạn, tình đồng chí những tình cảm đã giúp chúng ta vượt qua muôn ngàn đau khổ của chiến tranh; anh vĩnh viễn được sống trong những ngày tháng đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh nhưng chan chứa tình người, những ngày mà chúng ta biết rõ vì sao chúng ta cần phải bước vào chiến tranh, chúng ta cần phải chịu đựng tất cả và hi sinh tất cả. Ngày mà tất cả đều còn rất son trẻ, trong trắng và chân thành), để sống vững vàng hơn trong hiện tại, để có động lực đi tới tương lai,...
Câu 6 [0]: Người kể chuyện đã nêu những nhận xét gì về cuốn tiểu thuyết mà nhân vật Kiên đang viết dở? Nhận xét đó gợi liên hệ tới đặc điểm nào của tiểu thuyết hiện đại?
- Về cuốn tiểu thuyết mà Kiên đang viết dở, người kể chuyện đã có khá nhiều nhận xét:
+ Có vẻ như chẳng một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ như trang cuối.
+ sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời
+ Từng trang, từng trường đoạn một thì có thể theo dõi được, đôi khi khá cuốn hút. Những địa danh không còn ai nhớ tới của mặt trận thân thuộc khiến tôi xúc động. Những cận cảnh chiến trận, những tiểu tiết của cuộc sống binh sĩ, những gương mặt đồng đội hiện lên ngắn ngủi, thoáng lướt nhưng đậm nét trên từng trang. Tuy nhiên mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối thù hình. Tất cả đang diễn ra đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy y như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm. Ta vẫn gọi đó là sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ “lực bất tòng tâm” của y.
+ Tôi thấy lẫn trong đó những bức ảnh, những bài thơ, những bản nhạc chép tay, những tờ khai lí lịch, giấy chứng nhận huân chương, chứng nhận thương tật, và cả những quân bài quăn nát, lem nhem từ con 2 đến con át...
+ Trước mắt tôi lúc này tác phẩm (...) hiện lên trong một cấu trúc khác, trong sự hoà đồng với cuộc đời thực không hề hư cấu của anh.
+ sau khi chép xong, đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa
+ Điều thực sự của tác phẩm muốn nói: đời sống hoà bình.
- Những nhận xét đó khơi gợi cho người đọc những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết hiện đại: + Đề cập đến một trong những vấn đề “nóng hổi”, nổi cộm: những mất mát của chiến tranh và nỗi đau, những bi kịch của con người thời hậu chiến.
+ Không quá bận tâm đến tuyến sự việc, sự kiện, cốt truyện, tiểu thuyết tâm lí (một hình thức của tiểu thuyết hiện đại) đi sâu phân tích những trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm con người.
+ Có vẻ như chẳng một trình tự nào hết. Trang nào cũng hầu như là trang đầu, trang nào cũng có vẻ như trang cuối.
+ sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời
+ Từng trang, từng trường đoạn một thì có thể theo dõi được, đôi khi khá cuốn hút. Những địa danh không còn ai nhớ tới của mặt trận thân thuộc khiến tôi xúc động. Những cận cảnh chiến trận, những tiểu tiết của cuộc sống binh sĩ, những gương mặt đồng đội hiện lên ngắn ngủi, thoáng lướt nhưng đậm nét trên từng trang. Tuy nhiên mạch chuyện không ngừng đứt gãy. Tác phẩm từ đầu đến cuối không hề có nổi một tuyến chung, một bề mặt đại khái nào mà hoàn toàn là những khối thù hình. Tất cả đang diễn ra đột nhiên đứt gãy và bị quét sạch khỏi giữa chừng trang giấy y như thể rơi vào một kẽ nứt nào đó của thời gian tác phẩm. Ta vẫn gọi đó là sự mất bố cục, sự thiếu mạch lạc, thiếu bao quát nhiều khi chứng tỏ sự hụt hẫng của tư duy người viết, chứng tỏ cái vẻ “lực bất tòng tâm” của y.
+ Tôi thấy lẫn trong đó những bức ảnh, những bài thơ, những bản nhạc chép tay, những tờ khai lí lịch, giấy chứng nhận huân chương, chứng nhận thương tật, và cả những quân bài quăn nát, lem nhem từ con 2 đến con át...
+ Trước mắt tôi lúc này tác phẩm (...) hiện lên trong một cấu trúc khác, trong sự hoà đồng với cuộc đời thực không hề hư cấu của anh.
+ sau khi chép xong, đọc lại, tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa
+ Điều thực sự của tác phẩm muốn nói: đời sống hoà bình.
- Những nhận xét đó khơi gợi cho người đọc những đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết hiện đại: + Đề cập đến một trong những vấn đề “nóng hổi”, nổi cộm: những mất mát của chiến tranh và nỗi đau, những bi kịch của con người thời hậu chiến.
+ Không quá bận tâm đến tuyến sự việc, sự kiện, cốt truyện, tiểu thuyết tâm lí (một hình thức của tiểu thuyết hiện đại) đi sâu phân tích những trạng thái tâm lí phức tạp trong nội tâm con người.
Câu 7 [0]: Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện Kiên bỏ đi và “tôi” đọc lại bản thảo của Kiên góp phần soi tỏ được điều gì về bản chất nỗi đau buồn của nhân vật chính, về công việc viết tiểu thuyết?
Trong đoạn trích, phần kể lại chuyện Kiên bỏ đi góp phần cho thấy nỗi đau buồn, nỗi buồn chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh không thể nguôi dứt trong Kiên.
Việc “tôi” đọc lại bản thảo của Kiên một cách cực nhọc (Thoạt tiên, tôi cũng gắng sắp xếp để tìm lại một trình tự mong có thể đọc được như tôi vẫn thường đọc. - Dần dà chính tôi đã đi đến chỗ cho phép mình đọc theo một phương thức rất tuỳ nghi. Tôi đọc cả núi giấy ấy một cách giản đơn là tờ trước rồi đến tờ sau bất kể trình tự đó là ngẫu nhiên - Cái lối tuỳ tiện ấy có hiệu quả đối với nhận thức của tôi. - tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hoà đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau.) cho thấy công việc viết tiểu thuyết không đơn thuần là sự ghi chép lại mạch sự kiện tuyến tính, tuần tự của hiện thực đời sống mà là phải là sự thống nhất, quyện hoà của thần hứng (cảm xúc mãnh liệt tuôn trào) với những khối thù hình đứt gãy, rời rạc, thiếu mạch lạc, thiếu bao quát để tạo nên một tác phẩm chung cho cả loài người (Nam Cao) để rồi người đọc, soi mình vào đó sẽ ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa.
Việc “tôi” đọc lại bản thảo của Kiên một cách cực nhọc (Thoạt tiên, tôi cũng gắng sắp xếp để tìm lại một trình tự mong có thể đọc được như tôi vẫn thường đọc. - Dần dà chính tôi đã đi đến chỗ cho phép mình đọc theo một phương thức rất tuỳ nghi. Tôi đọc cả núi giấy ấy một cách giản đơn là tờ trước rồi đến tờ sau bất kể trình tự đó là ngẫu nhiên - Cái lối tuỳ tiện ấy có hiệu quả đối với nhận thức của tôi. - tôi ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa. Dường như do sự tình cờ của câu chữ và của bố cục, tôi và tác giả đã ngẫu nhiên trở nên hoà đồng tư tưởng, trở nên rất gần nhau.) cho thấy công việc viết tiểu thuyết không đơn thuần là sự ghi chép lại mạch sự kiện tuyến tính, tuần tự của hiện thực đời sống mà là phải là sự thống nhất, quyện hoà của thần hứng (cảm xúc mãnh liệt tuôn trào) với những khối thù hình đứt gãy, rời rạc, thiếu mạch lạc, thiếu bao quát để tạo nên một tác phẩm chung cho cả loài người (Nam Cao) để rồi người đọc, soi mình vào đó sẽ ngỡ ngàng nhận thấy những ý tưởng của mình, những cảm giác của mình, thậm chí cả những cảnh ngộ của mình nữa.
Câu 8 [0]: Nêu nhận xét khái quát về sự ý thức của tác giả Bảo Ninh đối với việc lựa chọn hình thức viết phù hợp khi thể hiện vấn đề “nỗi buồn chiến tranh”.
“Nỗi buồn chiến tranh” là một trạng thái tâm lí kéo dài, dai dẳng, không phải một khoảnh khắc thoáng qua trong cảm xúc của những con người bước ra từ chiến tranh. Bởi vậy nên khi viết về “nỗi buồn chiến tranh”, Bảo Ninh đã lựa chọn hình thức phân tích nội tâm nhân vật, chú ý đi sâu khám phá các trạng thái mơ hồ, phức tạp, những xung đột đan xen trong tâm lí nhân vật nhằm khắc sâu nỗi ám ảnh, cảm xúc trĩu nặng của nhân vật khi đắm mình trong kí ức đau buồn, những mất mát thương đau của chiến tranh.
Cách nhà văn để nhân vật “tôi” quan sát Kiên, khách quan miêu tả nội tâm của Kiên rồi sau đó lại đồng điệu, chia sẻ với nỗi buồn của Kiên để rồi hoà hợp, tri âm (Nhưng chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ.) khiến “nỗi buồn chiến tranh” như được cộng dày lên, nhân lên gấp bội song không hề u ám, nặng nề (bởi nỗi buồn ấy được thấu hiểu, san sẻ).
Cách nhà văn để nhân vật “tôi” quan sát Kiên, khách quan miêu tả nội tâm của Kiên rồi sau đó lại đồng điệu, chia sẻ với nỗi buồn của Kiên để rồi hoà hợp, tri âm (Nhưng chúng tôi còn có chung một nỗi buồn, nỗi buồn chiến tranh mênh mang, nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và vượt trên đau khổ.) khiến “nỗi buồn chiến tranh” như được cộng dày lên, nhân lên gấp bội song không hề u ám, nặng nề (bởi nỗi buồn ấy được thấu hiểu, san sẻ).