Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [589830]: Hãy cho biết mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện.
Mối liên hệ giữa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia và tình huống truyện:
- Nhan đề đầy đủ là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát: tang gia mà lại hạnh phúc. Đây là một nhan đề lạ, giật gân, gây chú ý; phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Tang gia mà lại hạnh phúc! Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng! Đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu đại bất hiếu.
Người ta thường nói tang gia bối rối, tác giả đã dựng lên đúng cái cảnh bối rối của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ nằm xuống. Chẳng những bối rối mà còn lo lắng nữa và dĩ nhiên là hết sức bận rộn. Nhưng lo lắng, bận rộn để tổ chức cho chu đáo, cho thật linh đình một ngày vui, một đám hội chứ không phải một đám ma. Như vậy, tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia vừa gây chú ý cho người đọc, vừa phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
- Nhan đề đầy đủ là Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu. Nhan đề Hạnh phúc của một tang gia chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát: tang gia mà lại hạnh phúc. Đây là một nhan đề lạ, giật gân, gây chú ý; phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết. Tang gia mà lại hạnh phúc! Có người chết mà lại vui vẻ, sung sướng! Đúng là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu đại bất hiếu.
Người ta thường nói tang gia bối rối, tác giả đã dựng lên đúng cái cảnh bối rối của gia đình cụ cố Hồng khi cụ cố tổ nằm xuống. Chẳng những bối rối mà còn lo lắng nữa và dĩ nhiên là hết sức bận rộn. Nhưng lo lắng, bận rộn để tổ chức cho chu đáo, cho thật linh đình một ngày vui, một đám hội chứ không phải một đám ma. Như vậy, tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia vừa gây chú ý cho người đọc, vừa phản ánh rất đúng một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.
Câu 2 [589831]: Xác định mối quan hệ giữa các nhân vật trong gia đình có tang và địa vị của những nhân vật dự đám tang.
Các nhân vật trong gia đình có tang và những nhân vật dự đám tang đều là bạn bè, thân hữu
của nhau (bạn của cụ cố Hồng, bạn vợ chồng ông bà Văn Minh, bạn cậu tú Tân,...). Họ đều
thuộc tầng lớp tư sản thượng lưu.
Câu 3 [589832]: Phân tích tâm trạng và hành động của những người trong tang gia. Theo anh/chị, tác giả đã phản ánh những khía cạnh nào trong tình cảm gia đình và đạo đức xã hội thời ấy?
Tâm trạng và hành động của những người trong tang gia:
- Niềm vui chung: Di chúc của cụ cố tổ tới lúc được thực hiện, nghĩa là gia tài kếch xù của cụ được chia cho con cháu chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Những người sống tìm được hạnh phúc trên xác chết của một người.
- Niềm vui riêng của mỗi người lại được thể hiện qua nghệ thuật gây cười phong phú:
+ Cụ cố Hồng mới ngoài 50 tuổi nhưng rất thích được gọi là cụ cố. Đám ma của cụ cố tổ là dịp may để cụ được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa mếu máo diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để thiên hạ phải trầm trồ, khen là gia đình có phúc. Cụ cố Hồng không hiểu biết gì nhưng động mở miệng là: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” (1872 câu). Đây là nhân vật điển hình cho loại người háo danh, ngu dốt.
+ Ông Văn Minh sung sướng vì từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Chỉ phiền một nỗi: Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to…
Trong tang gia bối rối, Văn Minh vẫn còn tâm trạng để mà suy ngẫm, chiêm nghiệm về “công trạng” của Xuân Tóc Đỏ. Cách so sánh hai cái tội nhỏ, một cái ơn to cho thấy niềm vui sướng vô bờ bến cũng như nỗi mong mỏi bấy lâu nay về cái chết của cụ cố tổ trong Văn Minh. Đám ma là dịp để nhà cải cách y phục Âu hoá được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, có thể ban cho những hai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời, là cơ hội Văn Minh quảng cáo hàng và kiếm tiền.
+ Bà Văn Minh sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời.
+ Cô Tuyết được dịp mặc bộ y phục Ngây thơ, là cơ hội chưng diện, phô bày sự hư hỏng của kẻ chưa đánh mất cả chữ trinh; chỉ nghĩ đến Xuân Tóc Đỏ, băn khoăn không hiểu vì sao người tình mất mặt.
+ Cậu tú Tân sướng điên người vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua. (Khi chưa phát phục, cậu sốt ruột đến điên người lên vì đã chuẩn bị cái máy ảnh mà mãi chưa được dùng). Đám tang là cơ hội để cậu Tú Tân giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình.
+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì không ngờ cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế và ông tin chắc mình cũng được trả công xứng đáng. Bởi cụ cố sở dĩ lăn đùng ra cấm khẩu vì biết tin con rể mọc sừng.
⟶ Không một ai trong đám con cháu chí hiếu của cụ cố tổ nghĩ đến người nằm xuống là cụ. Tất cả đều vui sướng, đều hân hoan và trong lúc tang gia, mỗi người ai cũng cười thầm trong niềm hạnh phúc của riêng mình. Tất cả những niềm vui chung, nỗi vui riêng này phản ánh sự rạn nứt trong tình cảm gia đình và sự suy đồi của đạo đức, cái chết của nhân tính trong xã hội đương thời.
- Niềm vui chung: Di chúc của cụ cố tổ tới lúc được thực hiện, nghĩa là gia tài kếch xù của cụ được chia cho con cháu chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Những người sống tìm được hạnh phúc trên xác chết của một người.
- Niềm vui riêng của mỗi người lại được thể hiện qua nghệ thuật gây cười phong phú:
+ Cụ cố Hồng mới ngoài 50 tuổi nhưng rất thích được gọi là cụ cố. Đám ma của cụ cố tổ là dịp may để cụ được mặc áo xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa mếu máo diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để thiên hạ phải trầm trồ, khen là gia đình có phúc. Cụ cố Hồng không hiểu biết gì nhưng động mở miệng là: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!” (1872 câu). Đây là nhân vật điển hình cho loại người háo danh, ngu dốt.
+ Ông Văn Minh sung sướng vì từ nay mà đi, cái chúc thư kia sẽ vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa. Chỉ phiền một nỗi: Xuân tuy phạm tội quyến rũ một em gái ông, tố cáo cái tội trạng hoang dâm của một em gái khác nữa của ông, nhưng tình cờ đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Hai cái tội nhỏ, một cái ơn to…
Trong tang gia bối rối, Văn Minh vẫn còn tâm trạng để mà suy ngẫm, chiêm nghiệm về “công trạng” của Xuân Tóc Đỏ. Cách so sánh hai cái tội nhỏ, một cái ơn to cho thấy niềm vui sướng vô bờ bến cũng như nỗi mong mỏi bấy lâu nay về cái chết của cụ cố tổ trong Văn Minh. Đám ma là dịp để nhà cải cách y phục Âu hoá được dịp lăng-xê những mốt y phục táo bạo nhất, có thể ban cho những hai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời, là cơ hội Văn Minh quảng cáo hàng và kiếm tiền.
+ Bà Văn Minh sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời.
+ Cô Tuyết được dịp mặc bộ y phục Ngây thơ, là cơ hội chưng diện, phô bày sự hư hỏng của kẻ chưa đánh mất cả chữ trinh; chỉ nghĩ đến Xuân Tóc Đỏ, băn khoăn không hiểu vì sao người tình mất mặt.
+ Cậu tú Tân sướng điên người vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua. (Khi chưa phát phục, cậu sốt ruột đến điên người lên vì đã chuẩn bị cái máy ảnh mà mãi chưa được dùng). Đám tang là cơ hội để cậu Tú Tân giải trí và chứng tỏ tài nghệ chụp ảnh của mình.
+ Ông Phán mọc sừng sung sướng vì không ngờ cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế và ông tin chắc mình cũng được trả công xứng đáng. Bởi cụ cố sở dĩ lăn đùng ra cấm khẩu vì biết tin con rể mọc sừng.
⟶ Không một ai trong đám con cháu chí hiếu của cụ cố tổ nghĩ đến người nằm xuống là cụ. Tất cả đều vui sướng, đều hân hoan và trong lúc tang gia, mỗi người ai cũng cười thầm trong niềm hạnh phúc của riêng mình. Tất cả những niềm vui chung, nỗi vui riêng này phản ánh sự rạn nứt trong tình cảm gia đình và sự suy đồi của đạo đức, cái chết của nhân tính trong xã hội đương thời.
Câu 4 [589833]: Cảnh cất đám, đưa đám và hạ huyệt được quan sát và miêu tả như thế nào? Chỉ rõ những biểu hiện của phong cách hiện thực được thể hiện qua cách quan sát, miêu tả đó.
Tác giả tả hai cảnh: Cảnh đám cứ đi trên đường và cảnh hạ huyệt. Tả theo trình tự bao quát từ xa tới gần, rồi tả cụ thể một số gương mặt. Chớp được những khoảnh khắc, cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, đắt giá.
- Cảnh đám cứ đi: bề ngoài đám tang được tổ chức thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây kèn Ta, vòng hoa câu đối...; người đưa rất đông, toàn là những giai thanh gái lịch giàu có nhưng đi đưa chiếu lệ, vừa đi vừa trò chuyện làm ăn, bình phẩm, cười tình, trai gái trêu cợt nhau công khai... cốt để khoe sự giàu sang một cách lố bịch, hợm hĩnh.
Câu văn Đám cứ đi. được lặp lại và xuống dòng diễn tả tốc độ chậm chạp đến dềnh dàng của đám tang; một mặt thể hiện sự quyến luyến, đau xót (giả dối) của những người sống, mặt khác để cố ý khoe khoang, phô trương sự giàu có của gia đình cụ cố Hồng.
Đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú xuất hiện đột ngột và vênh váo, hỗn láo, chen ngang giữa đường nhưng lại đem vinh dự cho cả nhà cụ cố Hồng, đặc biệt là cho Tuyết, tô đậm sự háo danh, rởm hợm của gia đình cụ cố.
- Cảnh hạ huyệt là màn kịch cuối cùng của chương truyện với sự xuất hiện của các diễn viên rất tài ba. Bề ngoài các nhân vật tỏ ra rất đau đớn nhưng đằng sau đó thì...:
+ Tú Tân biểu diễn cảnh chụp ảnh trong bộ áo tang luộm thuộm, bắt ne tư thế của mọi người, đám con cháu cụ cố tổ tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài.
+ Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ giả vờ nghiêm trang.
+ Phán mọc sừng khóc to những âm thanh lạ “hứt, hứt, hứt” đến lả người đi. Đây là diễn viên đại tài, làm Xuân Tóc Đỏ cũng không ngờ khi y bất ngờ nhận được tờ năm đồng gấp tư mà ông Phán khéo léo vừa khóc vừa dúi vào tay mình.
⟶ Bộ mặt giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa. Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch, nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ngày trước. Cái chết của cụ cố tổ cũng chính là cái chết của đạo đức xã hội của một bộ phận tầng lớp trí thức tư sản bấy giờ.
- Cảnh đám cứ đi: bề ngoài đám tang được tổ chức thật long trọng, “gương mẫu” nhưng thực chất chẳng khác gì đám rước, nhố nhăng, lố bịch, hổ lốn: có đủ kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, kèn Tây kèn Ta, vòng hoa câu đối...; người đưa rất đông, toàn là những giai thanh gái lịch giàu có nhưng đi đưa chiếu lệ, vừa đi vừa trò chuyện làm ăn, bình phẩm, cười tình, trai gái trêu cợt nhau công khai... cốt để khoe sự giàu sang một cách lố bịch, hợm hĩnh.
Câu văn Đám cứ đi. được lặp lại và xuống dòng diễn tả tốc độ chậm chạp đến dềnh dàng của đám tang; một mặt thể hiện sự quyến luyến, đau xót (giả dối) của những người sống, mặt khác để cố ý khoe khoang, phô trương sự giàu có của gia đình cụ cố Hồng.
Đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú xuất hiện đột ngột và vênh váo, hỗn láo, chen ngang giữa đường nhưng lại đem vinh dự cho cả nhà cụ cố Hồng, đặc biệt là cho Tuyết, tô đậm sự háo danh, rởm hợm của gia đình cụ cố.
- Cảnh hạ huyệt là màn kịch cuối cùng của chương truyện với sự xuất hiện của các diễn viên rất tài ba. Bề ngoài các nhân vật tỏ ra rất đau đớn nhưng đằng sau đó thì...:
+ Tú Tân biểu diễn cảnh chụp ảnh trong bộ áo tang luộm thuộm, bắt ne tư thế của mọi người, đám con cháu cụ cố tổ tự nguyện trở thành những diễn viên đại tài.
+ Xuân Tóc Đỏ đứng cầm mũ giả vờ nghiêm trang.
+ Phán mọc sừng khóc to những âm thanh lạ “hứt, hứt, hứt” đến lả người đi. Đây là diễn viên đại tài, làm Xuân Tóc Đỏ cũng không ngờ khi y bất ngờ nhận được tờ năm đồng gấp tư mà ông Phán khéo léo vừa khóc vừa dúi vào tay mình.
⟶ Bộ mặt giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa. Đám tang diễn ra như một tấn đại hài kịch, nói lên sự lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu ngày trước. Cái chết của cụ cố tổ cũng chính là cái chết của đạo đức xã hội của một bộ phận tầng lớp trí thức tư sản bấy giờ.
Câu 5 [589834]: Hãy phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng qua đoạn trích. (Gợi ý: cách tác giả dùng từ ngữ, so sánh, đặt câu và sử dụng giọng điệu).
Một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng của tác giả Vũ Trọng Phụng:
Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa. Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người; để từ đó, làm bật lên tiếng cười. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,... đều được sử dụng một cách đan xen linh hoạt... và tất cả đều đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Chẳng hạn, cụ cố tổ chết khiến cho mọi người trong đại gia đình bất hiếu này đều hạnh phúc, nhưng mỗi người lại có niềm hạnh phúc riêng, tuỳ theo hoàn cảnh của từng người, rất phong phú và đa dạng, từ con cháu trong nhà tới bè bạn của cụ, thậm chí đến cả bọn cảnh sát. Đặc biệt, đám ma được tổ chức rất nhố nhăng, lố bịch và cái đám ma này thực chất là một đám rước; đi đưa ma thành cơ hội để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, đùa cợt nhau, tán tỉnh nhau.
Từ một tình huống trào phúng cơ bản (hạnh phúc của một gia đình có tang), nhà văn triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn đại hài kịch phong phú và rất biến hóa. Một trong những thủ pháp quen thuộc được Vũ Trọng Phụng sử dụng là phát hiện những chi tiết đối lập nhau gay gắt nhưng cùng tồn tại trong một sự vật, một con người; để từ đó, làm bật lên tiếng cười. Ngoài ra, các thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,... đều được sử dụng một cách đan xen linh hoạt... và tất cả đều đã mang lại hiệu quả nghệ thuật đáng kể. Chẳng hạn, cụ cố tổ chết khiến cho mọi người trong đại gia đình bất hiếu này đều hạnh phúc, nhưng mỗi người lại có niềm hạnh phúc riêng, tuỳ theo hoàn cảnh của từng người, rất phong phú và đa dạng, từ con cháu trong nhà tới bè bạn của cụ, thậm chí đến cả bọn cảnh sát. Đặc biệt, đám ma được tổ chức rất nhố nhăng, lố bịch và cái đám ma này thực chất là một đám rước; đi đưa ma thành cơ hội để mọi người gặp gỡ, trò chuyện, đùa cợt nhau, tán tỉnh nhau.
Câu 6 [589835]: Qua văn bản này, Vũ Trọng Phụng nêu lên thông điệp gì? Theo anh/chị, thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh xã hội ngày nay?
- Thông điệp của văn bản: Hãy cứu lấy nhân tính con người.
- Thông điệp ấy còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay bởi lẽ sự vô cảm, thờ ơ, dửng dưng đã trở thành thói quen ăn sâu vào trong lối sống của không ít người.
- Thông điệp ấy còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay bởi lẽ sự vô cảm, thờ ơ, dửng dưng đã trở thành thói quen ăn sâu vào trong lối sống của không ít người.
Câu 7 [589836]: Anh/Chị thích nhất chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản Hạnh phúc của một tang gia? Vì sao?
HS lựa chọn chi tiết nghệ thuật yêu thích, đồng thời lí giải hợp lí, thuyết phục vì sao lại yêu thích với chi tiết đó. Chẳng hạn:
- Yêu thích chi tiết Phán mọc sừng khóc đến lả người đi nhưng lại kịp dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.
- Lí do yêu thích: Chi tiết lật mặt diễn viên đại tài nhất màn kịch Hạnh phúc của một tang gia, phơi bày cái chết về nhân tính của con người. Trong khoảnh khắc li biệt âm dương, lẽ ra chỉ có nước mắt, nỗi đau ngự trị thì tại chính nơi đây, đồng tiền đã kịp len chân và soán ngôi tính người.
- Yêu thích chi tiết Phán mọc sừng khóc đến lả người đi nhưng lại kịp dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng gấp tư.
- Lí do yêu thích: Chi tiết lật mặt diễn viên đại tài nhất màn kịch Hạnh phúc của một tang gia, phơi bày cái chết về nhân tính của con người. Trong khoảnh khắc li biệt âm dương, lẽ ra chỉ có nước mắt, nỗi đau ngự trị thì tại chính nơi đây, đồng tiền đã kịp len chân và soán ngôi tính người.
Bài tập viết
Câu 8 [589837]: Bài tập 1. Nhận xét về Số đỏ, có ý kiến cho rằng: Trong tác phẩm có “nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch…”.
Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên.
Hãy tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho nhận định trên.
Bài viết cần bảo đảm các ý sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, ý kiến
* Chứng minh ý kiến bằng các chi tiết trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Thực chất ý kiến bàn đến tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ). Học sinh có thể tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho tiếng cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn như:
- Chi tiết về sự vắng mặt của Xuân Tóc Đỏ: Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn.
- Chi tiết cụ cố Hồng chẳng biết gì nhưng luôn mồm nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
- Những chi tiết khắc họa niềm hạnh phúc của đám con cháu cụ cố tổ: Phán mọc sừng không ngờ đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại có giá trị đến thế; cụ cố Hồng mơ màng đến cái lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa mếu máo để được thiên hạ khen; Văn Minh phân vân không biết xử tội, đền ơn Xuân Tóc Đỏ như thế nào,...
- Những chi tiết miêu tả đám tang được tổ chức một cách hổ lốn, không theo nghi thức nào…
- Những chi tiết miêu tả đám đông đi đưa tang cụ cố tổ, toàn trai thanh gái lịch với những câu chuyện lố lăng, cốt để khoe sự giàu sang, sự trải đời một cách lố bịch, hợm hĩnh…
- Chi tiết Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại nhanh nhẹn và kín đáo dúi trả nốt Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng.
* Đánh giá
Vũ Trọng Phụng rất thành công trong việc lựa chọn các chi tiết rất “đắt”, phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. Đó cũng chính là công cụ nghệ thuật để nhà văn cất lên tiếng cười trào phúng sâu cay trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và Số đỏ nói chung.
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, ý kiến
* Chứng minh ý kiến bằng các chi tiết trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
Thực chất ý kiến bàn đến tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ). Học sinh có thể tìm trong đoạn trích những chi tiết chứng minh cho tiếng cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh bỉ của nhà văn như:
- Chi tiết về sự vắng mặt của Xuân Tóc Đỏ: Thiếu ông đốc tờ Xuân là thiếu tất cả, những ông thầy thuốc chính hiệu đã thất bại hoàn toàn.
- Chi tiết cụ cố Hồng chẳng biết gì nhưng luôn mồm nói: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”.
- Những chi tiết khắc họa niềm hạnh phúc của đám con cháu cụ cố tổ: Phán mọc sừng không ngờ đôi sừng hươu vô hình trên đầu ông ta lại có giá trị đến thế; cụ cố Hồng mơ màng đến cái lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa mếu máo để được thiên hạ khen; Văn Minh phân vân không biết xử tội, đền ơn Xuân Tóc Đỏ như thế nào,...
- Những chi tiết miêu tả đám tang được tổ chức một cách hổ lốn, không theo nghi thức nào…
- Những chi tiết miêu tả đám đông đi đưa tang cụ cố tổ, toàn trai thanh gái lịch với những câu chuyện lố lăng, cốt để khoe sự giàu sang, sự trải đời một cách lố bịch, hợm hĩnh…
- Chi tiết Phán mọc sừng khóc oặt người đi nhưng lại nhanh nhẹn và kín đáo dúi trả nốt Xuân Tóc Đỏ tờ giấy bạc năm đồng.
* Đánh giá
Vũ Trọng Phụng rất thành công trong việc lựa chọn các chi tiết rất “đắt”, phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc. Đó cũng chính là công cụ nghệ thuật để nhà văn cất lên tiếng cười trào phúng sâu cay trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia nói riêng và Số đỏ nói chung.
Câu 9 [589838]: Bài tập 2. Nhận xét về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), có ý kiến cho rằng: Đoạn trích đã lột trần bộ mặt thật của xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm. Ý kiến khác lại khẳng định: Đoạn trích thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội đương thời và nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức con người.
Bằng cảm nhận của anh/chị về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, hãy bình luận về các ý kiến trên.
Bằng cảm nhận của anh/chị về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, hãy bình luận về các ý kiến trên.
Bài viết cần bảo đảm các ý sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, các ý kiến
* Cảm nhận về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Nhan đề đoạn trích chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết.
- Tình huống trào phúng được mở ra bằng câu văn mang nội dung thông báo khách quan, lạnh lùng: Ba hôm sau, ông cụ già chết thật. Chết thật chứ không phải chết hụt, chết dối như lần trước. Chết thật đúng như niềm mong mỏi của đám con cháu cụ cố tổ bấy lâu nay.
- Tác giả đã dựng lại những chân dung biếm họa sắc nét:
+ Những thành viên trong tang gia: cụ cố Hồng háo danh, ngu dốt; ông Văn Minh tuy đang lo không biết ứng xử ra sao trước hai cái tội nhỏ, một cái ơn to của Xuân Tóc Đỏ nhưng lại mở cờ trong bụng bởi cơ hội quảng cáo hàng và kiếm tiền đã tới; bà Văn Minh sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời; cô Tuyết được dịp phô bày sự hư hỏng của kẻ chưa đánh mất cả chữ trinh nhưng vẫn băn khoăn không hiểu vì sao người tình mất mặt; cậu Tú Tân sung sướng vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua; ông Phán mọc sừng không ngờ cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế…
+ Những người ngoài tang quyến: danh giá và uy tín của Xuân Tóc Đỏ càng tăng thêm vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết; cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang; xã hội trưởng giả bạn bè của cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm; các “giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hò, tán tỉnh; hàng phố được xem một đám ma to tát chưa từng có, đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy.
⟶ Mọi người, dù là chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ.
- Quang cảnh đám tang: tác giả tả hai cảnh: Cảnh đám cứ đi trên đường và cảnh hạ huyệt, tả theo trình tự bao quát từ xa tới gần, rồi tả cụ thể một số gương mặt. Chớp được những khoảnh khắc, cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, đắt giá (những chi tiết miêu tả đám đông đưa tang, chi tiết đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng phú vênh váo, hỗn láo chen ngang giữa
đường nhưng lại được cho là đem vinh dự đến cho cả nhà cụ cố Hồng, chi tiết cậu tú Tân biểu diễn tài nghệ chụp ảnh, chi tiết Phán mọc sừng khóc đến lả người đi nhưng bất ngờ dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ năm đồng gấp tư…).
Vũ Trọng Phụng đã phơi bày bộ mặt giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa, từ đó, lột trần bản chất và sự thật vô nhân tính của xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thời. Thông qua cách miêu tả chân thực, sinh động, hài hước, châm biếm, nhà văn cũng không giấu giếm thái độ chế giễu, mỉa mai, khinh bỉ, lên án và cả nỗi xót xa tự đáy lòng mình.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện đúng hiện thực khách quan của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (ý kiến thứ nhất) và thái độ của tác giả trước hiện thực được phản ánh (ý kiến thứ hai).
- Hai ý kiến không mâu thuẫn mà liên kết chặt chẽ, lô-gíc với nhau, thể hiện nhãn quan, cảm quan sắc bén của một nhà văn hiện thực xuất sắc Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945.
- Giá trị hiện thực của đoạn trích được thể hiện thành công bởi các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: tạo tình huống trào phúng; xây dựng các chi tiết nghệ thuật; thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa... được sử dụng một cách linh hoạt; miêu tả nhân vật sắc sảo…
* Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, các ý kiến
* Cảm nhận về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Nhan đề đoạn trích chứa đựng mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, vừa kích thích trí tò mò của độc giả vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn: con cháu của đại gia đình này thật sự sung sướng, hạnh phúc khi cụ cố tổ chết.
- Tình huống trào phúng được mở ra bằng câu văn mang nội dung thông báo khách quan, lạnh lùng: Ba hôm sau, ông cụ già chết thật. Chết thật chứ không phải chết hụt, chết dối như lần trước. Chết thật đúng như niềm mong mỏi của đám con cháu cụ cố tổ bấy lâu nay.
- Tác giả đã dựng lại những chân dung biếm họa sắc nét:
+ Những thành viên trong tang gia: cụ cố Hồng háo danh, ngu dốt; ông Văn Minh tuy đang lo không biết ứng xử ra sao trước hai cái tội nhỏ, một cái ơn to của Xuân Tóc Đỏ nhưng lại mở cờ trong bụng bởi cơ hội quảng cáo hàng và kiếm tiền đã tới; bà Văn Minh sốt ruột vì chưa được mặc đồ tang tân thời; cô Tuyết được dịp phô bày sự hư hỏng của kẻ chưa đánh mất cả chữ trinh nhưng vẫn băn khoăn không hiểu vì sao người tình mất mặt; cậu Tú Tân sung sướng vì được dùng đến cái máy ảnh mới mua; ông Phán mọc sừng không ngờ cái sừng trên đầu mình lại có giá trị đến thế…
+ Những người ngoài tang quyến: danh giá và uy tín của Xuân Tóc Đỏ càng tăng thêm vì nhờ hắn mà cụ cố tổ chết; cảnh sát Min Đơ và Min Toa đang lúc thất nghiệp được thuê giữ trật tự cho đám tang; xã hội trưởng giả bạn bè của cụ cố Hồng được dịp khoe các thứ huy chương, phẩm hàm và các thứ râu ria trên mép, dưới cằm; các “giai thanh gái lịch” được dịp hẹn hò, tán tỉnh; hàng phố được xem một đám ma to tát chưa từng có, đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy.
⟶ Mọi người, dù là chủ hay khách đều vui vẻ, hạnh phúc trước cái chết của cụ cố tổ.
- Quang cảnh đám tang: tác giả tả hai cảnh: Cảnh đám cứ đi trên đường và cảnh hạ huyệt, tả theo trình tự bao quát từ xa tới gần, rồi tả cụ thể một số gương mặt. Chớp được những khoảnh khắc, cử chỉ, lời nói thật tiêu biểu, đắt giá (những chi tiết miêu tả đám đông đưa tang, chi tiết đoàn phúng viếng của Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng phú vênh váo, hỗn láo chen ngang giữa
đường nhưng lại được cho là đem vinh dự đến cho cả nhà cụ cố Hồng, chi tiết cậu tú Tân biểu diễn tài nghệ chụp ảnh, chi tiết Phán mọc sừng khóc đến lả người đi nhưng bất ngờ dúi vào tay Xuân Tóc Đỏ tờ năm đồng gấp tư…).
Vũ Trọng Phụng đã phơi bày bộ mặt giả dối, rởm hợm, háo danh của một gia đình giàu sang mà bất hiếu, bất nghĩa, từ đó, lột trần bản chất và sự thật vô nhân tính của xã hội tư sản thành thị Việt Nam đương thời. Thông qua cách miêu tả chân thực, sinh động, hài hước, châm biếm, nhà văn cũng không giấu giếm thái độ chế giễu, mỉa mai, khinh bỉ, lên án và cả nỗi xót xa tự đáy lòng mình.
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều xác đáng, thể hiện đúng hiện thực khách quan của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám (ý kiến thứ nhất) và thái độ của tác giả trước hiện thực được phản ánh (ý kiến thứ hai).
- Hai ý kiến không mâu thuẫn mà liên kết chặt chẽ, lô-gíc với nhau, thể hiện nhãn quan, cảm quan sắc bén của một nhà văn hiện thực xuất sắc Việt Nam, giai đoạn 1930 - 1945.
- Giá trị hiện thực của đoạn trích được thể hiện thành công bởi các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc: tạo tình huống trào phúng; xây dựng các chi tiết nghệ thuật; thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa... được sử dụng một cách linh hoạt; miêu tả nhân vật sắc sảo…
Câu 10 [589839]: Bài tập 3. Từ đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng), hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về tình cảm gia đình, nhân cách đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Bài viết cần bảo đảm các ý sau:
* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Tình cảm gia đình, nhân cách đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.
* Đạo hiếu của đám con cháu cụ cố tổ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Sự kiện cụ cố tổ qua đời đã mang lại niềm vui bất tuyệt cho mọi thành viên trong gia đình cụ cố Hồng bởi đến lúc gia tài kếch xù của cụ được chia cho đám con cháu, từ người con lớn tuổi đến những đứa cháu giai gái, dâu rể.
- Thông qua cách ứng xử của đám con cháu trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột trần bản chất vô nhân tính của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, từ đó bày tỏ thái độ lên án, phê phán và cả nỗi đau xót trước thực trạng suy thoái đạo đức trong xã hội đương thời.
* Bình luận về tình cảm gia đình, nhân cách đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay
- Câu chuyện của Vũ Trọng Phụng cách đây gần bảy mươi năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy mô hình đạo đức được phản ánh trong Hạnh phúc của một tang gia không phổ biến trong xã hội hiện tại nhưng đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người con, người cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ, vẫn còn những cách ứng xử bất nghĩa, vô nhân tính với người thân, rộng hơn là với đồng loại của mình (học sinh lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu để minh họa). Bày tỏ thái độ không đồng tình, phê phán, lên án trước hành vi suy thoái đạo đức trong gia đình, xã hội hiện nay.
- Nguyên nhân:
+ Bản thân nhiều người không có bản lĩnh, dễ bị cuốn theo cái xấu, cái ác. Ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, bồi đắp các tình cảm đẹp ở nhiều người chưa cao.
+ Mặt trái của sự tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại lai, của sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng không gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Tình thương, trách nhiệm của các bậc cha mẹ với con cái ngày càng bị “vật chất hóa”, thiếu sự kết nối bằng sợi dây tình cảm giữa cha mẹ với con cái, rộng hơn là giữa người với người.
- Bài học cho thế hệ trẻ hôm nay:
+ Mỗi người phải vun đắp tình yêu thương trong chính bản thân mình, tự xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức.
+ Giữ vững bản lĩnh con người để không thay đổi trước những đổi thay của cuộc sống.
* Giới thiệu vấn đề cần bàn luận
Tình cảm gia đình, nhân cách đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay.
* Đạo hiếu của đám con cháu cụ cố tổ trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia
- Sự kiện cụ cố tổ qua đời đã mang lại niềm vui bất tuyệt cho mọi thành viên trong gia đình cụ cố Hồng bởi đến lúc gia tài kếch xù của cụ được chia cho đám con cháu, từ người con lớn tuổi đến những đứa cháu giai gái, dâu rể.
- Thông qua cách ứng xử của đám con cháu trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột trần bản chất vô nhân tính của xã hội tư sản thành thị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, từ đó bày tỏ thái độ lên án, phê phán và cả nỗi đau xót trước thực trạng suy thoái đạo đức trong xã hội đương thời.
* Bình luận về tình cảm gia đình, nhân cách đạo đức con người trong xã hội Việt Nam hiện nay
- Câu chuyện của Vũ Trọng Phụng cách đây gần bảy mươi năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy mô hình đạo đức được phản ánh trong Hạnh phúc của một tang gia không phổ biến trong xã hội hiện tại nhưng đâu đó trong cuộc đời này vẫn còn những người con, người cháu bất hiếu với ông bà, cha mẹ, vẫn còn những cách ứng xử bất nghĩa, vô nhân tính với người thân, rộng hơn là với đồng loại của mình (học sinh lựa chọn các dẫn chứng tiêu biểu để minh họa). Bày tỏ thái độ không đồng tình, phê phán, lên án trước hành vi suy thoái đạo đức trong gia đình, xã hội hiện nay.
- Nguyên nhân:
+ Bản thân nhiều người không có bản lĩnh, dễ bị cuốn theo cái xấu, cái ác. Ý thức tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, bồi đắp các tình cảm đẹp ở nhiều người chưa cao.
+ Mặt trái của sự tiếp nhận những luồng văn hóa ngoại lai, của sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng không gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc.
+ Tình thương, trách nhiệm của các bậc cha mẹ với con cái ngày càng bị “vật chất hóa”, thiếu sự kết nối bằng sợi dây tình cảm giữa cha mẹ với con cái, rộng hơn là giữa người với người.
- Bài học cho thế hệ trẻ hôm nay:
+ Mỗi người phải vun đắp tình yêu thương trong chính bản thân mình, tự xây dựng cho mình một nền tảng đạo đức.
+ Giữ vững bản lĩnh con người để không thay đổi trước những đổi thay của cuộc sống.