Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561312]: Xác định thể thơ và nhân vật trữ tình của bài thơ.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Nhân vật trữ tình của bài thơ: người anh hùng sinh không gặp thời.
- Nhân vật trữ tình của bài thơ: người anh hùng sinh không gặp thời.
Câu 2 [561313]: Hình ảnh nào trong bốn câu thơ đầu đã gợi ra được hoàn cảnh - tình thế của nhân vật trữ tình? Hoàn cảnh - tình thế đó có đặc điểm gì?
Trong bốn dòng thơ đầu, hoàn cảnh bi kịch và tình thế vô cùng khó khăn của nhân vật trữ tình được thể hiện qua các cặp hình ảnh đối lập:
- “Việc đời dằng dặc” - “ta đã già”
- “Trời đất mênh mông” - “cuộc say ca”
- Người hàng thịt, kẻ đi câu gặp thời thành công - bậc anh hùng lỡ vận đành nuốt hận
Trong đó, hình ảnh tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình là hình ảnh bậc anh hùng lỡ vận đành nuốt hận.
- “Việc đời dằng dặc” - “ta đã già”
- “Trời đất mênh mông” - “cuộc say ca”
- Người hàng thịt, kẻ đi câu gặp thời thành công - bậc anh hùng lỡ vận đành nuốt hận
Trong đó, hình ảnh tập trung khắc hoạ hình tượng nhân vật trữ tình là hình ảnh bậc anh hùng lỡ vận đành nuốt hận.
Câu 3 [561314]: Nhân vật trữ tình có những cảm xúc, suy nghĩ gì khi đối diện với hoàn cảnh - tình thế đó?
Đối diện với hoàn cảnh bi kịch và tình thế vô cùng khó khăn, vị tướng già mang tâm trạng băn khoăn, rối bời (“Việc đời dằng dặc, mà ta đã già, biết làm thế nào?”) và nhận thức sâu sắc bi kịch, nỗi oán hận của kẻ sinh bất phùng thời như mình (“Lỡ vận, những bậc anh hùng cũng đành nuốt hận”). Cũng bởi bất lực trước tình thế cực kì khó khăn nên đành phải đắm mình vào những chuyện uống rượu và ca vũ (“Trời đất mênh mông, thu cả vào cuộc say ca”).
Câu 4 [561315]: Trong hai câu luận, tác giả đã sử dụng những biểu tượng quen thuộc của thơ trung đại để bày tỏ nỗi lòng. Hãy giải thích ý nghĩa của một số biểu tượng (“xoay trục đất”, “rửa binh khí”, “kéo sông Ngân”,...) và nêu cảm nhận về nỗi lòng của nhân vật trữ tình.
Các biểu tượng trong hai câu luận:
+ “Xoay trục đất” (phù địa trục) là nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, tức là khôi phục nước. Truyền thuyết cổ đại cho rằng quả đất có 3600 trục giằng giữ lẫn nhau. Sau địa trục dùng chỉ trái đất nói chung.
+ “Rửa binh khí” (tẩy binh) là chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.
+ “Kéo sông Ngân” (vãn thiên hà) là kéo sông Ngân xuống. Biểu tượng này từng xuất hiện trong bài Tẩy binh mã (“Rửa khí giới”) của Đỗ Phủ:
An đắc tráng sĩ vãn thiên hà
Tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng
(“Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống
Rửa sạch khí giới, mãi mãi không dùng nữa”).
- Hai câu thơ luận diễn tả mạnh mẽ khát vọng lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
+ “Xoay trục đất” (phù địa trục) là nâng đỡ giang sơn đang nghiêng lệch, tức là khôi phục nước. Truyền thuyết cổ đại cho rằng quả đất có 3600 trục giằng giữ lẫn nhau. Sau địa trục dùng chỉ trái đất nói chung.
+ “Rửa binh khí” (tẩy binh) là chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.
+ “Kéo sông Ngân” (vãn thiên hà) là kéo sông Ngân xuống. Biểu tượng này từng xuất hiện trong bài Tẩy binh mã (“Rửa khí giới”) của Đỗ Phủ:
An đắc tráng sĩ vãn thiên hà
Tĩnh tẩy giáp binh trường bất dụng
(“Ước gì có tráng sĩ kéo nước sông Ngân xuống
Rửa sạch khí giới, mãi mãi không dùng nữa”).
- Hai câu thơ luận diễn tả mạnh mẽ khát vọng lớn lao và khí phách của người anh hùng trong tình thế bấy giờ: giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
Câu 5 [561316]: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh người tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết.
Hình ảnh tráng sĩ mài gươm trong hai câu kết được vẽ bằng bút pháp cách điệu hoá tạo thành một biểu tượng đẹp một cách hùng tráng, đầy khí phách.
Hình ảnh tráng sĩ tóc đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới bóng trăng thể hiện rõ hùng tâm tráng chí của con người trên con đường cứu nước dù tuổi đã cao. Hình tượng đó sau này được Phan Huy Chú ca ngợi dù sau trăm đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt.
Hình ảnh tráng sĩ tóc đã bạc, bao lần mang gươm báu mài dưới bóng trăng thể hiện rõ hùng tâm tráng chí của con người trên con đường cứu nước dù tuổi đã cao. Hình tượng đó sau này được Phan Huy Chú ca ngợi dù sau trăm đời vẫn còn tưởng thấy sinh khí lẫm liệt.
Câu 6 [561317]: Nêu một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ.
Một số biểu hiện của phong cách cổ điển trong bài thơ:
- Đề tài: nói chí, tỏ lòng.
- Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp lí tưởng: người anh hùng dù sinh không gặp thời nhưng vẫn sáng ngời hùng tâm tráng chí (tráng sĩ mài gươm dưới bóng trăng).
- Chữ Hán.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sử dụng điển tích về Phàn Khoái, Hàn Tín và thi liệu cổ (mượn ý câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã).
- Đề tài: nói chí, tỏ lòng.
- Hình tượng nghệ thuật mang vẻ đẹp lí tưởng: người anh hùng dù sinh không gặp thời nhưng vẫn sáng ngời hùng tâm tráng chí (tráng sĩ mài gươm dưới bóng trăng).
- Chữ Hán.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sử dụng điển tích về Phàn Khoái, Hàn Tín và thi liệu cổ (mượn ý câu thơ của Đỗ Phủ trong bài Tẩy binh mã).
Bài tập viết
Câu 7 [561318]: Viết đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng), nêu cảm nhận của anh/chị về hào khí Đông A được thể hiện qua các dòng thơ:
- Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
(Giúp chúa, những muốn xoay trục đất,
Rửa binh khí, tiếc không có lối kéo sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được, mà đầu đã bạc,
Bao phen mài gươm Long Tuyền dưới trăng.)
- Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.)
(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)
- Trí chủ hữu hoài phù địa trục, Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
Kỉ độ Long Tuyền đới nguyệt ma.
(Giúp chúa, những muốn xoay trục đất,
Rửa binh khí, tiếc không có lối kéo sông Ngân xuống.
Thù nước chưa trả được, mà đầu đã bạc,
Bao phen mài gươm Long Tuyền dưới trăng.)
(Cảm hoài - Đặng Dung)
Hào khí Đông A được thể hiện qua hai đoạn thơ:
- Sơ lược về “Hào khí Đông A”:
+ Hào khí Đông A: khí thế hào hùng, tinh thần thời đại của triều đại nhà Trần (trong tiếng Hán, chữ “Trần” gồm bộ “A” và chữ “Đông” hợp thành).
+ Biểu hiện của hào khí Đông A trong văn học đời Trần: lòng căm thù giặc sâu sắc; ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ giang sơn triều đại; niềm tự hào về những chiến công oanh liệt của quân đội; niềm tin, khát vọng của con người vào sự trường tồn và viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc;...
- Vẻ đẹp của hào khí Đông A được thể hiện trong hai đoạn thơ:
+ Khát vọng được phụng sự hết mình cho triều đại nhà Trần (quyết tâm trả món nợ công danh; mong muốn “xoay trục trái đất”, kéo tuột sông Ngân xuống để rửa vũ khí).
+ Vẻ đẹp tráng lệ của những hình ảnh thơ: phù địa trục, vãn thiên hà - tẩy binh, kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma.
- Sơ lược về “Hào khí Đông A”:
+ Hào khí Đông A: khí thế hào hùng, tinh thần thời đại của triều đại nhà Trần (trong tiếng Hán, chữ “Trần” gồm bộ “A” và chữ “Đông” hợp thành).
+ Biểu hiện của hào khí Đông A trong văn học đời Trần: lòng căm thù giặc sâu sắc; ý chí quyết tâm đánh giặc bảo vệ giang sơn triều đại; niềm tự hào về những chiến công oanh liệt của quân đội; niềm tin, khát vọng của con người vào sự trường tồn và viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc;...
- Vẻ đẹp của hào khí Đông A được thể hiện trong hai đoạn thơ:
+ Khát vọng được phụng sự hết mình cho triều đại nhà Trần (quyết tâm trả món nợ công danh; mong muốn “xoay trục trái đất”, kéo tuột sông Ngân xuống để rửa vũ khí).
+ Vẻ đẹp tráng lệ của những hình ảnh thơ: phù địa trục, vãn thiên hà - tẩy binh, kỉ độ long tuyền đới nguyệt ma.
Câu 8 [561319]: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người anh hùng thời Trần qua các bài thơ Thuật hoài (“Tỏ lòng” - Phạm Ngũ Lão) và Cảm hoài (“Nỗi lòng” - Đặng Dung).
Bài viết cần bảo đảm các ý sau:
* Giới thiệu vài nét về các tác giả, tác phẩm và hình tượng người anh hùng đời Trần
* Hình tượng người anh hùng thời Trần qua các bài thơ Thuật hoài, Cảm hoài
+ Đẹp bởi tư thế, tầm vóc lớn lao, kì vĩ:
• Hình tượng tráng sĩ trong Thuật hoài hiên ngang, dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt,...
• Hình tượng người anh hùng trong Cảm hoài dù thất thời lỡ vận nhưng vẫn hiên ngang, lồng lộng.
+ Đẹp bởi khát vọng lớn lao, cao đẹp:
• Trong Thuật hoài: khát vọng phụng sự nhà Trần cho đến hết đời, lập được công danh sánh ngang với Gia Cát Lượng.
• Trong Cảm hoài: muốn giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
* Đánh giá
- Thông qua Thuật hoài, Cảm hoài có thể hình dung trọn vẹn về con người thời đại nhà Trần: anh hùng, dũng mãnh, yêu nước, hết lòng phụng sự triều đại nhà Trần,...
- Hình tượng người anh hùng thời Trần góp phần thể hiện sắc nét hào khí Đông A của thời đại.
* Giới thiệu vài nét về các tác giả, tác phẩm và hình tượng người anh hùng đời Trần
* Hình tượng người anh hùng thời Trần qua các bài thơ Thuật hoài, Cảm hoài
+ Đẹp bởi tư thế, tầm vóc lớn lao, kì vĩ:
• Hình tượng tráng sĩ trong Thuật hoài hiên ngang, dũng mãnh, oai phong, lẫm liệt,...
• Hình tượng người anh hùng trong Cảm hoài dù thất thời lỡ vận nhưng vẫn hiên ngang, lồng lộng.
+ Đẹp bởi khát vọng lớn lao, cao đẹp:
• Trong Thuật hoài: khát vọng phụng sự nhà Trần cho đến hết đời, lập được công danh sánh ngang với Gia Cát Lượng.
• Trong Cảm hoài: muốn giúp chúa khôi phục đất nước, đuổi toàn bộ quân thù ra khỏi bờ cõi để kết thúc chiến tranh, không còn phải dùng đến vũ khí.
* Đánh giá
- Thông qua Thuật hoài, Cảm hoài có thể hình dung trọn vẹn về con người thời đại nhà Trần: anh hùng, dũng mãnh, yêu nước, hết lòng phụng sự triều đại nhà Trần,...
- Hình tượng người anh hùng thời Trần góp phần thể hiện sắc nét hào khí Đông A của thời đại.