Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561814]: Hãy tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản và cho biết những điểm nhấn quan trọng của câu chuyện.
- Tóm lược nội dung được kể lại trong văn bản
+ Năm 1941, “tôi” - một đứa bé tám tuổi - sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc.
+ “Tôi” cùng bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom.
+ Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chổi mầm, vỏ cây.
+ Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi - Đến lớp Ba, “tôi” trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang.
+ Trong lòng “tôi” chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ.
+ Cứ thế, mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, “tôi” vẫn muốn có mẹ.
- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của con người.
+ Năm 1941, “tôi” - một đứa bé tám tuổi - sau khi từ biệt bố mẹ đi dự trại hè đội viên, gặp một trận bom của phát xít Đức, chứng kiến sự đổ máu, chết chóc.
+ “Tôi” cùng bao đứa trẻ khác phải rời trại hè, mang theo lương thực, thực phẩm về một vùng hậu phương xa xôi, nơi không có đạn bom.
+ Ở vùng đất mới, những đứa trẻ biết thế nào là thiếu thốn, đói khát, chẳng có gì để ăn, đến nỗi phải giết cả con ngựa già chuyên chở đồ đạc, thậm chí ăn cả chổi mầm, vỏ cây.
+ Trên tất cả là nỗi nhớ mẹ, nhớ đến mức gào khóc không nguôi - Đến lớp Ba, “tôi” trốn trại, được một gia đình ông già cưu mang.
+ Trong lòng “tôi” chỉ có một nỗi ước ao được đi tìm mẹ.
+ Cứ thế, mãi sau này, khi đã năm mươi mốt tuổi, “tôi” vẫn muốn có mẹ.
- Điểm nhấn quan trọng của câu chuyện là các sự kiện liên quan đến mẹ - điều đã được khái quát ở nhan đề của văn bản. Mẹ luôn hiện diện trong mọi thời khắc cuộc sống đau thương thời thơ ấu của “tôi”, và ước muốn gặp lại mẹ trở thành nỗi ám ảnh thường xuyên thường trực trong lòng nhân vật. Vậy mà, cuối cùng phải đối diện với sự thật phũ phàng: chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất của con người.
Câu 2 [561815]: Chỉ ra những yếu tố tạo nên tính xác thực của các sự kiện được nhân vật kể lại cũng như trạng thái tâm lí của nhân vật trước các sự kiện đó.
Đối với một tác phẩm truyện kí, tính xác thực là một yếu tố quan trọng. Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ..., tính xác thực được thể hiện qua một số yếu tố:
- Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể. Đó là Din-na Cô-si-ắc - một thợ làm tóc.
- Câu chuyện gắn với tuổi thơ của người kể (lúc bấy giờ mới tám tuổi). Ở thời điểm kể lại câu chuyện cho tác giả nghe, người kể đã năm mươi mốt tuổi.
- Câu chuyện được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ nhất, điều đó cho thấy những sự kiện được kể lại gắn với trải nghiệm trực tiếp của người kế chứ không qua một nhân vật trung gian nào. Người kể cũng không giấu cảm xúc, thái độ của mình trước các sự kiện (sợ hãi, lo âu, xót thương, hoảng loạn, buồn bã, thất vọng,...).
- Người kể chuyện có tên tuổi, nghề nghiệp cụ thể. Đó là Din-na Cô-si-ắc - một thợ làm tóc.
- Câu chuyện gắn với tuổi thơ của người kể (lúc bấy giờ mới tám tuổi). Ở thời điểm kể lại câu chuyện cho tác giả nghe, người kể đã năm mươi mốt tuổi.
- Câu chuyện được kể bởi người kể chuyện ngôi thứ nhất, điều đó cho thấy những sự kiện được kể lại gắn với trải nghiệm trực tiếp của người kế chứ không qua một nhân vật trung gian nào. Người kể cũng không giấu cảm xúc, thái độ của mình trước các sự kiện (sợ hãi, lo âu, xót thương, hoảng loạn, buồn bã, thất vọng,...).
Câu 3 [561816]: Phân tích một số chi tiết, hình ảnh tạo nên bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản. Chi tiết, hình ảnh nào đã thực sự gây ấn tượng mạnh với anh/chị? Vì sao?
- Bức tranh cuộc sống đặc biệt được tái hiện trong văn bản: Những ngày đau thương, đói khát, hãi hùng và thiếu thốn tình mẹ của bao đứa trẻ trong chiến tranh khốc liệt.
Bức tranh cuộc sống đặc biệt này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:
+ Máy bay đánh bom, tất cả màu sắc đều biến mất. Lần đầu tiên, đứa bé biết đến từ “chết chóc”.
+ Trên tàu, những đứa bé chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
+ Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.
+ Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rên gọi ba mẹ. Hễ mỗi lần từ “mẹ” được ai vô tình nhắc tới, tất cả lại gào khóc không nguôi.
+ Đứa bé lớp Ba trốn trại đi tìm mẹ, đói là đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi.
+ Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn bám riết dai dẳng nhân vật “tôi”.
- HS lựa chọn một hình ảnh, chi tiết được xem là ấn tượng nhất đối với cá nhân để phân tích, đồng thời lí giải vì sao hình ảnh, chi tiết đó được lựa chọn. Chẳng hạn:
+ Ấn tượng nhất với chi tiết: người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất.
+ Lí do: Đói khát buộc con người ta phải nghĩ đến sự sinh tồn trước tình nghĩa với các sinh linh khác. Chi tiết đau xót cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
Bức tranh cuộc sống đặc biệt này được tạo nên bằng nhiều chi tiết, hình ảnh sống động:
+ Máy bay đánh bom, tất cả màu sắc đều biến mất. Lần đầu tiên, đứa bé biết đến từ “chết chóc”.
+ Trên tàu, những đứa bé chứng kiến cảnh nhiều người lính bị thương, rên la vì đau đớn.
+ Triền miên trong đói khát, người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất, rồi phải ăn cây cỏ để sống qua ngày.
+ Trong trại trẻ mồ côi, hàng chục đứa bé khóc rên gọi ba mẹ. Hễ mỗi lần từ “mẹ” được ai vô tình nhắc tới, tất cả lại gào khóc không nguôi.
+ Đứa bé lớp Ba trốn trại đi tìm mẹ, đói là đến kiệt sức, may được ông già đem về nuôi.
+ Sau hàng chục năm trôi qua, cái cảm giác đói và thiếu mẹ vẫn luôn bám riết dai dẳng nhân vật “tôi”.
- HS lựa chọn một hình ảnh, chi tiết được xem là ấn tượng nhất đối với cá nhân để phân tích, đồng thời lí giải vì sao hình ảnh, chi tiết đó được lựa chọn. Chẳng hạn:
+ Ấn tượng nhất với chi tiết: người ta giết thịt cả con ngựa già thân thiết duy nhất.
+ Lí do: Đói khát buộc con người ta phải nghĩ đến sự sinh tồn trước tình nghĩa với các sinh linh khác. Chi tiết đau xót cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh.
Câu 4 [561817]: Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Vậy trong việc tạo lập văn bản này, tác giả đóng vai trò gì? Phân tích thái độ của tác giả khi ghi lại các sự kiện mà nhân chứng kể lại.
Toàn bộ câu chuyện được kể bởi một người vì chiến tranh mà đã phải nếm trải những ngày tháng đau thương ở tuổi ấu thơ, tác giả chỉ là người ghi lại. Trong trường hợp này, người viết không phải là người kể, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tác phẩm.
+ Tư liệu sống được dùng để viết nên truyện kí này hoàn toàn do một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi tên là Din-na Cô-si-ắc cung cấp cho nhà văn - nhà báo Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích.
+ Mặc dù chỉ là người ghi lại, nhưng tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Vai trò này được thể hiện ở việc: lựa chọn ngôn từ, giọng kể, cách sắp xếp sự việc, cách sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa. Đặc biệt, mặc dù người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất xưng “tôi”, nhưng lời kể không còn là lời “nguyên bản” của người thợ làm tóc, mà là lời kể có tính nghệ thuật, được nhà văn sáng tạo nên.
+ Qua lời kể, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng nếm trải (chẳng hạn: Ngày hôm sau, người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu rất nhỏ thịt Mai-ca. Người ta giấu chúng tôi chuyện đó rất lâu. Không thì chúng tôi đã không thể nào ăn nổi. Không cách nào! Đó là con ngựa duy nhất trong trại trẻ chúng tôi.)
+ Tư liệu sống được dùng để viết nên truyện kí này hoàn toàn do một người thợ làm tóc năm mươi mốt tuổi tên là Din-na Cô-si-ắc cung cấp cho nhà văn - nhà báo Xvét-la-na A-lếch-xi-ê-vích.
+ Mặc dù chỉ là người ghi lại, nhưng tác giả đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập văn bản. Vai trò này được thể hiện ở việc: lựa chọn ngôn từ, giọng kể, cách sắp xếp sự việc, cách sáng tạo các chi tiết, hình ảnh giàu ý nghĩa. Đặc biệt, mặc dù người kể chuyện thuộc ngôi thứ nhất xưng “tôi”, nhưng lời kể không còn là lời “nguyên bản” của người thợ làm tóc, mà là lời kể có tính nghệ thuật, được nhà văn sáng tạo nên.
+ Qua lời kể, nhà văn thể hiện thái độ đồng cảm với những đau thương, mất mát mà nhân chứng từng nếm trải (chẳng hạn: Ngày hôm sau, người ta giết Mai-ca. Và cho chúng tôi nước cùng một mẩu rất nhỏ thịt Mai-ca. Người ta giấu chúng tôi chuyện đó rất lâu. Không thì chúng tôi đã không thể nào ăn nổi. Không cách nào! Đó là con ngựa duy nhất trong trại trẻ chúng tôi.)
Câu 5 [561818]: Theo anh/chị, những yếu tố nào có tác dụng tạo nên sức lay động của văn bản đối với người đọc? Thông điệp mà anh/chị nhận được từ văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ... là gì?
- Với một truyện kí, yếu tố tác động mạnh đến tình cảm người đọc chính là bản thân câu chuyện, với các sự việc, tình huống, nhân vật,... được kể lại.
Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ..., đó là những sự việc từng xảy ra trong thực tế đời sống gắn với thời khắc, địa điểm, không gian cụ thể, được tái hiện bằng lối ghi chép khách quan, nhưng có sức lay động rất mạnh cảm xúc của người đọc. Chẳng hạn: cảnh chia lìa giữa những đứa bé ngây thơ với bố mẹ; tình trạng khốn khổ vì thiếu thốn vật chất và tình cảm; sự giày vò của những cơn đói mà những đứa trẻ ở tuổi đến trường phải chịu đựng;... Tất cả những sự việc này được kể lại hết sức sinh động, cụ thể đến từng chi tiết, tạo cho người đọc cảm giác như đang tận mắt chứng kiến sự đau khổ tận cùng của những con người yếu ớt.
- Thông điệp từ văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ...:
+ Chiến tranh với sự tàn độc của nó đã huỷ hoại biết bao cuộc đời. Hãy chấm dứt chiến tranh trên trái đất này.
+ Bất kì ai trong chúng ta, dù bé thơ hay đã khôn lớn trưởng thành cũng cần có mẹ, cần có gia đình yêu thương.
Trong văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ..., đó là những sự việc từng xảy ra trong thực tế đời sống gắn với thời khắc, địa điểm, không gian cụ thể, được tái hiện bằng lối ghi chép khách quan, nhưng có sức lay động rất mạnh cảm xúc của người đọc. Chẳng hạn: cảnh chia lìa giữa những đứa bé ngây thơ với bố mẹ; tình trạng khốn khổ vì thiếu thốn vật chất và tình cảm; sự giày vò của những cơn đói mà những đứa trẻ ở tuổi đến trường phải chịu đựng;... Tất cả những sự việc này được kể lại hết sức sinh động, cụ thể đến từng chi tiết, tạo cho người đọc cảm giác như đang tận mắt chứng kiến sự đau khổ tận cùng của những con người yếu ớt.
- Thông điệp từ văn bản Và tôi vẫn muốn mẹ...:
+ Chiến tranh với sự tàn độc của nó đã huỷ hoại biết bao cuộc đời. Hãy chấm dứt chiến tranh trên trái đất này.
+ Bất kì ai trong chúng ta, dù bé thơ hay đã khôn lớn trưởng thành cũng cần có mẹ, cần có gia đình yêu thương.
Bài tập viết
Câu 6 [561819]: Qua những gì được văn bản cung cấp, hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích ý nghĩa hai câu cuối: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ.
Đoạn văn phân tích ý nghĩa hai câu cuối: Tôi đã năm mươi mốt tuổi, tôi có hai con. Và tôi vẫn còn muốn mẹ. có thể được triển khai theo hướng:
- Hai câu văn nói về thời điểm năm mươi mốt tuổi của người kể chuyện, thời điểm con người ta đã bước sang tuổi xế chiều, đã sống trong vai trò làm bố, làm mẹ của những đứa trẻ, đã đi qua bao sóng gió của cuộc đời.
- Tôi vẫn còn muốn mẹ. là khao khát cháy bỏng của một người con buộc phải xa mẹ từ rất sớm (khi tám tuổi), đã luôn khao khát tình mẹ, tình cảm gia đình suốt cuộc đời mình. Khao khát ấy khẳng định những mất mát lớn lao ở góc độ tinh thần, tình cảm của một người con khi không được sống với mẹ đồng thời tô đậm khát vọng về cuộc sống đời thường với những ấm êm bình dị bên gia đình yêu thương.
- Hai câu văn vừa là tiếng nói tố cáo chiến tranh, vừa khẳng định giá trị lớn lao của tình mẫu tử, tình cảm gia đình.
- Hai câu văn nói về thời điểm năm mươi mốt tuổi của người kể chuyện, thời điểm con người ta đã bước sang tuổi xế chiều, đã sống trong vai trò làm bố, làm mẹ của những đứa trẻ, đã đi qua bao sóng gió của cuộc đời.
- Tôi vẫn còn muốn mẹ. là khao khát cháy bỏng của một người con buộc phải xa mẹ từ rất sớm (khi tám tuổi), đã luôn khao khát tình mẹ, tình cảm gia đình suốt cuộc đời mình. Khao khát ấy khẳng định những mất mát lớn lao ở góc độ tinh thần, tình cảm của một người con khi không được sống với mẹ đồng thời tô đậm khát vọng về cuộc sống đời thường với những ấm êm bình dị bên gia đình yêu thương.
- Hai câu văn vừa là tiếng nói tố cáo chiến tranh, vừa khẳng định giá trị lớn lao của tình mẫu tử, tình cảm gia đình.