Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561843]: Văn bản trên gồm ba phần, được trích từ ba đoạn khác nhau của Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm nhưng giữa chúng vẫn có mạch lô gích gắn kết nội dung. Anh/Chị hãy nêu nội dung của từng phần và chỉ ra mạch lô gích gắn kết đó.
- Nội dung từng phần của văn bản Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm:
+ Phần (1): Những công việc hằng ngày vô cùng bận rộn, khó khăn, vất vả của một nữ bác sĩ trong hoàn cảnh chiến tranh.
+ Phần (2): Nỗi buồn của tác giả khi ý thức về tuổi thanh xuân của mình đã qua đi trong khói lửa chiến tranh.
+ Phần (3): Nỗi xúc động, nhớ nhà, khao khát được về với gia đình của tác giả khi nhận được thư mẹ.
- Mạch lô gích gắn kết các phần của văn bản là dòng suy nghĩ nội tâm của tác giả mà bao trùm là khát vọng ngày đất nước được hoà bình.
Câu 2 [561844]: Hãy chỉ ra những sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng phần văn bản và nêu nhận xét của anh/chị về chủ thể trần thuật. Thực hiện theo bảng sau:
Sự kiện và suy nghĩ của tác giả được thể hiện trong từng phần văn bản; nhận xét về chủ thể trần thuật
Câu 3 [561845]: Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm được thể hiện ở những yếu tố nào? Điều đó có tác dụng gì đối với nội dung của văn bản?
- Tính phi hư cấu của đoạn trích Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm thể hiện ở: ghi chép xác thực theo thứ tự ngày tháng, địa danh, tên người,... Ví dụ: 20.7.1968, 1.1.1970, 19.5.1970,...
- Tác dụng: Tạo độ tin cậy đối với người đọc về những thông tin xác thực hằng ngày được người viết ghi lại.
Câu 4 [561846]: Hãy chỉ ra một đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong văn bản. Việc sử dụng kết hợp các thủ pháp đó có tác dụng gì?
- Đoạn văn có sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật: Những ngày bận rộn công tác dồn dập... bên giường bệnh.
+ Trần thuật: Những ngày bận rộn công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya,...
+ Miêu tả: Đôi mắt người thương binh hôm nào đau nhức tưởng như bỏ hôm nay cũng đã sáng lại một phần. Cánh tay anh bộ đội sưng phù đe doạ chảy máu bây giờ cũng đã lành lặn. Những cánh tay xương gãy rời cũng đã liền lại,...
- Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật khiến cho sự việc hiện lên cụ thể, sinh động; đồng thời thể hiện được thái độ và đánh giá của người viết.
Câu 5 [561847]: Anh/Chị có suy nghĩ và cảm xúc gì sau khi đọc văn bản? Chi tiết nào trong văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với anh/chị? Vì sao?
- HS nêu suy nghĩ và cảm xúc của bản thân sau khi đọc văn bản. Chẳng hạn: Trân trọng, cảm phục lí tưởng sống, lòng yêu nước và nghị lực phi thường, tinh thần dũng cảm của một thế hệ thanh niên Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; nhận thức về trách nhiệm noi gương, tiếp nối những đóng góp, hi sinh của thế hệ cha anh trong thời đại ngày nay;...
- HS bày tỏ ấn tượng đặc biệt về chi tiết của văn bản đối với bản thân đồng thời lí giải thuyết phục. Chẳng hạn:
+ Ấn tượng đặc biệt với chi tiết Thuỳ hồi tưởng lại về thứ âm thanh dịu dàng, tha thiết mà sao có một âm lượng cao hơn tất cả mọi đạn bom sấm sét vang lên trong lòng con. Đó là tiếng nói của miền Bắc yêu thương, của mẹ, của ba, của em, của tất cả. Từ hàng lim xào xạc trên đường Đại La, từ tiếng sóng sông Hồng dào dạt vỗ đến cả âm thanh hỗn tạp của cuộc sống thủ đô vẫn vang vọng trong con không một phút nào nguôi cả.
+ Lí do: Chi tiết thể hiện tình yêu, nỗi nhớ sâu nặng của Thuỳ dành cho gia đình, quê hương, xứ sở. Với Thuỳ, tình yêu ấy cũng chính là động lực, là ngọn nguồn sức mạnh nâng đỡ lí tưởng cao đẹp mà Thuỳ đã lựa chọn.
Câu 6 [561848]: Theo anh/chị, văn bản trên có ý nghĩa như thế nào đối với thế hệ trẻ ngày nay?
Văn bản Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm khơi gợi trong thế hệ trẻ ngày hôm này những suy ngẫm về lí tưởng sống; về tình yêu dành cho gia đình, quê hương đất nước; về lối sống vị tha, nhân ái, bao dung; về khát vọng hoà bình, về tinh thần chiến đấu để giành lại độc lập, hoà bình cho đất nước, nhân dân;...
Bài tập viết
Câu 7 [561849]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), ghi lại cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Thuỳ trong văn bản.
Đoạn văn ghi lại cảm nhận về hình tượng nhân vật Thuỳ trong văn bản Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm có thể triển khai theo hướng:
- Vẻ đẹp của Thuỳ: có lí tưởng sống cao đẹp; giàu tinh thần trách nhiệm với công việc; giàu tình yêu thương với bạn bè, đồng nghiệp; giàu khát vọng hoà bình; yêu gia đình, yêu quê hương đất nước;...
- Thuỳ Trâm là một hình tượng người trẻ
Câu 8 [561850]: Từ hình tượng nhân vật Thùy trong văn bản, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của lí tưởng sống đối với tuổi trẻ có thể được triển khai theo hướng:
- Lí tưởng là ngọn đèn dẫn đường cho mỗi người đi tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Lí tưởng sống đẹp đẽ có giá trị hướng đạo cho những người trẻ, giúp thế hệ trẻ đi đến tương lai tươi sáng, có được cuộc sống ý nghĩa.
- Lí tưởng sống đẹp đẽ còn là động lực thôi thúc người trẻ mạnh dạn, dũng cảm vượt qua các trở lực trên hành trình sống của mình.
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
Câu 9 [561851]: Hãy chuẩn bị cho mình một cuốn nhật kí và ghi nhật kí mỗi ngày.
HS hình thành và duy trì thói quen viết nhật kí để ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của mình về cuộc sống mỗi ngày. Việc này không chỉ làm giàu có thêm cảm xúc trong mỗi chúng ta mà còn giúp chúng ta rèn luyện kĩ năng viết văn.