Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561852]: Nêu những đặc điểm của thể loại nhật kí được thể hiện trong văn bản.

Câu 2 [561853]: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong đoạn văn sau:
Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kĩ... Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín...”.
Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kĩ... Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín...”.
Tác dụng của một số biện pháp tu từ trong đoạn văn:
Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí... Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín...
- So sánh:
+ Buổi gác đầu tiên là đêm trăng, là bài thơ, là một trang nhật kí...
Tác dụng: Khắc sâu ấn tượng về buổi gác đầu tiên đầy thi vị, đẹp đẽ, nên thơ, mộng mơ, lí tưởng trong đời quân ngũ.
+ Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành...
Tác dụng: Gợi cảm nhận đầy thân mến, yêu thương của nhân vật trữ tình về những mái nhà; bộc lộ xúc cảm lâng lâng tự hào (sự bình yên của những mái nhà trong khoảnh khắc này ít nhiều có phần đóng góp của mình trong phiên canh gác).
- Điệp ngữ: ngủ yên, ngủ yên
Tác dụng: Như một lời vỗ về, an ủi làng quê yên bình chìm vào giấc ngủ.
- Điệp ngữ kết hợp liệt kê: Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa...
Tác dụng: Thể hiện cảm nhận tinh tế, tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc cuối mùa của thiên nhiên.
Buổi gác đầu tiên là đêm trăng sáng, là bài thơ, là một trang nhật kí... Sung sướng và hãnh diện biết bao, ơi xóm làng yêu quý, ngủ yên, ngủ yên, có anh bộ đội thức canh trời. Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành... Ta bước nhẹ, lâng lâng một mùi hương quen thuộc. Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa... Cây lá đang dồn nhựa để trổ ra một mùa quả chín...
- So sánh:
+ Buổi gác đầu tiên là đêm trăng, là bài thơ, là một trang nhật kí...
Tác dụng: Khắc sâu ấn tượng về buổi gác đầu tiên đầy thi vị, đẹp đẽ, nên thơ, mộng mơ, lí tưởng trong đời quân ngũ.
+ Những mái nhà nghiêng như mi mắt thân thương, nhắm ngủ ngon lành...
Tác dụng: Gợi cảm nhận đầy thân mến, yêu thương của nhân vật trữ tình về những mái nhà; bộc lộ xúc cảm lâng lâng tự hào (sự bình yên của những mái nhà trong khoảnh khắc này ít nhiều có phần đóng góp của mình trong phiên canh gác).
- Điệp ngữ: ngủ yên, ngủ yên
Tác dụng: Như một lời vỗ về, an ủi làng quê yên bình chìm vào giấc ngủ.
- Điệp ngữ kết hợp liệt kê: Bưởi đã cuối mùa, ổi đã cuối mùa...
Tác dụng: Thể hiện cảm nhận tinh tế, tâm hồn giàu cảm xúc của nhân vật trữ tình trước khoảnh khắc cuối mùa của thiên nhiên.
Câu 3 [561854]: Liệt kê một số chi tiết có tính xác thực trong nhật kí ngày 10/4/1972 (địa danh, con người, thời gian, sự kiện,...) và cho biết tác dụng của chúng.

Câu 4 [561855]: Theo anh/chị, văn bản trên có sử dụng yếu tố hư cấu hay không? Nếu có, hãy nêu ví dụ, nếu không, cho biết vì sao.
- Văn bản không sử dụng yếu tố hư cấu, mọi sự việc, con người đều được ghi chép lại hết sức chân thực, kèm với địa danh có thực, ngày, tháng xác định.
- Lí do: Nhật kí được viết là do nhu cầu ghi chép lại những sự việc vừa xảy ra, hoặc xảy ra chưa lâu và mục đích ban đầu chỉ viết cho riêng mình, vì thế, hư cấu là không cần thiết.
- Lí do: Nhật kí được viết là do nhu cầu ghi chép lại những sự việc vừa xảy ra, hoặc xảy ra chưa lâu và mục đích ban đầu chỉ viết cho riêng mình, vì thế, hư cấu là không cần thiết.
Câu 5 [561856]: Xác định cảm hứng chủ đạo của văn bản.
Cảm hứng chủ đạo của văn bản: Ngợi ca những tình cảm trong sáng, cao đẹp, ý chí vượt qua mọi gian khổ, thử thách và niềm hăm hở ra trận chiến đấu vì Tổ quốc, vì nhân dân của thế hệ trẻ Việt Nam đương thời.
Câu 6 [561857]: Anh/Chị có nhận xét gì về cái “tôi” của tác giả nhật kí qua văn bản?
Cái “tôi” của tác giả nhật kí trong đoạn trích Trên những chặng đường hành quân… là:
- Cái “tôi” giàu cảm xúc, chan chứa yêu thương với xóm làng, quê hương, đất nước;
- Cái “tôi” công dân luôn có ý thức trách nhiệm bảo vệ quê hương, Tổ quốc;
- Cái “tôi” với lí tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Cái “tôi” giàu cảm xúc, chan chứa yêu thương với xóm làng, quê hương, đất nước;
- Cái “tôi” công dân luôn có ý thức trách nhiệm bảo vệ quê hương, Tổ quốc;
- Cái “tôi” với lí tưởng sống cao đẹp: sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bài tập viết
Câu 7 [561858]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của những người trẻ hôm nay đối với Tổ quốc.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về sứ mệnh của những người trẻ hôm nay đối với Tổ quốc có thể được triển khai theo nhiều cách, chẳng hạn:
- Sứ mệnh nhận thức: nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ; về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc trong công cuộc giữ gìn, phát triển đất nước.
- Sứ mệnh hành động: hiện thực hoá nhận thức trách nhiệm với Tổ quốc thành hành động cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.
(Lưu ý: bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
- Sứ mệnh nhận thức: nhận thức đúng đắn về chủ quyền lãnh thổ; về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Tổ quốc trong công cuộc giữ gìn, phát triển đất nước.
- Sứ mệnh hành động: hiện thực hoá nhận thức trách nhiệm với Tổ quốc thành hành động cụ thể, phù hợp với năng lực bản thân.
(Lưu ý: bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)