Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561859]: Nêu đặc điểm thể loại của văn bản trên.
Một lít nước mắt (Ki-tô A-ya) thuộc thể loại nhật kí. Một số đặc điểm cơ bản của thể loại nhật kí là:
- Ghi chép hằng ngày về cuộc sống và suy nghĩ của nhân vật
- Bộc lộ suy nghĩ, thái độ và đánh giá của nhân vật
- Dùng lời độc thoại nhưng ngầm đối thoại với người khác
Câu 2 [561860]: Văn bản cho biết hoàn cảnh của nhân vật A-ya như thế nào?
Hoàn cảnh của nhân vật A-ya: A-ya phải chống chọi với căn bệnh nan y nhưng vẫn lạc quan, hi vọng.
Câu 3 [561861]: Thái độ tích cực của nhân vật A-ya đối với cuộc sống được thể hiện qua các chi tiết nào?
Thái độ tích cực của nhân vật A-ya đối với cuộc sống được thể hiện qua các chi tiết:
- Mình phải hít thở và tiếp tục sống, bởi mình không thể chết, chẳng có cách nào khác.
- mỗi khi nhìn vào gương mình lại nhe răng cười toe toét, dầu lúc đó chẳng có chuyện gì vui mình cũng cười
Câu 4 [561862]: Tìm dẫn chứng minh họa cho việc sử dụng thủ pháp miêu tả của tác giả.
Minh hoạ cho việc sử dụng thủ pháp miêu tả của tác giả
- Mùa xuân rồi cũng qua đi, những cánh hoa bay lả tả lọt qua cửa xe hơi.
- Thoạt tiên, lòng bàn chân mình còn mềm mềm. Nhưng dần dần, đầu gối và lòng bàn tay lẫn bàn chân đều trở nên cứng đờ.
Câu 5 [561863]: Tìm câu văn cho biết sự việc “vừa mới xảy ra” đối với nhân vật.
Câu văn cho biết sự việc “vừa mới xảy ra” đối với nhân vật: Sáng nay, mình bị ngã, cằm đập xuống đất.
Câu 6 [561864]: Tính phi hư cấu của văn bản trên được thể hiện ở những yếu tố nào?
Tính phi hư cấu của văn bản Một lít nước mắt được thể hiện qua câu chuyện hằng ngày với những chi tiết cụ thể của nhân vật chính - một nữ sinh mắc bệnh hiểm ngèo, phải trải qua những khó khăn trong cuộc sống và học tập cùng với tâm trạng đau khổ, cô đơn.
Câu 7 [561865]: Phân tích tác dụng của sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong phần (2) của đoạn trích.
- Sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật:
+ Miêu tả: tình trạng bản thân (hành lang lạnh cóng; Thoạt tiên, lòng bàn chân mình còn mềm mềm. Nhưng dần dần, đầu gối và lòng bàn tay lẫn bàn chân đều trở nên cứng đờ.); nỗi đau của hai mẹ con (mẹ chẳng nói gì, nước mắt nghẹn ngào rơi xuống sàn nhà);...
+ Trần thuật: Người viết kể lại tình cảnh ngặt nghèo của bản thân (Mình thì đang biết đi bỗng chuyển sang bò, giờ gần như là ngồi cả ngày; giờ đây mình chẳng thể đi lại được nữa; A-ya viết, hé mở cửa phòng và đưa cho mẹ; bò đến bên nhà vệ sinh cách đó ba mét;...
+ Miêu tả và trần thuật không tách biệt mà đan xen với nhau trong đoạn trích.
- Tác dụng của sự kết hợp thủ pháp miêu tả với trần thuật trong phần (2):
+ Trần thuật tái hiện chân thực hoàn cảnh, chi tiết diễn ra trong sự việc.
+ Miêu tả chi tiết hoá trạng thái, cảm xúc của các nhân vật trong sự việc được kể.
+ Việc kết hợp miêu tả và trần thuật khiến những ghi chép của A-ya trở nên chân thực, cụ thể, khơi gợi nhiều xúc cảm.
Câu 8 [561866]: Dẫn ra một số câu văn cho thấy sự đau khổ, cô đơn nhưng không tuyệt vọng của nhân vật A-ya.
Một số câu văn cho thấy sự đau khổ, cô đơn nhưng không tuyệt vọng của nhân vật A-ya:
- Vì không giữ được thăng bằng cơ thể, mình cứ liên tục trồi lên ngụp xuống trong bồn tắm. Nhưng kì lạ thật, mình không hề có cảm giác là mình sẽ chết. Thay vào đó, mình được nhìn thấy một thế giới trong suốt, có lẽ thiên đường cũng như vậy chăng?
- Mình giờ đã thành một đứa chẳng thể làm gì ngoài khóc lóc. Có một phức cảm thấp kém đang lớn lên trong đầu mình. Có lẽ đó là kết quả của sự tàn tật. Nhưng ít ra mình vẫn đang sống. Mình phải hít thở và tiếp tục sống, bởi mình không thể chết, chẳng có cách nào khác.
Câu 9 [561867]: Chi tiết nào trong đoạn trích Một lít nước mắt để lại ấn tượng đặc biệt đối với anh/chị? Vì sao?
Học sinh lựa chọn chi tiết trong đoạn trích Một lít nước mắt để lại ấn tượng đặc biệt với bản thân mình đồng thời lí giải vì sao lại ấn tượng nhất đối với chi tiết đó.
Chẳng hạn:
- Ấn tượng với chi tiết: Nếu cứ khóc thì những nếp nhăn trên mặt và trên mắt sẽ khiến khuôn mặt mình xấu xí. Để cải thiện cái sự xấu xí đó, mỗi khi nhìn vào gương mình lại nhe răng cười toe toét, dầu lúc đó chẳng có chuyện gì vui mình cũng cười.
- Lí do: Chi tiết thể hiện nghị lực sống phi thường của cô gái bé nhỏ.
Câu 10 [561868]: Thái độ của A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y gọi cho anh/chị suy nghĩ gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của anh/chị?
Thái độ của A-ya khi đối mặt với căn bệnh nan y gọi cho chúng ta suy nghĩ về nghị lực và tinh thần lạc quan khi phải đối diện với nghịch cảnh của số phận. Điều đó hun đúc trong chúng ta bản lĩnh khi phải đối diện với thử thách của cuộc sống.
Bài tập viết
Câu 11 [561869]: Từ đoạn trích Một lít nước mắt, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về nghị lực sống.
Trong khuôn khổ một đoạn văn ngắn, học sinh chỉ cần lựa chọn một khía cạnh thuộc về nghị lực sống để trình bày, chẳng hạn: sự cần thiết của nghị lực sống/ cách thức rèn luyện để có nghị lực sống... Các lí lẽ đưa ra phải hợp lí, đi liền với dẫn chứng thuyết phục.
Chẳng hạn: Nghị lực sống rất cần có để mỗi cá nhân biết vượt qua nghịch cảnh của bản thân, vững vàng hơn trong cuộc sống; mang lại sự chủ động, sức mạnh cho con người, giúp con người tự tin, chạm tay vào cuộc sống tốt đẹp.