Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561870]: Văn bản kể lại sự kiện gì? Quyết định khó khăn nhất ở đây là gì? Ai là người kể lại?
- Văn bản kể lại sự kiện: Trước giờ nổ súng ở chiến trường Điện Biên Phủ năm 1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phải quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh, giải quyết nhanh sang đánh chắc, tiến chắc để đảm bảo chiến thắng.
- Quyết định khó khăn nhất ở đây là quyết định thay đổi cách đánh, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” nghĩa là công tác chuẩn bị phải làm lại từ đầu, phải kéo dài (từ dự kiến trận đánh diễn ra trong 2 đêm 3 ngày đến một chiến dịch gian khổ, kiên trì, diễn ra trong 54 ngày) với vô vàn khó khăn có thể phát sinh.
- Người kể lại là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
- Quyết định khó khăn nhất ở đây là quyết định thay đổi cách đánh, chuyển từ phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc” nghĩa là công tác chuẩn bị phải làm lại từ đầu, phải kéo dài (từ dự kiến trận đánh diễn ra trong 2 đêm 3 ngày đến một chiến dịch gian khổ, kiên trì, diễn ra trong 54 ngày) với vô vàn khó khăn có thể phát sinh.
- Người kể lại là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Câu 2 [561871]: Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra Quyết định khó khăn nhất.
Một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra Quyết định khó khăn nhất
- Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.
- Phải họp ngay Đảng uỷ Mặt trận... Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng.
- Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy, không thể đánh theo kế hoạch đã định.
- Thời gian gấp. Tôi cần họp Đảng uỷ để quyết định.
- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.”.
- Tôi nhận thấy phải cho các đơn vị rút khỏi trận địa để nghiên cứu một cách đánh khác dù bộ đội có thắc mắc.
- Phải họp ngay Đảng uỷ Mặt trận... Suốt đêm, tôi chỉ mong trời chóng sáng.
- Qua theo dõi tình hình, tôi cho rằng địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì vậy, không thể đánh theo kế hoạch đã định.
- Thời gian gấp. Tôi cần họp Đảng uỷ để quyết định.
- Tình hình khẩn trương. Cần sớm có quyết định. Vô luận tình hình nào, chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là: Đánh chắc thắng. Trước khi tôi ra đi, Bác trao nhiệm vụ: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.”.
Câu 3 [561872]: Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?
Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua các yếu tố: thời gian, địa điểm, số liệu,... Ở đây là sự kiện xác thực mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp tham gia và chỉ đạo: chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 với các thông tin, số liệu cụ thể về địa danh, tên các vị tướng lĩnh trong quân đội (Đặng Kim Giang, Hoàng Văn Thái, Vương Thừa Vũ, Lê Trọng Tấn,...),...
Câu 4 [561873]: Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần (2) của văn bản.
Thủ pháp trần thuật ở phần (2) của văn bản: Sử dụng nhiều câu văn ngắn, nhịp văn dứt khoát, dồn dập, trong đó sử dụng nhiều lời đối thoại của các nhân vật trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Sự kiện lịch sử này có nhiều chi tiết liên tiếp xuất hiện: cuộc họp Đảng uỷ Mặt trận có sự tham gia của bộ phận Chính trị, Hậu cần, Bộ binh, Pháo binh,... Đại tướng trực tiếp chỉ đạo cuộc họp và đưa ra quyết định dứt khoát trong khoảng thời gian ngắn.
Câu 5 [561874]: Theo anh/chị, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là Quyết định khó khăn nhất?
Việc thay đổi phương châm tác chiến là Quyết định khó khăn nhất vì:
- Nó đi ngược lại với ý chí, suy nghĩ thông thường của nhiều người.
- Nó làm thay đổi toàn bộ kế hoạch tác chiến đã được toàn quân đội chuẩn bị trước đó.
- Nó đi ngược lại với ý chí, suy nghĩ thông thường của nhiều người.
- Nó làm thay đổi toàn bộ kế hoạch tác chiến đã được toàn quân đội chuẩn bị trước đó.
Câu 6 [561875]: Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
- Bài học sâu sắc đặt ra từ văn bản là người lãnh đạo phải bám sát tình hình thực tiễn, không chủ quan duy ý chí; cần phát huy trí tuệ tập thể với tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của người đứng đầu.
- Ý nghĩa của bài học đối với cuộc sống hôm nay: Trong bất cứ lĩnh vực nào, người lãnh đạo phải là người sáng tạo, linh hoạt; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
- Ý nghĩa của bài học đối với cuộc sống hôm nay: Trong bất cứ lĩnh vực nào, người lãnh đạo phải là người sáng tạo, linh hoạt; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Bài tập viết
Câu 7 [561876]: Cảm nhận của anh/chị về hình tượng “vị tướng già” trong bài thơ cùng tên dưới đây:
Vị tướng già
(Anh Ngọc)
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
Vị tướng già
(Anh Ngọc)
Những đối thủ của ông đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng ai còn nữa
Ông ngồi giữa thời gian vây bủa
Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình
Bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Trong góc vườn mùa thu
Cây lá cũng như ông lặng lẽ
Tám mươi tuổi ông lại như đứa trẻ
Nở nụ cười ngơ ngác thơ ngây
Ông ra đi
Và...
Ông đã về đây
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đi và điểm đến
Là một trời nhớ nhớ với quên quên
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chân chồn gối mỏi
Đi về miền cát bụi phía trời xa
Ru giấc mơ của vị tướng già
Có tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
Một chân ông đã đặt vào lịch sử
Một chân còn vương vấn với mùa thu.
(Dẫn theo vtcnews.vn)
Cảm nhận về hình tượng “vị tướng già” trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Anh Ngọc có thể được triển khai theo nhiều cách, song cần bảo đảm các ý chính:
* Mở bài (gián tiếp)
- Dẫn dắt vấn đề, chẳng hạn: Văn học là lĩnh vực của cái đẹp và trở lại cái đẹp là đối tượng của văn học. Theo đó, những nhân cách đẹp đẽ chính là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của văn chương.
- Nêu vấn đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một yếu nhân lịch sử, một huyền thoại trong lịch sử dân tộc - đã khiến nhà thơ Anh Ngọc xúc động mà viết nên bài thơ “Vị tướng già” đầy thương yêu, cảm động.
* Thân bài
- Cảm nhận chung: Trong bài thơ, vị tướng già không xuất hiện với những chiến công vang dội, lẫy lừng trong chiến tranh mà chủ yếu được đặt trong thời gian hiện tại, giữa đời thường.
- Hình tượng vị tướng già trong bài thơ:
+ Mang vẻ đẹp nhuốm màu huyền thoại, tuy có phần cô đơn nhưng không cô độc (đoạn 1), bình lặng, an yên: Ông ngồi giữa thời gian vây bủa/ Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
+ Bức chân dung vị danh tướng huyền thoại được phác hoạ sắc nét qua những nét tương phản, đối lập xưa - nay (bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh - chậm rãi làn theo dấu gậy; đôi bàn tay từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù - nhăn nheo run rẩy) vừa gợi hình dung về hình ảnh một vị tướng dũng mãnh, uy phong thuở xông pha trận mạc lại vừa gợi cảm nhận về một con người bình dị giữa cuộc sống đời thường (đoạn 2).
+ Vị tướng già với vẻ đẹp khiêm nhường, hiền hậu của một tiên ông (lặng lẽ, nở nụ cười ngơ ngác giữa thơ ngây) (đoạn 3)
+ Vị tướng già với hành trình cuộc đời cùng bao thăng trầm theo biến thiên lịch sử (đoạn 4, 5)
+ Vị tướng già và sự quyện hoà của một danh tướng huyền thoại trong lịch sử dân tộc và một con người của thực tại với tình yêu sự sống thơ ngây (Một chân ông đã đặt vào lịch sử/ Một chân còn vương vấn với mùa thu) (Đoạn 6).
- Đánh giá chung:
+ Anh Ngọc đã tái hiện hình tượng đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những nét phác hoạ đầy ấn tượng, vừa chân thực vừa cảm động vừa khơi gợi được phong thái, thần thái và vẻ đẹp nhân cách con người đại tướng.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, kính quý chân thành mà sâu sắc của tác giả với vị tướng già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
* Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về hình tượng vị tướng già trong bài thơ.
* Mở bài (gián tiếp)
- Dẫn dắt vấn đề, chẳng hạn: Văn học là lĩnh vực của cái đẹp và trở lại cái đẹp là đối tượng của văn học. Theo đó, những nhân cách đẹp đẽ chính là một trong những nguồn cảm hứng bất tận của văn chương.
- Nêu vấn đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một yếu nhân lịch sử, một huyền thoại trong lịch sử dân tộc - đã khiến nhà thơ Anh Ngọc xúc động mà viết nên bài thơ “Vị tướng già” đầy thương yêu, cảm động.
* Thân bài
- Cảm nhận chung: Trong bài thơ, vị tướng già không xuất hiện với những chiến công vang dội, lẫy lừng trong chiến tranh mà chủ yếu được đặt trong thời gian hiện tại, giữa đời thường.
- Hình tượng vị tướng già trong bài thơ:
+ Mang vẻ đẹp nhuốm màu huyền thoại, tuy có phần cô đơn nhưng không cô độc (đoạn 1), bình lặng, an yên: Ông ngồi giữa thời gian vây bủa/ Nghe hoàng hôn chầm chậm xuống quanh mình.
+ Bức chân dung vị danh tướng huyền thoại được phác hoạ sắc nét qua những nét tương phản, đối lập xưa - nay (bàn chân đi qua hai cuộc chiến tranh - chậm rãi làn theo dấu gậy; đôi bàn tay từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù - nhăn nheo run rẩy) vừa gợi hình dung về hình ảnh một vị tướng dũng mãnh, uy phong thuở xông pha trận mạc lại vừa gợi cảm nhận về một con người bình dị giữa cuộc sống đời thường (đoạn 2).
+ Vị tướng già với vẻ đẹp khiêm nhường, hiền hậu của một tiên ông (lặng lẽ, nở nụ cười ngơ ngác giữa thơ ngây) (đoạn 3)
+ Vị tướng già với hành trình cuộc đời cùng bao thăng trầm theo biến thiên lịch sử (đoạn 4, 5)
+ Vị tướng già và sự quyện hoà của một danh tướng huyền thoại trong lịch sử dân tộc và một con người của thực tại với tình yêu sự sống thơ ngây (Một chân ông đã đặt vào lịch sử/ Một chân còn vương vấn với mùa thu) (Đoạn 6).
- Đánh giá chung:
+ Anh Ngọc đã tái hiện hình tượng đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng những nét phác hoạ đầy ấn tượng, vừa chân thực vừa cảm động vừa khơi gợi được phong thái, thần thái và vẻ đẹp nhân cách con người đại tướng.
+ Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến, kính quý chân thành mà sâu sắc của tác giả với vị tướng già vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
* Kết bài
Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về hình tượng vị tướng già trong bài thơ.