Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561885]: Văn bản kể về sự kiện gì. Xác định điểm nhìn trong văn bản.
- Văn bản tập trung kể về sự kiện một đoàn làm phim (người Việt Nam cùng hai người Pháp) đã vào chiến trường miền Trung (vùng Vĩnh Linh) để làm phim về chiến tranh trong hai mươi tám ngày.
- Điểm nhìn của văn bản là điểm hạn tri, người kể chuyện xưng “tôi” và trực tiếp tham gia vào câu chuyện được kể.
Câu 2 [561886]: Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào trong văn bản?
- Thời gian:
+ Một ngày tháng Năm năm 1967.
+ Năm 1967
- Địa điểm:
+ Chủ tịch Phủ, Phòng khách lớn
+ Vĩnh Linh
- Các nhân vật lịch sử:
+ Anh Phạm Ngọc Thuần, chủ nhiệm Uỷ ban Liên lạc Văn hoá với nước ngoài
+ Bốn anh giám đốc các xưởng phim Thời sự Tài liệu Trung ương, Xưởng phim truyện Việt Nam, Xưởng phim Quân đội Việt Nam, Xưởng phim Giao thông vận tải
+ Anh Vũ Kỳ, thư kí riêng của Hồ Chủ tịch
+ Bác Hồ
+ Ông Giô-rít I-ven, bà Mác-xơ-lin Lô-ri-đan
+ Quay phim Đào Lê Bình
+ Phi Hùng thuộc Xưởng phim Giao thông vận tải
- Sự kiện:
+ Cuộc gặp gỡ giữa “tôi” với Bác Hồ và vợ chồng ông Giô-rít I-ven tại Phủ Chủ tịch
+ Đoàn làm phim vào Vĩnh Linh để làm phim về đề tài chiến tranh, có người bị thương nhưng cả đoàn làm phim vẫn hoàn thành công việc sau hai mươi tám ngày.
Câu 3 [561887]: Chỉ ra và nêu tác dụng của một số yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản:
+ Miêu tả: Vị khách nam tóc bạc bồng bềnh, ngồi cạnh một phụ nữ, dáng người nhỏ nhắn, rất đặc biệt với mái tóc màu hung đỏ và đôi mắt xanh xám rất đẹp.); những con đường lổn nhổn hố bom cày nát, mò mẫm đi trong đêm với ánh sáng leo lắt của một ngọn đèn nhỏ gắn ở gầm xe; những tiếng nổ chát chúa bên tai, những tia chớp xanh lét;...
+ Biểu cảm: Khó chịu đựng nhất, gây căng thẳng nhất và đáng sợ nhất là những đợt ánh sáng xanh ma quái khét lẹt kết hợp với tiếng gầm rú điên cuồng của đủ loại máy bay Mĩ chằng chịt xuyên qua bầu trời.; Kì diệu thay tuổi trẻ;...
- Tác dụng: Miêu tả giúp cho đối tượng hiện lên rõ nét, chân thực, sinh động, giàu sức gợi hình; biểu cảm giúp người kể chuyện bộc lộc được cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách rõ ràng. Yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần làm cho văn bản hay hơn, hấp dẫn hơn.
Câu 4 [561888]: Tìm một số chi tiết bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người viết. Nhận xét các chi tiết đó.
- Một số chi tiết bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của người viết
+ Vị khách nam tóc bạc bồng bềnh, ngồi cạnh một phụ nữ, dáng người nhỏ nhắn, rất đặc biệt với mái tóc màu hung đỏ và đôi mắt xanh xám rất đẹp.
+ Khó chịu đựng nhất, gây căng thẳng nhất và đáng sợ nhất là những đợt ánh sáng xanh ma quái khét lẹt kết hợp với tiếng gầm rú điên cuồng của đủ loại máy bay Mĩ chằng chịt xuyên qua bầu trời.
+ I-ven có lẽ lo lắng cho Mác-xơ-lin nên ít chuyện trò hơn, đầu nghiêng nghiêng qua cánh cửa xe, đăm đăm quan sát bầu trời chằng chịt pháo sáng.

- Các chi tiết mang lại tính biểu cảm cho văn bản, khiến văn bản không chỉ đơn thuần kể việc một cách khô khan. Thước phim hồi kí bởi vậy sinh động, cuốn hút hơn.
Câu 5 [561889]: Việc đoàn công tác vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ dẫu một vài thành viên của đoàn bị thương cho thấy những phẩm chất nào của họ?
Việc đoàn công tác vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ dẫu một vài thành viên của đoàn bị thương cho thấy phẩm chất kiên cường, dũng cảm cùng tình yêu nghề, say nghề cháy bỏng trong họ. Đặt trong bối cảnh chiến tranh, những thước phim họ khao khát muốn ghi lại cũng phản ánh khát vọng hoà bình ở những con người yêu chuộng hoà bình.
Bài tập viết
Câu 6 [561890]: Từ văn bản Vĩ tuyến 17 (trích Gánh gánh... gồng gồng... - Xuân Phượng), viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm nghĩ về chi tiết ấn tượng nhất của anh/chị.
Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về chi tiết ấn tượng nhất có thể được triển khai theo nhiều cách, song cần làm rõ:
- Chi tiết ấn tượng nhất là chi tiết nào?
- Vì sao lại ấn tượng nhất?
Chẳng hạn:
- Chi tiết ấn tượng nhất: Lời tổng kết của Phi Hùng (cuối văn bản).
- Lí do ấn tượng nhất: Lời tổng kết không chỉ thể hiện cái nhìn bao quát về hành trình công việc của đoàn làm phim tài liệu mà còn bộc lộ cái nhìn hóm hỉnh, tinh thần lạc quan của họ (Nhai lương khô mất ba thùng trong mười lăm ngày, được hai bữa ăn thịt gà, ba bữa ăn tươi ở Thanh Hoá, ngoài ra, khoai, sắn, bắp luộc thay bữa ăn không kể.; “Sợ thì có sợ, biết chạy tránh bom như chớp, biết bảo vệ ông I-ven an toàn, và bản thân mỗi người bình yên vượt qua cái chết. Rất đáng khen.”;...).