Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561765]: Xác định đề tài của đoạn trích.
Đề tài của đoạn trích: văn hóa ẩm thực.
Câu 2 [561766]: Việc liệt kê các hàng phở ngon ở Hà Nội trong đoạn (1) có ý nghĩa gì?
Việc liệt kê các hàng phở ngon ở Hà Nội trong đoạn (1) thể hiện sự am hiểu/ hiểu biết phong phú của người viết về phở Hà Nội (cách đặt tên/ cách gọi các hiệu phở ở Hà Nội).
Câu 3 [561767]: Tìm các chi tiết miêu tả dáng vẻ bề ngoài và thái độ của “Vua phở” Hàng Than. Nhận xét cách khắc hoạ hình tượng nhân vật của người viết.
- Các chi tiết miêu tả “Vua phở” Hàng Than:
+ dáng vẻ bề ngoài: Người gầy, môi hơi thười, mắt thì lờ đờ như người chết rồi, một người vừa mới thăng đồng, đương sống trong một thế giới u minh, bịt ở trên đầu một cái mùi soa trắng xấu xí, tối om.
+ thái độ:
• lỳ xỳ, cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì, thản nhiên thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên, mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc, không đặc biệt riêng với ai, không trả lời - nhất là không bao giờ cười, không nói năng gì, không niềm nở, có phần lạnh lùng.
• tỏ ra biết chiều ý khách hàng một cách đáng yêu (chọn cho kỳ được vừa ý khách), tận tâm với công việc, với khách.
- Nhận xét cách khắc họa hình tượng nhân vật:
+ khắc họa chi tiết, cụ thể qua việc miêu tả kĩ lưỡng ngoại hình, thái độ của nhân vật với khách và với công việc
+ đối lập giữa ngoại hình, thái độ khi làm việc với thái độ với khách
Tác dụng:
+ tạo ấn tượng đặc biệt về nhân vật
+ tạo đòn bẩy để tô đậm cho thành quả công việc - những bát phở ngon lành từ tay “Vua phở” Hàng Than
+ dáng vẻ bề ngoài: Người gầy, môi hơi thười, mắt thì lờ đờ như người chết rồi, một người vừa mới thăng đồng, đương sống trong một thế giới u minh, bịt ở trên đầu một cái mùi soa trắng xấu xí, tối om.
+ thái độ:
• lỳ xỳ, cứ làm như thể không trông thấy gì, không nghe thấy gì, thản nhiên thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên, mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc, không đặc biệt riêng với ai, không trả lời - nhất là không bao giờ cười, không nói năng gì, không niềm nở, có phần lạnh lùng.
• tỏ ra biết chiều ý khách hàng một cách đáng yêu (chọn cho kỳ được vừa ý khách), tận tâm với công việc, với khách.
- Nhận xét cách khắc họa hình tượng nhân vật:
+ khắc họa chi tiết, cụ thể qua việc miêu tả kĩ lưỡng ngoại hình, thái độ của nhân vật với khách và với công việc
+ đối lập giữa ngoại hình, thái độ khi làm việc với thái độ với khách
Tác dụng:
+ tạo ấn tượng đặc biệt về nhân vật
+ tạo đòn bẩy để tô đậm cho thành quả công việc - những bát phở ngon lành từ tay “Vua phở” Hàng Than
Câu 4 [561768]: “Vẻ đẹp” của một bát phở Hàng Than được miêu tả trong các đoạn văn nào? Nêu cảm nhận của anh/chị về “vẻ đẹp” đó; từ đó chỉ ra quan niệm ẩm thực của “tôi” được thể hiện trong đoạn văn.
- “Vẻ đẹp” của một bát phở Hàng Than được tập trung miêu tả ở các đoạn (9), (10), (13), (14), (15).
- Bát phở Hàng Than hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật với sự giao thoa, cộng hưởng của nghệ thuật ẩm thực với nghệ thuật hội hoạ (nhiều màu sắc), nghệ thuật tạo hình (cách bày biện, bài trí các nguyên liệu), nghệ thuật trình diễn (cách “Vua phở” thao tác, bài trí bát phở),...
- Quan niệm ẩm thực của “tôi”: ăn không cốt no, ăn là phải ngon, phải đẹp, là mọi giác quan cùng được thưởng thức.
- Bát phở Hàng Than hiện lên như một tác phẩm nghệ thuật với sự giao thoa, cộng hưởng của nghệ thuật ẩm thực với nghệ thuật hội hoạ (nhiều màu sắc), nghệ thuật tạo hình (cách bày biện, bài trí các nguyên liệu), nghệ thuật trình diễn (cách “Vua phở” thao tác, bài trí bát phở),...
- Quan niệm ẩm thực của “tôi”: ăn không cốt no, ăn là phải ngon, phải đẹp, là mọi giác quan cùng được thưởng thức.
Câu 5 [561769]: Các từ ngữ bức hoạ lập thể, bài thơ phở thể hiện cảm nhận như thế nào của nhân vật “tôi” về món phở của “Vua phở” Hàng Than?
Các từ ngữ bức hoạ lập thể, bài thơ phở thể hiện:
- Góc nhìn ẩm thực đặc biệt của nhân vật “tôi” về món phở của “Vua phở” Hàng Than;
- Cảm nhận tinh tế, giàu tính thẩm mĩ/ giàu tính nghệ thuật của “tôi” khi thưởng thức một món ăn (phở).
- Góc nhìn ẩm thực đặc biệt của nhân vật “tôi” về món phở của “Vua phở” Hàng Than;
- Cảm nhận tinh tế, giàu tính thẩm mĩ/ giàu tính nghệ thuật của “tôi” khi thưởng thức một món ăn (phở).
Câu 6 [561770]: Theo đoạn (17), cái thú của việc ăn phở “thật sớm” là gì?
Theo đoạn (17), cái thú của việc ăn phở thật sớm là ăn ngon trong tịch mịch, ăn ngon trong không khí trong lành.
Câu 7 [561771]: Sự tinh tế của người bạn nhân vật “tôi” trong việc thưởng thức phở được thể hiện qua các chi tiết nào trong các đoạn (20), (21)?
Các chi tiết thể hiện sự tinh tế của người bạn nhân vật “tôi” trong việc thưởng thức phở: bản nhạc tuyệt kỹ... không chê vào đâu được, nghĩa là không thể thêm một món gì hay giảm một món gì; không sử dụng gia vị của người Tàu, phải hoàn toàn gia vị Việt Nam.
Câu 8 [561772]: Theo đoạn trích, yếu tố cốt lõi để phở ngon là gì?
Theo đoạn trích (đoạn 23), yếu tố cốt lõi để phở ngon là cần có nước dùng thật ngọt.
Câu 9 [561773]: Nêu tác dụng của phép lặp cấu trúc được sử dụng trong câu văn: “Anh ta cứ thản nhiên thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên, mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc”.
Tác dụng của phép lặp cấu trúc được sử dụng trong câu văn Anh ta cứ thản nhiên thái thịt, dốc nước mắm, rưới nước dùng - ai đợi lâu, mặc; ai phát bẳn lên, mặc; mà ai chửi, anh ta cũng mặc:
- Tô đậm thái độ hờ hững, dửng dưng của người bán phở đối với khách; tô đậm sự tập trung của “Vua phở” khi làm hàng;
- Thể hiện cái nhìn đầy ấn tượng, thú vị của người viết đối với nhân vật “Vua phở” Hàng Than.
- Tô đậm thái độ hờ hững, dửng dưng của người bán phở đối với khách; tô đậm sự tập trung của “Vua phở” khi làm hàng;
- Thể hiện cái nhìn đầy ấn tượng, thú vị của người viết đối với nhân vật “Vua phở” Hàng Than.
Câu 10 [561774]: Phân tích sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự qua một ví dụ trong đoạn trích.
Sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự trong đoạn (4):
- Biểu hiện:
+ Tự sự: Kể chuyện người ăn phở xếp hàng, sốt ruột được thưởng thức phở nhưng anh hàng phở cứ thong thả làm hàng.
+ Trữ tình: Bộc lộ trực tiếp qua lời cảm thán của người viết: Người đâu mà lại “lỳ xỳ” đến thế là cùng!.
- Tác dụng của sự kết hợp: Gia tăng ấn tượng về nhân vật.
+ Sự việc được kể là cái cớ để người viết tô đậm ấn tượng về nhân vật.
+ Trữ tình giúp người viết trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật.
- Biểu hiện:
+ Tự sự: Kể chuyện người ăn phở xếp hàng, sốt ruột được thưởng thức phở nhưng anh hàng phở cứ thong thả làm hàng.
+ Trữ tình: Bộc lộ trực tiếp qua lời cảm thán của người viết: Người đâu mà lại “lỳ xỳ” đến thế là cùng!.
- Tác dụng của sự kết hợp: Gia tăng ấn tượng về nhân vật.
+ Sự việc được kể là cái cớ để người viết tô đậm ấn tượng về nhân vật.
+ Trữ tình giúp người viết trực tiếp bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về nhân vật.
Câu 11 [561775]: Chỉ ra và phân tích sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt biểu cảm với phương thức biểu đạt miêu tả trong đoạn trích.
Sự kết hợp giữa phương thức biểu đạt biểu cảm với phương thức biểu đạt miêu tả trong đoạn trích
- Biểu hiện:
+ Miêu tả: dùng nhiều từ ngữ gợi tả số lượng (ít), miêu tả màu sắc từ các nguyên liệu (đoạn 9) hoặc từ ngữ gọi tên các vị (đoạn 16) trong bát phở.
+ Biểu cảm: sự thích thú, say sưa của người viết khi miêu tả lại vẻ đẹp (đoạn 9), vị ngon (đoạn (16) của bát phở
- Tác dụng: Khơi gợi ấn tượng về vẻ đẹp/ vị ngon đặc biệt của bát phở Hàng Than; bộc lộ xúc cảm tinh tế, cảm giác say sưa, thích thú của người viết khi tái hiện một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Hà Nội.
- Biểu hiện:
+ Miêu tả: dùng nhiều từ ngữ gợi tả số lượng (ít), miêu tả màu sắc từ các nguyên liệu (đoạn 9) hoặc từ ngữ gọi tên các vị (đoạn 16) trong bát phở.
+ Biểu cảm: sự thích thú, say sưa của người viết khi miêu tả lại vẻ đẹp (đoạn 9), vị ngon (đoạn (16) của bát phở
- Tác dụng: Khơi gợi ấn tượng về vẻ đẹp/ vị ngon đặc biệt của bát phở Hàng Than; bộc lộ xúc cảm tinh tế, cảm giác say sưa, thích thú của người viết khi tái hiện một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực Hà Nội.
Câu 12 [561776]: Chỉ ra và phân tích tác dụng của phương thức biểu đạt thuyết minh trong đoạn trích.
Tác dụng của phương thức biểu đạt thuyết minh trong đoạn trích
- Thuyết minh:
+ Đoạn (1) thuyết minh về cách gọi tên các hàng phở ở Hà Nội
+ Đoạn (9) đến đoạn (16) thuyết minh về cách bày biện, bài trí và thưởng thức món phở + Đoạn (21) thuyết minh về gia vị của phở
- Tác dụng: thể hiện sự am tường của người viết về phở; từ đó, bộc lộ sự tinh tế trong cách thưởng thức phở của người viết - nhân vật “tôi”.
- Thuyết minh:
+ Đoạn (1) thuyết minh về cách gọi tên các hàng phở ở Hà Nội
+ Đoạn (9) đến đoạn (16) thuyết minh về cách bày biện, bài trí và thưởng thức món phở + Đoạn (21) thuyết minh về gia vị của phở
- Tác dụng: thể hiện sự am tường của người viết về phở; từ đó, bộc lộ sự tinh tế trong cách thưởng thức phở của người viết - nhân vật “tôi”.
Câu 13 [561777]: Nhận xét vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn (9).
Vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn (9) được thể hiện qua:
- Từ ngữ:
+ Các từ ngữ chỉ số lượng (ít): một nhúm, một ít, điểm, mấy ngọn, mấy nhát, mấy miếng gợi vẻ tinh tế, thanh tao của món ăn
+ Các từ ngữ (danh từ) chỉ nguyên liệu: bánh phở, hành hoa, rau thơm, gừng, ớt gọi tên đầy đủ nguyên liệu phong phú của món phở
+ Các tính từ: xanh biếc, mướt, mỏng, đỏ màu hoa hiên, đỏ sẫm, lố lỉnh, hơi bạo, đẹp mắt gợi màu sắc phong phú, bắt mắt của bát phở
- Câu văn dài ngắn đan xen, đặc biệt là câu văn dài biểu đạt hứng thú say sưa của người viết khi miêu tả vẻ đẹp bắt mắt của bát phở.
- Các biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh (mướt như tơ, đỏ sẫm như hoa lựu) khơi gợi ấn tượng cụ thể, rõ nét về vẻ đẹp của từng nguyên liệu trong bát phở.
- Từ ngữ:
+ Các từ ngữ chỉ số lượng (ít): một nhúm, một ít, điểm, mấy ngọn, mấy nhát, mấy miếng gợi vẻ tinh tế, thanh tao của món ăn
+ Các từ ngữ (danh từ) chỉ nguyên liệu: bánh phở, hành hoa, rau thơm, gừng, ớt gọi tên đầy đủ nguyên liệu phong phú của món phở
+ Các tính từ: xanh biếc, mướt, mỏng, đỏ màu hoa hiên, đỏ sẫm, lố lỉnh, hơi bạo, đẹp mắt gợi màu sắc phong phú, bắt mắt của bát phở
- Câu văn dài ngắn đan xen, đặc biệt là câu văn dài biểu đạt hứng thú say sưa của người viết khi miêu tả vẻ đẹp bắt mắt của bát phở.
- Các biện pháp tu từ: liệt kê, so sánh (mướt như tơ, đỏ sẫm như hoa lựu) khơi gợi ấn tượng cụ thể, rõ nét về vẻ đẹp của từng nguyên liệu trong bát phở.
Câu 14 [561778]: Nhận xét vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn (16).
Vẻ đẹp ngôn ngữ của đoạn (16) được thể hiện qua:
- Từ ngữ:
+ các từ ngữ (danh từ) chỉ nguyên liệu, gia vị trong bát phở: nước dùng, thịt, bánh, gừng, hạt tiêu, ớt, hành hoa, rau thơm, thịt bò gọi tên đầy đủ nguyên liệu, gia vị phong phú của món phở
+ các từ ngữ gợi đặc điểm của đối tượng (tính từ):
• nóng, nóng bỏng rẫy,
• ngon, mềm, dẻo,
• cay, cay của gừng, cay của hạt tiêu, cay của ớt,
• thơm nhè nhẹ, thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò,
• thịt bò tươi và mềm,
• ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên
• khoan khoái
cho thấy vốn ngôn ngữ linh hoạt, gợi cảm nhận sâu sắc, tinh tế về vị ngon của bát phở.
- Câu văn dài ngắn đan xen, đặc biệt là câu văn dài biểu đạt hứng thú say sưa của người viết khi gợi tả vị ngon của bát phở.
- Các biện pháp tu từ: liệt kê
- Từ ngữ:
+ các từ ngữ (danh từ) chỉ nguyên liệu, gia vị trong bát phở: nước dùng, thịt, bánh, gừng, hạt tiêu, ớt, hành hoa, rau thơm, thịt bò gọi tên đầy đủ nguyên liệu, gia vị phong phú của món phở
+ các từ ngữ gợi đặc điểm của đối tượng (tính từ):
• nóng, nóng bỏng rẫy,
• ngon, mềm, dẻo,
• cay, cay của gừng, cay của hạt tiêu, cay của ớt,
• thơm nhè nhẹ, thơm của hành hoa, thơm hăng hắc cái thơm của rau thơm, thơm dìu dịu cái thơm của thịt bò,
• thịt bò tươi và mềm,
• ngọt cứ lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm dịu, ngọt một cách thành thực, thiên nhiên
• khoan khoái
cho thấy vốn ngôn ngữ linh hoạt, gợi cảm nhận sâu sắc, tinh tế về vị ngon của bát phở.
- Câu văn dài ngắn đan xen, đặc biệt là câu văn dài biểu đạt hứng thú say sưa của người viết khi gợi tả vị ngon của bát phở.
- Các biện pháp tu từ: liệt kê
Bài tập viết
Câu 15 [561779]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), ghi lại cảm nhận của anh/chị về hình tượng cái “tôi” độc đáo của tác giả trong văn bản.
Đoạn văn có thể triển khai theo hướng:
- Cái “tôi” độc đáo được thể hiện trong đoạn trích:
+ Có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phở Hà Nội
+ Tinh tế trong cách thưởng thức phở Hà Nội
+ Tài hoa trong cách viết (dùng từ, viết câu, so sánh, liên tưởng,...)
+ Giàu cảm xúc (yêu quý, trân trọng, nỗi nhớ, tự tôn,...)
+ Giàu tinh thần dân tộc (trân trọng một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của quê hương)
- Cái “tôi” độc đáo trong đoạn trích chính là ảnh chiếu con người tác giả Vũ Bằng.
- Cái “tôi” độc đáo được thể hiện trong đoạn trích:
+ Có hiểu biết phong phú, sâu sắc về phở Hà Nội
+ Tinh tế trong cách thưởng thức phở Hà Nội
+ Tài hoa trong cách viết (dùng từ, viết câu, so sánh, liên tưởng,...)
+ Giàu cảm xúc (yêu quý, trân trọng, nỗi nhớ, tự tôn,...)
+ Giàu tinh thần dân tộc (trân trọng một nét đẹp trong văn hoá ẩm thực của quê hương)
- Cái “tôi” độc đáo trong đoạn trích chính là ảnh chiếu con người tác giả Vũ Bằng.