Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561788]: Xác định đề tài của văn bản.
Đề tài của văn bản: cái đẹp (trong cuộc sống).
Câu 2 [561789]: Chỉ ra bố cục của văn bản.
Bố cục của văn bản
- Từ vẻ đẹp và những bài học từ thế giới thiên nhiên (loài ong, ngọc trai): từ Tại một công trường làm đường Tây Bắc đến hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
- Đến những suy tư về cái đẹp trong huyết mạch sự sống của dân tộc: tiếp theo đến hết.
- Từ vẻ đẹp và những bài học từ thế giới thiên nhiên (loài ong, ngọc trai): từ Tại một công trường làm đường Tây Bắc đến hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
- Đến những suy tư về cái đẹp trong huyết mạch sự sống của dân tộc: tiếp theo đến hết.
Câu 3 [561790]: Theo đoạn (2), nhân vật “tôi” đã nhận được từ loài ong bài học gì?
Theo đoạn (2), nhân vật “tôi” đã nhận được từ loài ong bài học những bài học về kiên nhẫn, cần lao, về tích lũy, về chế tạo và sáng tạo.
Câu 4 [561791]: Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố thuyết minh được sử dụng trong đoạn (2).
Chỉ ra và nêu tác dụng của yếu tố thuyết minh được sử dụng trong đoạn (2).
- Trong đoạn (2), yếu tố thuyết minh được thể hiện qua việc phô diễn những thông tin về tập tính “lao động” của loài ong: cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.
- Tác dụng của yếu tố thuyết minh trong đoạn:
+ Là minh chứng xác đáng, thuyết phục cho sự kiên nhẫn, cần lao của loài ong
+ Thể hiện một nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân: sự uyên bác (vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành nghề, lĩnh vực)
+ Cung cấp cho người đọc tri thức lí thú về sự cần mẫn của loài ong
+ Góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản
- Trong đoạn (2), yếu tố thuyết minh được thể hiện qua việc phô diễn những thông tin về tập tính “lao động” của loài ong: cái giọt mật làm ra đó, là kết quả của 2.700.000 chuyến (bay) đi, đi từ tổ nó đến khắp các nơi có hoa quanh vùng. Và trong một nửa lít mật ong đóng chai, phân chất ra được 5 vạn thứ hoa. Tính ra thành bước chân người thì tổng cộng đường bay của con ong đó là 8.000.000 cây số.
- Tác dụng của yếu tố thuyết minh trong đoạn:
+ Là minh chứng xác đáng, thuyết phục cho sự kiên nhẫn, cần lao của loài ong
+ Thể hiện một nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân: sự uyên bác (vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều ngành nghề, lĩnh vực)
+ Cung cấp cho người đọc tri thức lí thú về sự cần mẫn của loài ong
+ Góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho văn bản
Câu 5 [561792]: Theo các đoạn (2), (3), người viết đã chỉ ra sự khác biệt nào giữa loài ong và loài bướm?
Sự khác biệt giữa loài ong và loài bướm được thể hiện qua đoạn (2), (3):
- Ong nêu gương về đức kiên nhẫn, cần lao, tích lũy, chế tạo và sáng tạo
- Bướm tốt mã, phù phiếm chẳng để lại gì.
- Ong nêu gương về đức kiên nhẫn, cần lao, tích lũy, chế tạo và sáng tạo
- Bướm tốt mã, phù phiếm chẳng để lại gì.
Câu 6 [561793]: Từ các từ ngữ gọi tên hạt ngọc trai trong đoạn (4), nhận xét vẻ đẹp ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
- Trong đoạn (4), Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều từ ngữ để gọi tên hạt ngọc trai: ngọc trai; một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai; cái bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai; cái hạt buốt sắc; hạt đau hạt xót; hạt cát “khối tình con”; hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
- Trở lên, có thể thấy với cùng một đối tượng, Nguyễn Tuân đã có rất nhiều từ ngữ để gọi tên đối tượng ấy; nhiều từ ngữ của Nguyễn Tuân hoàn toàn không có trong kho từ vựng tiếng Việt, các từ ngữ ấy là sáng tạo ngôn từ của nhà văn (cái hạt buốt sắc, hạt đau hạt xót,...). Theo đó, có thể thấy ngôn ngữ của Nguyễn Tuân rất giàu có, phong phú, linh hoạt, sắc cạnh.
- Trở lên, có thể thấy với cùng một đối tượng, Nguyễn Tuân đã có rất nhiều từ ngữ để gọi tên đối tượng ấy; nhiều từ ngữ của Nguyễn Tuân hoàn toàn không có trong kho từ vựng tiếng Việt, các từ ngữ ấy là sáng tạo ngôn từ của nhà văn (cái hạt buốt sắc, hạt đau hạt xót,...). Theo đó, có thể thấy ngôn ngữ của Nguyễn Tuân rất giàu có, phong phú, linh hoạt, sắc cạnh.
Câu 7 [561794]: Phân tích sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong đoạn (4).
- Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình trong đoạn (4):
+ Tự sự: kể lại quá trình hình thành hạt ngọc trai (nguyên là hạt cát xâm lăng vào lòng trai - máu trai tiết ra thứ nước rãi bọc lấy hạt buốt sắc - tới một thời gian nào đó, hạt cát cộng với nước mắt hạch trai tạo nên lõi sáng của một hạt ngọc)
+ Trữ tình: thể hiện qua các từ ngữ trực tiếp khơi gợi cảm xúc, cảm giác (rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng, xót lòng, hạt đau hạt xót, hạt ngọc tròn trặn ánh ngời)
+ Tự sự và trữ tình đan xen trong các câu văn và toàn đoạn văn.
- Tác dụng của sự kết hợp:
+ Tự sự và trữ tình đều góp phần tái hiện quá trình hoài thai khổ nhọc của mỗi hạt ngọc trai (hiện thân của cái đẹp).
+ Thể hiện vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc (sự uyên bác) và xúc cảm xúc động, trân quý, cảm phục của người viết (trước quá trình hoài thai khổ đau và nặng nhọc để có được hạt ngọc trai).
+ Tạo nên lời văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, mang lại nhiều thông tin giá trị và lan toả những xúc cảm thẩm mĩ đẹp đẽ tới người đọc.
+ Tự sự: kể lại quá trình hình thành hạt ngọc trai (nguyên là hạt cát xâm lăng vào lòng trai - máu trai tiết ra thứ nước rãi bọc lấy hạt buốt sắc - tới một thời gian nào đó, hạt cát cộng với nước mắt hạch trai tạo nên lõi sáng của một hạt ngọc)
+ Trữ tình: thể hiện qua các từ ngữ trực tiếp khơi gợi cảm xúc, cảm giác (rất khổ đau và nặng nhọc đèo bòng, xót lòng, hạt đau hạt xót, hạt ngọc tròn trặn ánh ngời)
+ Tự sự và trữ tình đan xen trong các câu văn và toàn đoạn văn.
- Tác dụng của sự kết hợp:
+ Tự sự và trữ tình đều góp phần tái hiện quá trình hoài thai khổ nhọc của mỗi hạt ngọc trai (hiện thân của cái đẹp).
+ Thể hiện vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc (sự uyên bác) và xúc cảm xúc động, trân quý, cảm phục của người viết (trước quá trình hoài thai khổ đau và nặng nhọc để có được hạt ngọc trai).
+ Tạo nên lời văn giàu hình ảnh, giàu sức biểu cảm, mang lại nhiều thông tin giá trị và lan toả những xúc cảm thẩm mĩ đẹp đẽ tới người đọc.
Câu 8 [561795]: Đọc lại các đoạn (3), (5), (6) và cho biết: Từ các loài ong, trai biển hay một đoá hoa thơm, nhân vật “tôi” đã nhận ra được những bài học nào?
Từ các loài ong, trai biển hay một đoá hoa thơm, nhân vật “tôi” đã nhận ra được nhiều bài học:
- Bài học về sự cần mẫn, kiên trì tích luỹ những điều tốt đẹp để dâng hiến cho đời (mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống)
- Bài học về tinh thần nỗ lực vượt qua chông gai, trở lực để đến với những điều tốt đẹp (nhìn thấy được nó ở một quá trình dài, đầu kia quá trình là một vết thương lòng và đầu này quá trình là một niềm vui)
- Bài học về sự kiên trì chắt chiu thành quả, hạnh phúc tốt đẹp từ những thứ bé nhỏ, về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, chung sức đồng lòng để tạo nên thành quả diệu kì (Nhìn ngọn hoa sáng chói công khai giữa bầu giời mà không khỏi bận lòng vì lũ rễ cái rễ con trong bóng tối lòng đất kín: rễ trong kia chỉ liên lạc được với hoa ngoài đây bằng con đường nhựa đắng duy nhất của ruột mình.)
- Bài học về sự cần mẫn, kiên trì tích luỹ những điều tốt đẹp để dâng hiến cho đời (mình cũng là một con sinh vật đang nung một thứ mật gì. Sự tích lũy ở mình cũng ngày ngày có giọt ra mà phần nào đem thơm thảo vào sự sống)
- Bài học về tinh thần nỗ lực vượt qua chông gai, trở lực để đến với những điều tốt đẹp (nhìn thấy được nó ở một quá trình dài, đầu kia quá trình là một vết thương lòng và đầu này quá trình là một niềm vui)
- Bài học về sự kiên trì chắt chiu thành quả, hạnh phúc tốt đẹp từ những thứ bé nhỏ, về tinh thần đoàn kết tương trợ lẫn nhau, chung sức đồng lòng để tạo nên thành quả diệu kì (Nhìn ngọn hoa sáng chói công khai giữa bầu giời mà không khỏi bận lòng vì lũ rễ cái rễ con trong bóng tối lòng đất kín: rễ trong kia chỉ liên lạc được với hoa ngoài đây bằng con đường nhựa đắng duy nhất của ruột mình.)
Câu 9 [561796]: Nêu cảm nhận của anh/chị về cái “tôi” độc đáo của người viết.
Cái “tôi” độc đáo của người viết được thể hiện qua văn bản: tài hoa; uyên bác; yêu cái đẹp, biết nâng niu, trân trọng cái đẹp; yêu sự sống, yêu cuộc đời; yêu quê hương đất nước;...
Bài tập viết
Câu 10 [561797]: Từ văn bản Tờ hoa (Nguyễn Tuân), viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của phải biết sống cống hiến ở mỗi con người.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của phải biết sống cống hiến ở mỗi con người có thể được triển khai theo hướng:
- Sống cống hiến là một cách khẳng định giá trị của bản thân, thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa.
- Sống cống hiến sẽ góp phần lan toả các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển.
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
- Sống cống hiến là một cách khẳng định giá trị của bản thân, thể hiện trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng, làm cho cuộc sống của bản thân có ý nghĩa.
- Sống cống hiến sẽ góp phần lan toả các giá trị tốt đẹp, thúc đẩy xã hội phát triển.
(Lưu ý: Bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)