Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561919]: Xác định tình huống gây cười trong đoạn trích Giấu của.
Tình huống gây cười trong đoạn trích Giấu của: Hai nhân vật ông bà Đại Cát vì muốn giữ tài sản, trốn tránh chủ trương công tư hợp doanh mà tìm mọi cách “giấu của” trong chính những bức ảnh chân dung của mình và của bà mẹ (cụ Đại Lợi) trong phòng khách nhà họ. Bên cạnh đó, trong đoạn trích lại có thể tìm thấy nhiều tình huống gây cười nhỏ: ngã vào nhau trong bóng tối, hiểu lầm khi đối thoại,...
⟶ Tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười của con người.
⟶ Tình huống hài hước diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, thế sự với những toan tính đời thường, làm nổi bật những thói tật đáng cười của con người.
Câu 2 [561920]: Phân tích tính trào phúng trong ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật.
- Tính trào phúng trong ngôn ngữ đối thoại của hai nhân vật được biểu hiện qua:
+ Các tính chất:
• Châm biếm, ví dụ sử dụng lời nói để châm biếm sự tham lam, bủn xỉn của hai nhân vật (“Của cải là của ta, ta muốn giấu ở đâu thì giấu”, “Bà Phán mà biết được thì ta tiêu đời”,...).
• Mỉa mai, ví dụ sử dụng lời nói để mỉa mai sự ngu ngốc, lố bịch của các nhân vật. (“Cậu này... hay là treo nó lên buồng ngủ?”, “Sao lại treo mợ và tôi lên buồng ngủ?”, “Là tôi bảo treo hai cái ảnh ấy chứ!”).
• Giễu cợt, ví dụ sử dụng lời nói để giễu cợt sự đớn hèn, hèn nhát của các nhân vật (“Ơ hay... làm sao mợ lại run cầm cập thế?”, “Tôi... run đâu!”).
• Hàm ý: sử dụng ngôn ngữ đối thoại để thể hiện ý nghĩa sâu xa, châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội (“Cứ để ngay trước mắt thiên hạ... thế mới cao tay. Họ không công tư hợp doanh ảnh của mình đâu!”).
+ Đối thoại của hai nhân vật ông Đại Cát và bà Đại Cát, có nhiều chi tiết gây hiểu lầm hoặc gợi liên tưởng (“Hay là đem chôn?”, “Chôn? Chôn mợ và tôi ấy à?”, “Khéo khỉ! Là chôn... cái khoản kia ấy chứ!”), loại ngôn ngữ “nói lỡ”, “nói không ra tiếng” (“Suỵt! Im... khẽ chứ. Mợ định đánh thức cả nhà dậy đấy à?”).
- Tác dụng:
+ Tạo ra tiếng cười
+ Khắc hoạ tính cách nhân vật
+ Tạo ra tình huống trớ trêu, oái ăm, thúc đẩy xung đột kịch.
+ Các tính chất:
• Châm biếm, ví dụ sử dụng lời nói để châm biếm sự tham lam, bủn xỉn của hai nhân vật (“Của cải là của ta, ta muốn giấu ở đâu thì giấu”, “Bà Phán mà biết được thì ta tiêu đời”,...).
• Mỉa mai, ví dụ sử dụng lời nói để mỉa mai sự ngu ngốc, lố bịch của các nhân vật. (“Cậu này... hay là treo nó lên buồng ngủ?”, “Sao lại treo mợ và tôi lên buồng ngủ?”, “Là tôi bảo treo hai cái ảnh ấy chứ!”).
• Giễu cợt, ví dụ sử dụng lời nói để giễu cợt sự đớn hèn, hèn nhát của các nhân vật (“Ơ hay... làm sao mợ lại run cầm cập thế?”, “Tôi... run đâu!”).
• Hàm ý: sử dụng ngôn ngữ đối thoại để thể hiện ý nghĩa sâu xa, châm biếm những thói hư tật xấu của xã hội (“Cứ để ngay trước mắt thiên hạ... thế mới cao tay. Họ không công tư hợp doanh ảnh của mình đâu!”).
+ Đối thoại của hai nhân vật ông Đại Cát và bà Đại Cát, có nhiều chi tiết gây hiểu lầm hoặc gợi liên tưởng (“Hay là đem chôn?”, “Chôn? Chôn mợ và tôi ấy à?”, “Khéo khỉ! Là chôn... cái khoản kia ấy chứ!”), loại ngôn ngữ “nói lỡ”, “nói không ra tiếng” (“Suỵt! Im... khẽ chứ. Mợ định đánh thức cả nhà dậy đấy à?”).
- Tác dụng:
+ Tạo ra tiếng cười
+ Khắc hoạ tính cách nhân vật
+ Tạo ra tình huống trớ trêu, oái ăm, thúc đẩy xung đột kịch.
Câu 3 [561921]: Theo anh/chị, trạng thái “quẫn” của hai nhân vật ông Đại Cát và bà Đại Cát được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ và hành động nào?
Trạng thái “quẫn” của hai nhân vật ông Đại Cát và bà Đại Cát được thể hiện qua:
- Lời nói:
+ Lặp lại những câu nói tìm cách giấu của (“Cậu thử nghĩ xem còn giấu ở đâu kín hơn nữa không?”, “Giấu đâu cũng không lọt được với cụ cố nhà này. Bà cụ lục lọi cả ngày...”, “hay là treo nó lên buồng ngủ?”, “Hay là đem chôn?”).
+ Than vãn về số phận của mình, trách móc nhau, oán trách cuộc đời (“Ối chao ơi, sung sướng quá! Đang buôn đang bán thì đùng đùng chuyển hướng cơ. Cậu làm khổ lây cả tôi.”)
+ Lúng túng, hoảng loạn, mất bình tĩnh (“Hề, hề... con chuột to quá.”, “Nhưng tôi đứng một mình ngoài ấy, tôi sợ lắm!”)
- Cử chỉ, hành động “giấu của”: Chân tay run rẩy; loay hoay tìm cách “giấu của” nhưng không biết phải làm gì (không biết nên treo lên buồng ngủ hay chôn dưới đất,...); mò mẫm trong bóng tối, đâm sầm phải nhau, rơi đèn bấm;...).
- Lời nói:
+ Lặp lại những câu nói tìm cách giấu của (“Cậu thử nghĩ xem còn giấu ở đâu kín hơn nữa không?”, “Giấu đâu cũng không lọt được với cụ cố nhà này. Bà cụ lục lọi cả ngày...”, “hay là treo nó lên buồng ngủ?”, “Hay là đem chôn?”).
+ Than vãn về số phận của mình, trách móc nhau, oán trách cuộc đời (“Ối chao ơi, sung sướng quá! Đang buôn đang bán thì đùng đùng chuyển hướng cơ. Cậu làm khổ lây cả tôi.”)
+ Lúng túng, hoảng loạn, mất bình tĩnh (“Hề, hề... con chuột to quá.”, “Nhưng tôi đứng một mình ngoài ấy, tôi sợ lắm!”)
- Cử chỉ, hành động “giấu của”: Chân tay run rẩy; loay hoay tìm cách “giấu của” nhưng không biết phải làm gì (không biết nên treo lên buồng ngủ hay chôn dưới đất,...); mò mẫm trong bóng tối, đâm sầm phải nhau, rơi đèn bấm;...).
Câu 4 [561922]: Việc lặp đi lặp lại chi tiết về những tấm ảnh trong lời chỉ dẫn sân khấu ở phần đầu và phần cuối đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
Việc lặp đi lặp lại chi tiết về những tấm ảnh trong lời chỉ dẫn sân khấu ở phần đầu và phần cuối đoạn trích:
- Tô đậm vai trò của những tấm ảnh:
+ Biểu trưng cho truyền thống, lịch sử, giá trị đạo đức của gia đình
+ Những tấm ảnh góp phần khắc sâu trạng thái “quẫn” của hai nhân vật
- Tạo sự đối lập về tâm trạng của nhân vật (ban đầu, các nhân vật vui vẻ, hạnh phúc khi nhìn những tấm ảnh >< sau, họ buồn bã, thất vọng)
- Gợi suy ngẫm về sự thay đổi của cuộc đời (cuộc đời cs thể thay đổi bất cứ lúc nào, cần phải biết trân trọng những gì đang có)
- Gia tăng tính nghệ thuật cho văn bản, tạo nên sự liền mạch, thống nhất cho văn bản, giúp văn bản thêm sâu sắc
- Tô đậm vai trò của những tấm ảnh:
+ Biểu trưng cho truyền thống, lịch sử, giá trị đạo đức của gia đình
+ Những tấm ảnh góp phần khắc sâu trạng thái “quẫn” của hai nhân vật
- Tạo sự đối lập về tâm trạng của nhân vật (ban đầu, các nhân vật vui vẻ, hạnh phúc khi nhìn những tấm ảnh >< sau, họ buồn bã, thất vọng)
- Gợi suy ngẫm về sự thay đổi của cuộc đời (cuộc đời cs thể thay đổi bất cứ lúc nào, cần phải biết trân trọng những gì đang có)
- Gia tăng tính nghệ thuật cho văn bản, tạo nên sự liền mạch, thống nhất cho văn bản, giúp văn bản thêm sâu sắc
Câu 5 [561923]: Anh/Chị thấy hai nhân vật “đáng cười” trong đoạn trích này đáng ghét hay đáng thương? Tại sao?
Hai nhân vật “đáng cười” trong đoạn trích vừa đáng trách hay đáng thương. Họ đáng trách vì ích kỉ, tham lam, yếu đuối,... nhưng cũng đáng thương vì họ cô đơn, không tìm được sự thấu hiểu, chia sẻ trong chính gia đình mình, ngu ngốc vì không nhận ra phải - trái, đúng - sai,..
Câu 6 [561924]: Hãy chỉ ra xung đột giữa thực tế và lí tưởng được thể hiện trong đoạn trích.
Xung đột giữa thực tế và lí tưởng được thể hiện trong đoạn trích
- Lí tưởng: Mong muốn giấu của của hai ông bà Đại Cát. Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh.
- Thực tế (chuẩn mực xã hội): Hai ông bà bị “quẫn”.
Mâu thuẫn giữa những tham vọng, toan tính vật chất với những chuẩn mực và xu thế xã hội. Từ đó, tiếng cười của hài kịch cất lên từ sự vênh lệch giữa thực tế và lí tưởng.
- Lí tưởng: Mong muốn giấu của của hai ông bà Đại Cát. Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh.
- Thực tế (chuẩn mực xã hội): Hai ông bà bị “quẫn”.
Mâu thuẫn giữa những tham vọng, toan tính vật chất với những chuẩn mực và xu thế xã hội. Từ đó, tiếng cười của hài kịch cất lên từ sự vênh lệch giữa thực tế và lí tưởng.
Câu 7 [561925]: Nếu là đạo diễn dàn dựng đoạn trích này trên sân khấu, anh/chị sẽ lưu ý diễn viên những điểm gì?
Nếu là đạo diễn dàn dựng đoạn trích này trên sân khấu, chúng ta có thể lưu ý diễn viên một vài điều:
- Chú ý ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ trên sân khấu sao cho phù hợp
- Diễn xuất:
+ Tập trung diễn tả tính cách nhân vật: tham lam, bủn xỉn; ngu ngốc; hèn nhát,...
+ Tập trung diễn tả tâm lí nhân vật: lo lắng, sợ hãi, hoang mang, bế tắc,...
+ Ngôn ngữ, hành động phải phù hợp tính cách và tâm trạng nhân vật, phải thể hiện được sự hài hước của loại hình nghệ thuật.
+ Diễn xuất tự nhiên, sinh động, thuyết phục,...
- Chú ý ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ trên sân khấu sao cho phù hợp
- Diễn xuất:
+ Tập trung diễn tả tính cách nhân vật: tham lam, bủn xỉn; ngu ngốc; hèn nhát,...
+ Tập trung diễn tả tâm lí nhân vật: lo lắng, sợ hãi, hoang mang, bế tắc,...
+ Ngôn ngữ, hành động phải phù hợp tính cách và tâm trạng nhân vật, phải thể hiện được sự hài hước của loại hình nghệ thuật.
+ Diễn xuất tự nhiên, sinh động, thuyết phục,...
Bài tập viết
Câu 8 [561926]: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết hài hước trong đoạn trích Giấu của.
Đoạn văn phân tích một chi tiết hài hước trong đoạn trích Giấu của có thể triển khai theo nhiều cách, song cần làm rõ một chi tiết hài hước trong đoạn trích Giấu của, đồng thời lí giải vì sao bản thân lại ấn tượng với chi tiết đó; đưa ra nhận xét, đánh giá và suy nghĩ về chi tiết đó. Chẳng hạn:
- Lựa chọn phân tích chi tiết vợ chồng ông Đại Cát tính nơi cất giấu của nả. Bà vợ: “Cậu này... hay là treo nó lên buồng ngủ?” - ông chồng: “Sao lại treo mợ và tôi lên buồng ngủ?”; ông chồng: “Chôn? Chôn mợ và tôi ấy à?” - bà vợ: “Là chôn... cái khoản kia ấy chứ!”.
- Chi tiết vừa gây cười vừa thể hiện những toan tính về nơi “giấu của” của bà Đại Cát, đồng thời tô đậm tính chất “quẫn” ở hai nhân vật trong quá trình tìm cách giấu giếm của cải của mình.
- Lựa chọn phân tích chi tiết vợ chồng ông Đại Cát tính nơi cất giấu của nả. Bà vợ: “Cậu này... hay là treo nó lên buồng ngủ?” - ông chồng: “Sao lại treo mợ và tôi lên buồng ngủ?”; ông chồng: “Chôn? Chôn mợ và tôi ấy à?” - bà vợ: “Là chôn... cái khoản kia ấy chứ!”.
- Chi tiết vừa gây cười vừa thể hiện những toan tính về nơi “giấu của” của bà Đại Cát, đồng thời tô đậm tính chất “quẫn” ở hai nhân vật trong quá trình tìm cách giấu giếm của cải của mình.