Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561941]: Tóm tắt cốt truyện của văn bản.
Tóm tắt cốt truyện của văn bản:
- Ác-pa-gông lo lắng vì cảm thấy hai người con xuất hiện đúng lúc lão đang nói về địa điểm giấu vàng.
- Ác-pa-gông thăm dò xem các con có biết thông tin mình giấu vàng không và khẳng định mình đang mong ước có được một vạn ê-quy.
- Ác-pa-gông giận dữ khi thấy Clê-ăng nói rằng ai cũng biết cha mình có khá của.
- Ác-pa-gông kêu la vì hiện ra tráp vàng giấu ngoài vườn đã bị kẻ trộm đào mất.
Câu 2 [561942]: Lí do nào khiến Ác-pa-gông coi Clê-ăng là kẻ thù?
Lí do khiến Ác-pa-gông coi Clê-ăng - con trai lão - là kẻ thù vì anh ta coi lão là người có nhiều của.
Câu 3 [561943]: Chỉ ra xung đột trong đoạn trích.
Xung đột trong đoạn trích là xung đột giữa cái xấu với cái xấu (thói hà tiện, keo bẩn của Ác-pa-gông và hành vi trộm cắp tiền của Ác-pa-gông).
Câu 4 [561944]: Tính cách nổi bật của nhân vật Ác-pa-gông là gì?
Tính cách nổi bật của nhân vật Ác-pa-gông là hà tiện, keo bẩn, tham lam.
Câu 5 [561945]: Nêu các thủ pháp được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong đoạn trích.
Các thủ pháp được sử dụng để tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: cường điệu, bỏ lửng lời thoại, tạo sự đối thoại trong lời độc thoại,...
Câu 6 [561946]: a. Chỉ ra trong đoạn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi bốn, Lớp VII, những câu là lời nhân vật:
- hướng đến “nó” - thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được
- hướng đến “bạn tiền tội nghiệp”
- hướng đến tất cả mọi người xung quanh
b. Anh/Chị ấn tượng nhất về điều gì trong màn độc thoại nội tâm đó? Vì sao?
a. Trong đoạn độc thoại của nhân vật Ác-pa-gông ở Hồi bốn, Lớp VII, những câu là lời nhân vật:
- hướng đến “nó” - thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã tóm được: “Đứa nào thế?.... đồ vô lại.”. (thực chất lão đang nói với cánh tay của mình, tóm được cánh tay của mình lại nhầm tưởng đó là tay kẻ trộm).
- hướng đến “bạn tiền tội nghiệp”: “Trời đất ơi, tiền tội nghiệp của tôi ơi... tao không sao sống nổi.”.
- hướng đến tất cả mọi người xung quanh: “Có ai muốn cứu cho tôi sống lại... Ngài bảo gì?”, “Kìa, đằng kia... Nó có lẩn ở chỗ các ngài không?”, “Mau mau, ông... treo nốt cả tôi nữa.”.
b. HS tự do thể hiện điều bản thân ấn tượng nhất về lời độc thoại và lí giải.
Chẳng hạn, ấn tượng về lời thoại sau cùng “nếu tôi không tìm thấy tiền, thì tôi cũng treo cổ nốt cả tôi nữa”. Lời độc thoại cho thấy Ác-pa-gông yêu tiền hơn cả sinh mệnh của mình. Với lời thoại này, Mô-li-e đã cực tả tính cách tham tiền cực đoan của nhân vật.
Câu 7 [561947]: Chọn và phân tích một thủ pháp tạo nên tiếng cười trong đoạn trích (gợi ý: tình huống, nhân vật, ngôn ngữ và các thủ pháp tạo tiếng cười,...).
- Tình huống: Tình huống “giấu đầu hở đuôi”, “lạy ông tôi ở bụi này” - tính toán rất kĩ để giấu tráp vàng sao cho an toàn nhất nhưng lại tự nói ra nơi giấu vàng khiến người xung quanh có thể nghe thấy; giả vờ để “đánh tráo thông tin” (không phải mình có một vạn đồng tiền vàng mà là nếu như mình có một vạn đồng tiền vàng...); tình huống “giáo dục” con trái với luân lí đạo đức (đáng lẽ cần răn dạy con không được đánh bạc thì lại dạy con tiền thắng bạc phải cho vay nặng lãi để sinh lời); tình huống mất của.
- Nhân vật: Tạo dựng nhân vật hài Ác-pa-gông (Tính cách nổi bật của Ác-pa-gông là hà tiện, keo bẩn, tham lam. Tất cả ngôn ngữ, hành động,... của nhân vật đều tập trung thể hiện nét tính cách này).
- Ngôn ngữ và các thủ pháp gây cười:
+ Ngôn ngữ: ngôn ngữ đối thoại (các nhân vật nói với nhau), độc thoại (nhân vật nói với mình hoặc với những đối tượng trong tưởng tượng, suy nghĩ),... Sự thay đổi cách xưng hô của Ác-pa-gông khi nghe con trai nói mình có khá của,...
+ Thủ pháp gây cười:
• Thủ pháp cường điệu: Tính cách của Ác-pa-gông được tô đậm, phóng đại để tập trung làm rõ thói keo kiệt, hà tiện; các lời nói cường điệu thể hiện sự giận dữ đùng đùng, nỗi bàng hoàng tột độ và sự đau khổ, hoảng loạn của Ác-pa-gông khi thấy con nói mình là người giàu có, khi phát hiện tráp vàng giấu trong vườn đã - không cánh mà bay,... Câu nói “Tôi muốn treo cổ tất cả mọi người, và nếu tôi không tìm thấy tiền, thì tôi cũng treo cổ nốt cả tôi nữa.” được phát ra ở cực điểm của nỗi hoảng loạn, giận dữ, đau khổ,... vì bị mất vàng là sự tô đậm, cường điệu tính cách của nhân vật, tạo ra tiếng cười cho đoạn trích,...
• Thủ pháp bỏ lừng: Các câu nói thăm dò của Ác-pa-gông khi lo sợ con đã nghe được chuyện mình giấu tráp vàng.
• Thủ pháp tạo tính đối thoại trong độc thoại ở màn Ác-pa-gông mất của (đối thoại với “nó” - thằng ăn trộm mà lão nhầm tưởng đã bắt được cánh tay của nó (thực ra là tóm vào tay của chính mình); đối thoại với “tiền” - nhân vật nắm giữ sinh mệnh của 150; đối thoại với tất cả khán giả của nhà hát, với ông cẩm, lính tuần tra, hiến binh, - quan toà (lời thoại ở đây mang màu sắc bàng thoại) làm cho không gian sân khấu mở rộng ra cả nhà hát, ngoài nhà hát (không gian xã hội với ông cẩm, lính tuần tra, hiến binh, quan toà,...). Điều này khiến cho nhân vật “nó” trở nên có mặt ở khắp mọi nơi, ai cũng có khả năng trở thành “nó” trong cái nhìn nghi ngờ, hoảng loạn vì mất của của Ác-pa-gông; ai cũng phải chịu trách nhiệm về việc truy tìm “nó” cho lão; ai cũng có thể bị treo cổ, thậm chí kể cả lão - nếu như Ác-pa-gông không tìm thấy tiền,...
Câu 8 [561948]: Theo anh/chị, có nên đổi tên vở kịch thành Lão Ác-pa-gông không? Vì sao?
Lão hà tiện là vở hài kịch tính cách. Tính cách hà tiện là đối tượng châm biếm, phê phán của tiếng cười. Cách đặt tên tác phẩm thể hiện sự nhấn mạnh, tập trung đó. Tất cả những nét tính cách khác của nhân vật Ác-pa-gông đều bị chi phối bởi sự hà tiện, keo bẩn.
Nhan đề Lão Ác-pa-gông gọi tên nhân vật chính nhưng không phô lộ được đối tượng châm biếm, phê phán của tiếng cười như nhan đề Lão hà tiện.
Câu 9 [561949]: Nhân vật “đồng tiền” trong đoạn trích trên hiện ra như thế nào? Qua đoạn trích, nhà viết kịch Mô-li-e gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
- Trong đoạn trích, “đồng tiền” là nhân vật vô hình nhưng có sức mạnh chi phối, tha hoá các mối quan hệ, nhân cách của con người: biến Ác-pa-gông thành một lão hà tiện đáng ghét; phá huỷ mối quan hệ cha con, chủ tớ,...;...
- Thông điệp của đoạn trích: Đừng làm nô lệ cho tiền bạc, đừng để đồng tiền tha hoá bản thân chúng ta. 10. Mộ
Câu 10 [561950]: Sưu tầm và ghi lại một số câu thành ngữ nói về thói hà tiện.
Một số câu thành ngữ nói về thói hà tiện: Vắt cổ chày ra nước, Rán sành ra mỡ, Uống nước cả cặn, Đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành, Hà tiện húp cháo hoa,...
Bài tập viết
Câu 11 [561951]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về tác hại của thói hà tiện.
Đoạn văn bàn về tác hại của thói hà tiện có thể được triển khai theo hướng:
- Thói hà tiện làm biến dạng nhân cách con người, biến con người trở nên xấu xí, đáng ghét, đáng bị coi thường, khinh rẻ.
- Thói hà tiện huỷ hoại quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
(Lưu ý: bổ sung dẫn chứng để hoàn thiện đoạn văn.)