Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561952]: Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật. Từ đó xác định tình huống hài kịch của văn bản.
- Các sự kiện chính và hành động của nhân vật:
+ Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người;
+ Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi;
+ Ác-pa-gông lục vấn về tiền bạc, Va-le-rơ trình bày về tình yêu.
- Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.
+ Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người;
+ Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi;
+ Ác-pa-gông lục vấn về tiền bạc, Va-le-rơ trình bày về tình yêu.
- Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.
Câu 2 [561953]: Chỉ ra cách phân tuyến nhân vật trong đoạn trích Tiền bạc và tình ái, từ đó xác định xung đột của màn kịch.
- Cách phân tuyến nhân vật trong đoạn trích Tiền bạc và tình ái:
+ Ác-pa-gông: nhân vật trung tâm với tính cách keo bẩn, ích kỉ.
+ Các nhân vật còn lại (con, tôi tớ,...) đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.
- Xung đột chủ yếu của màn kịch là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác:
+ Ác-pa-gông đại diện cho sự “lệch chuẩn đạo đức”, chỉ biết đến tiền bạc, hà tiện, bủn xỉn.
+ Các nhân vật khác đại diện cho những chuẩn mực đạo lí thông thường, như tình cảm gia đình, lòng tốt.
⟶ Xung đột tính cách, giữa sự “lệch chuẩn đạo đức”, đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mô-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.
+ Ác-pa-gông: nhân vật trung tâm với tính cách keo bẩn, ích kỉ.
+ Các nhân vật còn lại (con, tôi tớ,...) đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.
- Xung đột chủ yếu của màn kịch là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác:
+ Ác-pa-gông đại diện cho sự “lệch chuẩn đạo đức”, chỉ biết đến tiền bạc, hà tiện, bủn xỉn.
+ Các nhân vật khác đại diện cho những chuẩn mực đạo lí thông thường, như tình cảm gia đình, lòng tốt.
⟶ Xung đột tính cách, giữa sự “lệch chuẩn đạo đức”, đam mê thấp kém với chuẩn mực đạo lí thông thường. Phán xử của Mô-li-e hoàn toàn nghiêng về bên thứ hai.
Câu 3 [561954]: Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi (hồi V lớp 3).
- Thủ pháp “ông nói gà, bà nói vịt”:
Va-le-rơ - Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng đã gieo vào lòng cháu.
Ác-pa-gông (Nói riêng) - Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy.
- Sử dụng từ ngữ đa nghĩa: Ác-pa-gông sử dụng các từ ngữ như “máu mủ ruột rà”, “kho vàng”, “của báu”, “mó máy”,... Những từ này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, gây ra sự nhầm lẫn và hiểu sai ý giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ.
- Nói mỉa: “Nó nói đến cái tráp của ta mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy”.
- Tăng cấp: Mức độ hiểu lầm càng ngày càng gia tăng: nghi cắp tiền ⟶ “tên kẻ cắp” thừa nhận ⟶ “tên kẻ cắp” khăng khăng đòi giữ “của báu” ⟶ “tên kẻ cắp” “lăn xả, bám riết” ⟶ “tên kẻ cắp” đồng loã với u già.
=> Tác dụng của việc sử dụng các thủ pháp trào phúng: góp phần phơi bày bản chất tiêu cực của nhân vật một cách sâu sắc, sinh động. Ác-pa-gông luôn hiểu nhầm ý đồ của mọi người, chỉ tập trung vào việc tìm lại tráp tiền thay vì lắng nghe, không thể hiểu được tình cảm của người khác (Va-le-rơ), chỉ quan tâm đến chuyện tiền bạc, ích kỉ, bủn xỉn, không quan tâm đến những người xung quanh,..
Va-le-rơ - Tất cả mọi nỗi ước ao của cháu, chỉ là được thấy mặt cho hả lòng, và không hề có ý nghĩ tội lỗi nào đến làm vẩn đục mối tình mà đôi mắt đẹp của nàng đã gieo vào lòng cháu.
Ác-pa-gông (Nói riêng) - Đôi mắt đẹp của nàng tráp của ta! Nó nói đến cái tráp của ta, mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy.
- Sử dụng từ ngữ đa nghĩa: Ác-pa-gông sử dụng các từ ngữ như “máu mủ ruột rà”, “kho vàng”, “của báu”, “mó máy”,... Những từ này có thể hiểu theo nhiều nghĩa, gây ra sự nhầm lẫn và hiểu sai ý giữa Ác-pa-gông và Va-le-rơ.
- Nói mỉa: “Nó nói đến cái tráp của ta mà cứ như một tình lang nói đến tình nương vậy”.
- Tăng cấp: Mức độ hiểu lầm càng ngày càng gia tăng: nghi cắp tiền ⟶ “tên kẻ cắp” thừa nhận ⟶ “tên kẻ cắp” khăng khăng đòi giữ “của báu” ⟶ “tên kẻ cắp” “lăn xả, bám riết” ⟶ “tên kẻ cắp” đồng loã với u già.
=> Tác dụng của việc sử dụng các thủ pháp trào phúng: góp phần phơi bày bản chất tiêu cực của nhân vật một cách sâu sắc, sinh động. Ác-pa-gông luôn hiểu nhầm ý đồ của mọi người, chỉ tập trung vào việc tìm lại tráp tiền thay vì lắng nghe, không thể hiểu được tình cảm của người khác (Va-le-rơ), chỉ quan tâm đến chuyện tiền bạc, ích kỉ, bủn xỉn, không quan tâm đến những người xung quanh,..
Câu 4 [561955]: Phần cuối hài kịch Mô-li-e nói chung và vở Lão hà tiện nói riêng thường xuất hiện yếu tố bất ngờ, có xu hướng giảm nhẹ mâu thuẫn, đi đến kết thúc vui vẻ. Anh/Chị có suy nghĩ gì về cách kết thúc này?
- Một số đặc điểm trong cách kết thúc của nhiều hài kịch, trong đó có hài kịch Lão hà tiện:
+ Yếu tố bất ngờ: “chàng rể” Ăng-xen-mơ giàu có lại là cha ruột của anh em Va-le-rơ, Ma-ri-an.
+ Hoá giải xung đột: Nhờ sự xuất hiện của Ăng-xen-mơ, xung đột giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác đã được hoá giải. Ác-pa-gông thu lại được “tráp tiền”, đám cưới của đôi trẻ cũng được diễn ra.
- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng về cách kết thúc này, tuy nhiên, cần đưa ra những lí lẽ phù hợp. Chẳng hạn:
+ Đồng tình: Kết thúc hoà cả làng, tất cả đều vui vẻ vì đạt được mong muốn, lợi ích của mình, gia đình từ nay được sống trong hoà khí, khắc phục được sự “lệch chuẩn đạo đức”.
+ Không đồng tình:
• Việc giải quyết bằng việc “mặc cả” tiền bạc là cách giải quyết hời hợt, không thực sự sửa chữa được bản tính keo bẩn của Ác-pa-gông.
• Cách kết thúc chỉ là “hoà hoãn tạm thời”, chưa khắc phục được triệt để sự “lệch chuẩn đạo đức” của nhân vật chính.
+ Yếu tố bất ngờ: “chàng rể” Ăng-xen-mơ giàu có lại là cha ruột của anh em Va-le-rơ, Ma-ri-an.
+ Hoá giải xung đột: Nhờ sự xuất hiện của Ăng-xen-mơ, xung đột giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác đã được hoá giải. Ác-pa-gông thu lại được “tráp tiền”, đám cưới của đôi trẻ cũng được diễn ra.
- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ riêng về cách kết thúc này, tuy nhiên, cần đưa ra những lí lẽ phù hợp. Chẳng hạn:
+ Đồng tình: Kết thúc hoà cả làng, tất cả đều vui vẻ vì đạt được mong muốn, lợi ích của mình, gia đình từ nay được sống trong hoà khí, khắc phục được sự “lệch chuẩn đạo đức”.
+ Không đồng tình:
• Việc giải quyết bằng việc “mặc cả” tiền bạc là cách giải quyết hời hợt, không thực sự sửa chữa được bản tính keo bẩn của Ác-pa-gông.
• Cách kết thúc chỉ là “hoà hoãn tạm thời”, chưa khắc phục được triệt để sự “lệch chuẩn đạo đức” của nhân vật chính.
Bài tập viết
Câu 5 [561956]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về hình tượng nhân vật Ác-pa-gông trong văn bản Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện - Mô-li-e)
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về hình tượng nhân vật Ác-pa-gông trong văn bản Tiền bạc và tình ái (trích Lão hà tiện - Mô-li-e) có thể được triển khai theo hướng:
- Ác-pa-gông là một người cha đáng trách, một ông chủ tệ bạc, một kẻ hà tiện, keo bẩn, nô lệ của đồng tiền.
- Những kẻ như Ác-pa-gông sẽ không bao giờ được nếm trải tình yêu, hạnh phúc thực sự.
- Ác-pa-gông là một người cha đáng trách, một ông chủ tệ bạc, một kẻ hà tiện, keo bẩn, nô lệ của đồng tiền.
- Những kẻ như Ác-pa-gông sẽ không bao giờ được nếm trải tình yêu, hạnh phúc thực sự.