Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561957]: Dựa vào phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy xác định tình huống hiểu lầm của vở kịch.
- Bối cảnh của lớp kịch: Khơ-lét-xta-cốp vốn là nhân viên thư kí quèn, từng sống chui lủi để trốn tiền trọ, rời khỏi thủ đô về tỉnh lẻ. Đám quan chức nhận nhầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, đưa anh ta rời khỏi quán trọ, tới thăm thú, tiệc tùng ở viện tế bần. Sau đó, họ đưa anh ta chuyển tới ở tại nhà thị trưởng, tránh không cho tiếp xúc với dân chúng. Vợ và con gái thị trưởng sốt sắng thể hiện mình trước nhân vật quan trọng từ thủ đô tới. Khơ-lét-xta-cốp vẫn chưa thật hiểu vì sao đám quan chức thị trấn lại cung phụng mình, song anh ta không hề băn khoăn, chỉ tận hưởng mọi sự thết đãi, “khoe mẽ” với vợ và con gái thị trưởng, được đà khoác lác như thể mình thực sự là một nhân vật vô cùng quan trọng từ thủ đô tới. Lớp kịch diễn ra tại phòng khách nhà thị trưởng.
- Tình huống hiểu lầm của vở kịch: nhận nhầm quan thanh tra.
- Hành động kịch: Từ mâu thuẫn giữa danh vị xã hội của các nhân vật với thực chất cuộc sống tệ hại, trống rỗng của họ; từ nỗi lo sợ bị lật tẩy dẫn họ đến sự lầm lẫn. Cách ứng xử, hành động của các nhân vật chuyển hoá dần từ chỗ ứng phó, che đậy thực chất sang trạng thái say sưa trong ảo vọng, để cuối cùng vỡ mộng trong nỗi lo sợ khi quan thanh tra thật xuất hiện.
- Tình huống hiểu lầm của vở kịch: nhận nhầm quan thanh tra.
- Hành động kịch: Từ mâu thuẫn giữa danh vị xã hội của các nhân vật với thực chất cuộc sống tệ hại, trống rỗng của họ; từ nỗi lo sợ bị lật tẩy dẫn họ đến sự lầm lẫn. Cách ứng xử, hành động của các nhân vật chuyển hoá dần từ chỗ ứng phó, che đậy thực chất sang trạng thái say sưa trong ảo vọng, để cuối cùng vỡ mộng trong nỗi lo sợ khi quan thanh tra thật xuất hiện.
Câu 2 [561958]: Đối chiếu hoàn cảnh thực tế của Khơ-lét-xta-cốp (qua phần tóm tắt hồi hai của vở kịch) với cuộc sống “thượng lưu” mà nhân vật khoe khoang trong đoạn trích, hãy lí giải nhân vật này đáng cười ở điểm nào.
- Hoàn cảnh thực tế: Khơ-lét-xta-cốp vốn là nhân viên thư kí quèn, đoảng vị, không được việc gì tại văn phòng của một vụ ở Pê-téc-bua, ham bài bạc. Anh ta từng phải rời khỏi thủ đô về tỉnh lẻ, từng phải sống chui lủi để trốn tiền trọ, từng lê la với đám đào hát và từng xem ca kịch vui bình dân.
Hoàn cảnh này khiến anh ta biết nhiều đào hát lắm, có biết bập bõm vài tên nhà báo, nhà văn dù lẫn lộn các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau với tên các tờ báo, tạp chí.
- Ảo tưởng về cuộc sống thượng lưu:
+ Lời thoại: “Tôi quen sống trong cái xã hội thượng lưu (...) vậy mà bỗng phải đi đường xa: nào hàng quán bẩn thỉu, nào dân đen ngu dốt tối tăm...”; “Tất nhiên ai lại so sánh thôn quê với Pê-téc-bua! Chà, Pê-téc-bua! Thực đấy, đời sống ở thủ đô sao mà...”; “Có lẽ bà tưởng tôi là một anh chàng thư kí nhì nhằng? Không, quan vụ trưởng là bạn thân với tôi đấy. Ngài vỗ vai tôi thế này, nói: “Người anh em, lại đằng nhà ăn với mình!”; “Bao giờ tôi cũng cố tìm cách lẩn tránh cho không ai biết mình. Nhưng không tài nào lẩn tránh được chứ lị, không biết làm cách nào!... Tôi vừa có mặt ở đâu, đã thấy có người nói: “Kìa ông I-van A-lếch-xan-đrô-vích đi kia kìa”. Có lần họ lại tưởng tôi là tổng tư lệnh. Thế là bọn lính từ trong bốt vội vàng nhảy xổ ra, bồng súng chào. Sau đó viên sĩ quan vốn biết tôi lắm, nói với tôi rằng: “Kìa, người anh em, thế mà bọn mình cứ tưởng lầm đằng ấy là tổng tư lệnh”...; “Tôi cũng có cho đăng trên tạp chí nhiều bài... tất cả đều do tôi viết.”; “Tôi có cái nhà đẹp nhất ở Pê-téc-bua... Tôi cũng hay mở những cuộc khiêu vũ gia đình lắm”;...
⟶ Những lời khoác lác của nhân vật khiến các nhân vật khác cũng hoà theo thành một chuỗi hài; từ đó, tạo nên tiếng cười cho người đọc, người xem.
+ Thái độ sống: Qua lời thoại, nhận thấy sự ảo tưởng về thái độ sống của Khơ-lét-xta-cốp: Khinh bỉ cuộc sống ở tỉnh lẻ, cuộc sống ở tầng lớp dưới của chính mình và cả “dân đen ngu dốt, tối tăm”; khinh bỉ thân phận thư kí quèn của chính mình, phải sống chui lủi, luôn bị truy đuổi, xiết nợ; khát khao trở nên bằng vai phải lứa với nhà văn danh tiếng; khát khao có cơ ngơi hoành tráng, có kẻ hầu người hạ, có nhiều người cầu cạnh; được tiệc tùng, ăn chơi sang trọng, đánh bài đánh bạc công khai cùng những nhân vật tai to mặt lớn.
=> Nhân vật đáng cười: Tự ảo tưởng mình là quan thanh tra, đón nhận sự cung phụng như lẽ tự nhiên, say sưa khoác lác; ăn hối lộ, công khai tán tỉnh vợ, con gái thị trưởng, hứa hôn với con gái thị trưởng; cuỗm xe cộ, hành trang, tiền bạc, cao chạy xa bay lo bại lộ chân tướng.
Hoàn cảnh này khiến anh ta biết nhiều đào hát lắm, có biết bập bõm vài tên nhà báo, nhà văn dù lẫn lộn các tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau với tên các tờ báo, tạp chí.
- Ảo tưởng về cuộc sống thượng lưu:
+ Lời thoại: “Tôi quen sống trong cái xã hội thượng lưu (...) vậy mà bỗng phải đi đường xa: nào hàng quán bẩn thỉu, nào dân đen ngu dốt tối tăm...”; “Tất nhiên ai lại so sánh thôn quê với Pê-téc-bua! Chà, Pê-téc-bua! Thực đấy, đời sống ở thủ đô sao mà...”; “Có lẽ bà tưởng tôi là một anh chàng thư kí nhì nhằng? Không, quan vụ trưởng là bạn thân với tôi đấy. Ngài vỗ vai tôi thế này, nói: “Người anh em, lại đằng nhà ăn với mình!”; “Bao giờ tôi cũng cố tìm cách lẩn tránh cho không ai biết mình. Nhưng không tài nào lẩn tránh được chứ lị, không biết làm cách nào!... Tôi vừa có mặt ở đâu, đã thấy có người nói: “Kìa ông I-van A-lếch-xan-đrô-vích đi kia kìa”. Có lần họ lại tưởng tôi là tổng tư lệnh. Thế là bọn lính từ trong bốt vội vàng nhảy xổ ra, bồng súng chào. Sau đó viên sĩ quan vốn biết tôi lắm, nói với tôi rằng: “Kìa, người anh em, thế mà bọn mình cứ tưởng lầm đằng ấy là tổng tư lệnh”...; “Tôi cũng có cho đăng trên tạp chí nhiều bài... tất cả đều do tôi viết.”; “Tôi có cái nhà đẹp nhất ở Pê-téc-bua... Tôi cũng hay mở những cuộc khiêu vũ gia đình lắm”;...
⟶ Những lời khoác lác của nhân vật khiến các nhân vật khác cũng hoà theo thành một chuỗi hài; từ đó, tạo nên tiếng cười cho người đọc, người xem.
+ Thái độ sống: Qua lời thoại, nhận thấy sự ảo tưởng về thái độ sống của Khơ-lét-xta-cốp: Khinh bỉ cuộc sống ở tỉnh lẻ, cuộc sống ở tầng lớp dưới của chính mình và cả “dân đen ngu dốt, tối tăm”; khinh bỉ thân phận thư kí quèn của chính mình, phải sống chui lủi, luôn bị truy đuổi, xiết nợ; khát khao trở nên bằng vai phải lứa với nhà văn danh tiếng; khát khao có cơ ngơi hoành tráng, có kẻ hầu người hạ, có nhiều người cầu cạnh; được tiệc tùng, ăn chơi sang trọng, đánh bài đánh bạc công khai cùng những nhân vật tai to mặt lớn.
=> Nhân vật đáng cười: Tự ảo tưởng mình là quan thanh tra, đón nhận sự cung phụng như lẽ tự nhiên, say sưa khoác lác; ăn hối lộ, công khai tán tỉnh vợ, con gái thị trưởng, hứa hôn với con gái thị trưởng; cuỗm xe cộ, hành trang, tiền bạc, cao chạy xa bay lo bại lộ chân tướng.
Câu 3 [561959]: Thị trưởng cùng viên kiểm học Lu-ca Lu-kích, trưởng viện tế bần Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích thể hiện thái độ thế nào trước sự khoác lác, ra oai của Khơ-lét-xta-cốp? Vì sao?
Thị trưởng cùng viên kiểm học Lu-ca Lu-kích, trưởng viện tế bần Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích vốn là những quan chức xấu xa, công khai hà hiếp dân chúng, nhận hối lộ, bê trễ công việc, dò xét, đe doạ lẫn nhau...; ăn chơi, trống rỗng “đốt đuốc giữa ban ngày” cũng không thấy có việc gì trong thị trấn có thể coi là tử tế.
Song, trước sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, thị trưởng cùng viên kiểm học Lu-ca Lu-kích, trưởng viện tế bần Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích lại cung phụng anh ta, đưa hối lộ, lợi dụng cơ hội cầu thân, tiến thân và hạn chế không cho tiếp xúc với những người bị ức hiếp; vênh vang, ra oai với kẻ dưới trong ảo vọng thay đổi danh vị (để rồi sau đó vỡ mộng trong nỗi khiếp sợ bị báo ứng).
Song, trước sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, thị trưởng cùng viên kiểm học Lu-ca Lu-kích, trưởng viện tế bần Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích lại cung phụng anh ta, đưa hối lộ, lợi dụng cơ hội cầu thân, tiến thân và hạn chế không cho tiếp xúc với những người bị ức hiếp; vênh vang, ra oai với kẻ dưới trong ảo vọng thay đổi danh vị (để rồi sau đó vỡ mộng trong nỗi khiếp sợ bị báo ứng).
Câu 4 [561960]: Nhân vật An-na An-đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na đóng vai trò gì trong việc tạo ra tiếng cười trong đoạn trích?
An-na An-đrê-ép-na và Ma-ri-a An-tô-nốp-na - vợ và con gái thị trưởng, vốn là những kẻ đầu óc rỗng tuếch, đài các rởm, học đòi làm sang, muốn được kết thân với người quyền thế trong giới thượng lưu ở thủ đô. Trước sự khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp, họ cũng nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là nhân vật quyền thế, sang trọng, họ đong đưa cầu thân với Khơ-lét-xta-cốp để làm sang (để rồi sau đó ngỡ ngàng vỡ mộng). Hai nhân vật này không chỉ đóng vai trò những nhân vật phụ hoạ gây cười, mà còn trở thành nguồn cảm hứng cho Khơ-lét-xta-cốp khoe mẽ, khoác lác, các tình tiết kịch nảy sinh (tiền đề cho việc Khơ-lét-xta-cốp tán tỉnh cả hai trong hồi kịch sau).
Câu 5 [561961]: Xác định các thủ pháp trào phúng được tác giả sử dụng trong đoạn trích. Phân tích một thủ pháp nổi bật trong số đó.
Các thủ pháp trào phúng được tác giả sử dụng trong đoạn trích:
- Tạo tình huống hiểu lầm (nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, là “cụ lớn”, nhà văn). - Phóng đại cử chỉ, điệu bộ, thói tật (phóng đại cử chỉ, điệu bộ xã giao, thể hiện nỗi khiếp sợ thái quá, phóng đại cơn cao hứng khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp).
- Tạo tương phản gây cười (lời khoác lác về cuộc sống thượng lưu cùng vị thế quan trọng của Khơ-lét-xta-cốp tương phản gay gắt với thân phận thực tế của nhân vật,...).
- Ngôn từ tăng cường tính trào phúng (cường điệu, lặp, nói bóng gió, nói quá, nói lỡ, nói không ra tiếng, đối thoại “ăn miếng trả miếng” tố cáo lẫn nhau,...).
- Tạo tình huống hiểu lầm (nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, là “cụ lớn”, nhà văn). - Phóng đại cử chỉ, điệu bộ, thói tật (phóng đại cử chỉ, điệu bộ xã giao, thể hiện nỗi khiếp sợ thái quá, phóng đại cơn cao hứng khoác lác của Khơ-lét-xta-cốp).
- Tạo tương phản gây cười (lời khoác lác về cuộc sống thượng lưu cùng vị thế quan trọng của Khơ-lét-xta-cốp tương phản gay gắt với thân phận thực tế của nhân vật,...).
- Ngôn từ tăng cường tính trào phúng (cường điệu, lặp, nói bóng gió, nói quá, nói lỡ, nói không ra tiếng, đối thoại “ăn miếng trả miếng” tố cáo lẫn nhau,...).
Câu 6 [561962]: Qua việc đọc đoạn trích Nhân vật quan trọng và phần tóm tắt hài kịch Quan thanh tra, hãy nêu những điểm đặc sắc về xung đột và kết cấu của vở kịch.
- Xung đột của vở kịch: mâu thuẫn giữa những toan tính, ảo tưởng trong cuộc sống tệ hại, trống rỗng của các nhân vật với hoàn cảnh thực tế.
- Kết cấu hài kịch Quan thanh tra:
+ Phần 1. Mở đầu: Thị trưởng thông báo về việc quan thanh tra có thể đã tới thị trấn và nỗi lo sợ của cả đám quan chức trước tin này (hồi I).
+ Phần 2. Thắt nút: Đám quan chức nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra (hồi II).
+ Phần 3. Triển khai: Khơ-lét-xta-cốp hồn nhiên nhập vai quan thanh tra (hồi III); Khơ-lét-xta-cốp thoạt đầu còn sượng sùng vay tiền đám quan chức, tiến tới đòi hỏi, quát nạt để ăn hối lộ công khai cả của người bị hiếp đáp, tận dụng cơ hội để tán tỉnh cả vợ lẫn con gái thị trưởng, cầu hôn với con gái thị trưởng, rồi cao chạy xa bay (hồi IV).
+ Phần 4. Đỉnh điểm: Thị trưởng vênh váo, ra oai với đám dưới quyền, say sưa trong ảo tưởng con gái mình sẽ kết hôn với “quan lớn” thanh tra (lớp I - VII, hồi V).
+ Phần 5. Kết thúc: Chủ sự bưu vụ đọc trộm thư, phát hiện ra Khơ-lét-xta-cốp không phải là quan thanh tra, một viên hiến binh thình lình xuất hiện, tuyên bố: quan thanh tra đích thực vừa mới đến thành phố; cả bọn đờ ra như hoá đá. (lớp VIII - lớp Câm, hồi V).
- Nét đặc sắc của kết cấu và xung đột trong hài kịch Quan thanh tra là tổ chức vở kịch xoay quanh thói khoác lác, ảo tưởng của Khơ-lét-xta-cốp (xuất hiện từ hồi II, biến mất ở cuối hồi IV). Nó trở thành điểm hội tụ tất cả những sự tệ hại của toàn bộ đám quan chức, trưởng giả trong thị trấn.
- Kết cấu hài kịch Quan thanh tra:
+ Phần 1. Mở đầu: Thị trưởng thông báo về việc quan thanh tra có thể đã tới thị trấn và nỗi lo sợ của cả đám quan chức trước tin này (hồi I).
+ Phần 2. Thắt nút: Đám quan chức nhận lầm Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra (hồi II).
+ Phần 3. Triển khai: Khơ-lét-xta-cốp hồn nhiên nhập vai quan thanh tra (hồi III); Khơ-lét-xta-cốp thoạt đầu còn sượng sùng vay tiền đám quan chức, tiến tới đòi hỏi, quát nạt để ăn hối lộ công khai cả của người bị hiếp đáp, tận dụng cơ hội để tán tỉnh cả vợ lẫn con gái thị trưởng, cầu hôn với con gái thị trưởng, rồi cao chạy xa bay (hồi IV).
+ Phần 4. Đỉnh điểm: Thị trưởng vênh váo, ra oai với đám dưới quyền, say sưa trong ảo tưởng con gái mình sẽ kết hôn với “quan lớn” thanh tra (lớp I - VII, hồi V).
+ Phần 5. Kết thúc: Chủ sự bưu vụ đọc trộm thư, phát hiện ra Khơ-lét-xta-cốp không phải là quan thanh tra, một viên hiến binh thình lình xuất hiện, tuyên bố: quan thanh tra đích thực vừa mới đến thành phố; cả bọn đờ ra như hoá đá. (lớp VIII - lớp Câm, hồi V).
- Nét đặc sắc của kết cấu và xung đột trong hài kịch Quan thanh tra là tổ chức vở kịch xoay quanh thói khoác lác, ảo tưởng của Khơ-lét-xta-cốp (xuất hiện từ hồi II, biến mất ở cuối hồi IV). Nó trở thành điểm hội tụ tất cả những sự tệ hại của toàn bộ đám quan chức, trưởng giả trong thị trấn.
Câu 7 [561963]: Theo anh/chị, “thói Khơ-lét-xta-cốp” bắt nguồn từ đâu và có thể gây ra những hậu quả gì? Nêu suy nghĩ của anh/chị về nhận định của Gô-gôn: Ít ai tránh được việc trở nên giống Khơ-lét-xta-cốp, dù chỉ một lần trong đời .
- “Thói Khơ-lét-xta-cốp” là thói khoác lác, ảo tưởng, bắt nguồn từ mặc cảm về thân phận nhỏ mọn của chính nhân vật trong thực tế.
Thói tật này không hướng con người tới hành động khắc phục khiếm khuyết, vươn lên trong cuộc sống mà chỉ tạo ra cảm giác tự mãn, say sưa với những lời tâng bốc, làm cho cuộc sống không thể thay đổi; tệ hơn nữa, khi ảo tưởng tan vỡ, thói tật này có thể huỷ hoại nhân cách và cuộc sống con người.
- Ít ai tránh được việc trở nên giống Khơ-lét-xta-cốp, dù chỉ một lần trong đời (Gô-gôn) là nhận định đúng nhưng không hoàn toàn xác đáng. Thực tế có những người sống rất ngay thẳng, thành thực với bản thân mình, không bao giờ khoác lác, làm màu vì họ rất coi trọng danh dự bản thân.
Thói tật này không hướng con người tới hành động khắc phục khiếm khuyết, vươn lên trong cuộc sống mà chỉ tạo ra cảm giác tự mãn, say sưa với những lời tâng bốc, làm cho cuộc sống không thể thay đổi; tệ hơn nữa, khi ảo tưởng tan vỡ, thói tật này có thể huỷ hoại nhân cách và cuộc sống con người.
- Ít ai tránh được việc trở nên giống Khơ-lét-xta-cốp, dù chỉ một lần trong đời (Gô-gôn) là nhận định đúng nhưng không hoàn toàn xác đáng. Thực tế có những người sống rất ngay thẳng, thành thực với bản thân mình, không bao giờ khoác lác, làm màu vì họ rất coi trọng danh dự bản thân.
Bài tập viết
Câu 8 [561964]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của anh/chị về cách khắc phục “thói Khơ-lét-xta-cốp”.
Đoạn văn nêu suy nghĩ về cách khắc phục “thói Khơ-lét-xta-cốp” có thể được triển khai theo hướng:
- Giải thích ngắn gọn “thói Khơ-lét-xta-cốp”: thói khoác lác, ảo tưởng, bắt nguồn từ mặc cảm về thân phận nhỏ mọn của chính nhân vật trong thực tế
- Cách khắc phục “thói Khơ-lét-xta-cốp”: nhận thức sâu sắc về sự tệ hại của tính cách này; tự trọng danh dự và trân trọng những gì mình đang có.
(Lưu ý: bổ sung dân chứng để hoàn thiện đoạn văn.)
- Giải thích ngắn gọn “thói Khơ-lét-xta-cốp”: thói khoác lác, ảo tưởng, bắt nguồn từ mặc cảm về thân phận nhỏ mọn của chính nhân vật trong thực tế
- Cách khắc phục “thói Khơ-lét-xta-cốp”: nhận thức sâu sắc về sự tệ hại của tính cách này; tự trọng danh dự và trân trọng những gì mình đang có.
(Lưu ý: bổ sung dân chứng để hoàn thiện đoạn văn.)