Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561891]: Tìm những ví dụ tiêu biểu cho thấy các chỉ dẫn sân khấu của tác giả có vai trò quan trọng trong việc làm sáng tỏ bối cảnh, hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật.
Chỉ dẫn sân khấu
- Cung cấp thông tin về bối cảnh (không gian, thời gian) xuất hiện nhân vật:
Ví dụ:
Đan Thiềm: Ông phải trốn đi. (Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí)...
Phần chỉ dẫn Có tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí giúp người đọc hình dung được không khí căng thẳng, hỗn loạn đang diễn ra khi phe của Quận công Trịnh Duy Sản nổi dậy chống phá.
- Làm sáng tỏ hành động, tâm trạng nhân vật, xung đột trong lời thoại của nhân vật:
Ví dụ:
Vũ Như Tô (nhìn ra, rú lên): Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài! (có tiếng hô vui vẻ: “Cửu Trùng Đài đã cháy!”).
Chỉ dẫn sân khấu về lời của Vũ Như Tô (rú lên) khắc hoạ sự đau đớn cùng cực của nhân vật là hoàn toàn đối lập với tiếng hô vui vẻ của những người đốt phá Cửu Trùng Đài, từ đó, cho thấy xung đột giữa người nghệ sĩ với đám đông khởi loạn (bởi đói khổ, bởi việc theo đuổi một công việc mà họ thấy hoàn toàn xa lạ với cuộc sống nhục nhằn của mình). Lời chỉ dẫn ở đây tạo ra những bè điệu đối nghịch từ đó góp phần tạo ra kịch tính cho cao trào của vở kịch.
Câu 2 [561892]: Thống kê các nhân vật xuất hiện ở từng lớp kịch theo hướng dẫn trong bảng sau:

Anh/Chị có nhận xét gì về sự xuất hiện và vai trò của các nhân vật trong các lớp kịch?

Nhận xét sự xuất hiện và vai trò của các nhân vật trong các lớp kịch:
- Không gian sân khấu dần nhường lại cho quân khởi loạn với sức mạnh và sức phá hoại khủng khiếp của họ.
- Những trợ thủ của Vũ Như Tô đều đã rời bỏ ông, chỉ còn sót lại duy nhất Đan Thiềm. Song, Đan Thiềm trong các lớp kịch I và V này chỉ còn là người báo tin và khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn (đồng nghĩa với việc từ bỏ ước vọng mà ông ấp ủ). Ở lớp VII, Đan Thiềm cố gắng bảo vệ Vũ Như Tô trước quân khởi loạn nhưng hoàn toàn bé nhỏ và bất lực. Từ lớp VIII trở đi (sau khi Đan Thiềm bị giải đi), Vũ Như Tô hoàn toàn đơn độc trong vòng vây của quân khởi loạn: cứng cỏi nhưng cô độc. Ông bị kết án và tự chấp nhận cái chết.
Câu 3 [561893]: Trong đoạn trích, sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài được thể hiện như thế nào? Vì sao có sự khác biệt này?
Sự xung đột trong quan điểm của Ngô Hạch và quân sĩ với quan điểm của Vũ Như Tô về Cửu Trùng Đài
Câu 4 [561894]: Phân tích diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô trong đoạn trích. Từ đây, anh/chị hiểu gì về bi kịch của Vũ Như Tô?
- Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô
+ Lớp I + V: Trong khi Đan Thiềm hết sức lo lắng, hốt hoảng thì Vũ Như Tô lại rất bình tĩnh, thậm chí thản nhiên, dửng dưng trước tình cảnh nguy ngập.
Nguyên do đưa đến tâm trạng này là niềm tin “bất di bất dịch” của Vũ Như Tô vào mục đích xây dựng Cửu Trùng Đài chính đáng và sự mơ hồ của Vũ Như Tô về hoàn cảnh đang diễn ra.
+ Lớp VII + VIII + IX:
• Coi thường, khinh bỉ trước những lời vu vạ thiếu căn cứ của Ngô Hạch và đám quân sĩ về mối quan hệ của Vũ Như Tô với Đan Thiềm: “Giết thì cứ giết, nhưng đừng nghi oan”, “Đan Thiềm, bà đứng dậy. Sao bà lẩn thẩn thế, lạy cả một đứa tiểu nhân”,...
• Hi vọng (mù quáng):
o “Đời ta chưa tận, mệnh ta chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ.”
o An Hòa Hầu sẽ hiểu cho tâm nguyện của Vũ Như Tô.
• Rất tin tưởng vào lí tưởng cao đẹp mà mình theo đuổi:
o “ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau tước, tranh tinh xảo với hoá công”
o “Vậy thì ta có tội gì?”, “ta không có tội”
• Bi kịch (căm phẫn tột độ, đau đớn tột độ, bất lực tột cùng): “Đốt thực rồi! ... Ôi Cửu Trùng Đài!”
- Qua phân tích về diễn biến tâm trạng trên, tác giả tiếp tục khắc sâu vẻ đẹp của tài năng và khát vọng phi thường của Vũ Như Tô: Dù trong cảnh ngộ nào cũng không thay đổi, không màng sống chết nhưng cũng cho thấy bi kịch của nhân vật: sự lạc lối của Vũ Như Tô trong khát vọng sáng tạo của mình (hầu như đánh mất mọi cảm nhận về hiện thực để chỉ sống chết với Cửu Trùng Đài, chỉ tìm cách thực hiện Cửu Trùng Đài từ quyền lực). Đây cũng chính là điểm nhấn làm nên tính bi kịch của đoạn trích này.
Câu 5 [561895]: Theo anh/chị, chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là gì?
Chủ đề của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
- Trước tiên là bi kịch của người nghệ sĩ: quá say mê với khát vọng sáng tạo mà trở nên mù loà, không nhận thức được hậu quả trong việc xây đài của mình với nhân dân vốn đã quằn quại dưới sự cai trị của hôn quân.
- Cùng với đó là bi kịch của phe khởi loạn: những người có sức mạnh nhưng hoàn toàn không nhận thức đúng về tài năng, giá trị trong công trình mà Vũ Như Tô xây dựng. Họ chỉ nhìn thấy trong hành vi của Vũ Như Tô sự xa xỉ mà không nhìn thấy giá trị lâu dài của nó trong lịch sử. Họ nhân danh cái Thiện, cái lợi ích của hiện tại nhưng họ lại không thấy được ý nghĩa của cái Đẹp trong sự sống.
⟶ Chủ đề của đoạn trích toát lên từ việc nhận thức về hai bi kịch trên: không thể chạy theo duy nhất chỉ một giá trị (dù đẹp đẽ) để bỏ qua, hi sinh những giá trị nền tảng khác. Cuộc sống đích thực là sự hài hòa của các giá trị, của cải Đẹp và cái Thiện.
Câu 6 [561896]: Trong lời đề tựa vở kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng có viết: Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Theo anh/chị, Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải? Vì sao?
Đoạn kịch vừa tập trung khai thác bi kịch của Vũ Như Tô (bi kịch của người nghệ sĩ tài năng nhưng vô kế khả thi để hiện thực nó trong hiện tại) vừa thể hiện bi kịch tập thể - bi kịch của những người đốt phá Cửu Trùng Đài và giết Vũ Như Tô. HS chú ý điều này để thực hiện yêu cầu.
Bài tập viết
Câu 7 [561897]: Từ đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô - Nguyễn Huy Tưởng), viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của người nghệ sĩ chân chính trong cuộc đời.
Đoạn văn có thể triển khai theo hướng:
- Người nghệ sĩ chân chính phải khởi nguồn tác phẩm của mình từ cuộc đời, phải phản ánh chân thực cuộc đời.
- Tác phẩm nghệ thuật của nghệ sĩ chân chính luôn phải vì cuộc đời mà có, phải gắn chặt với cuộc sống của nhân dân.