Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561898]: Tóm tắt các sự kiện và xác định xung đột kịch trong văn bản.
Sự kiện và xác định xung đột kịch trong văn bản
- Các sự kiện:
+ Cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và tiểu thư
+ Cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và phu nhân Đạo Đức
+ Cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và quận chúa
+ Cuộc gặp gỡ giữa nhà vua và cô gái Quế Nga
- Xung đột kịch: sự thật và cái giả trá
Câu 2 [561899]: Trong văn bản Thật và giả, sự thật được ẩn giấu sau lời nói dối như thế nào? Nhà vua tỏ thái độ trước việc đó ra sao? Điền vào bảng sau:
Bản chất thật - giả và thái độ của nhà vua
Câu 3 [561900]: Không gian cung điện nguy nga, thời gian sắp sang một ngày mới trời đất bình tĩnh quá có vai trò gì trong việc khắc họa nội tâm của nhân vật khi đối diện với chính mình?
Vai trò của không gian, thời gian trong việc khắc họa nội tâm nhân vật
- Không gian cung điện nguy nga là không gian giàu sang, quyền lực. Nhưng nó lại đối lập với cảm giác lạnh lẽo trong nội tâm nhà vua.
- Nhưng thời gian sắp sang một ngày mớitrời đất bình tĩnh quá lại hứa hẹn những điều tốt đẹp trong tương lai. Thời gian như hậu thuẫn khao khát của nhà vua (“ta vẫn muốn có một con người bằng xương bằng thịt, một con người sống để ta yêu kia”).
Như vậy, có thể thấy nội tâm nhân vật nhà vua khá phức tạp.
Câu 4 [561901]: Cách sắp xếp cho các nhân vật phụ nữ lần lượt xuất hiện làm gia tăng kịch tính của màn kịch như thế nào?
Cách sắp xếp cho các nhân vật phụ nữ lần lượt xuất hiện góp phần gia tăng kịch tính của màn kịch
- Xét về địa vị xã hội, nhân vật tiểu thư, phu nhân Đạo Đức, quận chúa là những người có địa vị cao, thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Sự xuất hiện của họ được sắp xếp theo địa vị tăng dần. Trong đó:
+ Nhân vật tiểu thư được nhấn mạnh ở gương mặt trẻ đẹp, non nớt.
+ Phu nhân Đạo Đức phô diễn “đức hi sinh” tột bậc.
+ Quận chúa tự hào về gia thế và nhan sắc lộng lẫy của mình.
Nhưng tất cả những người này đều không thật lòng có tình cảm với nhà vua. Họ muốn làm Hoàng hậu chỉ vì tình thế bắt buộc hoặc do tham vọng cá nhân.
- Riêng cô gái Quế Nga tuy thuộc tầng lớp bình dân nhưng lại có tình yêu chân thành, sâu nặng với nhà vua. Sự xuất hiện sau cùng của Quế Nga như là một sự phủ nhận cho sự xuất hiện của tiểu thư, phu nhân Đạo Đức và quận chúa.
Câu 5 [561902]: Pho tượng đá có thực sự giúp Nhà vua giải đáp vấn đề thật - giả không? Vì sao?
Hình ảnh pho tượng đá trong văn bản là một yếu tố kì ảo, góp phần mang lại màu sắc li kì, hấp dẫn cho cốt truyện, giúp nhà vua nhận diện thật - giả trong lời nói của người cùng đối thoại. Tuy nhiên, đúng như Quế Nga nói “tượng đá nghe và biết được lời nói thật và lời nói dối. Nhưng lòng người có những điều không thể nói ra lời, thì tượng đá làm sao có thể trả lời cho biết hết được”, theo đó, nhận chân thật - giả chỉ có thể là chính nhà vua. Thực tế cũng cho thấy trước khi hỏi tượng đá, nhà vua cũng đã luôn có sự hoài nghi đối với những người đang nói chuyện với mình:
- Nhà vua - Mặt em rất thật thà, tuổi em còn măng trẻ, vầng trán em trong trắng thế kia, và miệng em non dại thế kia, có lẽ nào đã nói dối không ngượng trong một chuyện thiêng liêng như vậy? (với tiểu thư)
- Nhà vua - Như vậy kia đấy. Bà để cho ta hỏi người bạn lặng lẽ của ta một chút. Tượng đá, ngươi đã nghe rõ tất cả. Trong những lời người đàn bà kia đã nói cùng ta, nếu có một chút nào là thật lòng với ta, thì người hãy coi như mọi điều dối trá khác đều đáng bỏ qua và tha thứ hết. Hỡi phu nhân Đạo đức, bà hãy nhìn pho tượng xem!
(với phu nhân Đạo Đức)
- Nhà vua (lui ra) - (...) Nhưng ta ghê tởm sự dối trá. Quận chúa, có thật nàng tự thấy là nô lệ của ta, hay trái lại, nàng đang muốn biến ta thành nô lệ của nàng? (với quận chúa)
- Nhà vua - Không, ta không tin, ta không thể nào tin được. Không, không thể nào lại như thế được! (với cô gái Quế Nga)
Câu 6 [561903]: Xung đột trong màn kịch cho thấy những băn khoăn gì của tác giả - trong tư cách người công dân, người nghệ sĩ - trước đời sống và sáng tạo?
Trong tư cách người công dân và người nghệ sĩ, xung đột trong màn kịch cho thấy những băn khoăn của Nguyễn Đình Thi về sự thật trong đời sống và tính chân thực trong sáng tạo nghệ thuật. Cuộc sống luôn có những mảng tối hắc ám che giấu sự thật, người thiện lành trong hoàn cảnh ngặt nghèo đôi khi cũng không thể sống thật, nói thật những gì mình nghĩ. Nhưng nghệ thuật đích thực luôn phải khởi nguồn từ sự thật.
Bài tập viết
Câu 7 [561904]: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự trung thực trong cuộc sống.
Có thể triển khai đoạn văn theo hướng:
Sự trung thực:
- khiến cuộc sống luôn nguyên vẹn, chân thực, tươi ròng
- giúp mỗi người nhận chân được sự sống, biết sửa khi thấy sai, biết đấu tranh khi trước cái xấu, cái ác, có thể tin yêu vào cuộc đời,...