Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [561905]: Tóm tắt những sự kiện chính trong từng lớp kịch. Nêu nhận xét về diễn biến của các sự kiện đó.
Những sự kiện chính trong từng lớp kịch

Câu 2 [561906]: Xác định xung đột chính trong đoạn trích. Qua xung đột đó, Lưu Quang Vũ làm nổi bật bi kịch gì của con người?
- Xung đột chính trong đoạn trích là xung đột giữa linh hồn thanh cao của Hồn Trương Ba và thân xác thô phàm của anh hàng thịt.
- Thông qua xung đột chính, bi kịch của con người được Lưu Quang Vũ làm nổi bật: xung đột giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa sự trong sạch và những ham muốn phàm tục, tẩm thường, giữa phần con và phần người, giữa hoàn cảnh và con người. Đó chính là bi kịch không được là chính mình, bị tha hoá trước hoàn cảnh.
- Thông qua xung đột chính, bi kịch của con người được Lưu Quang Vũ làm nổi bật: xung đột giữa con người bên trong và con người bên ngoài, giữa nội dung và hình thức, giữa sự trong sạch và những ham muốn phàm tục, tẩm thường, giữa phần con và phần người, giữa hoàn cảnh và con người. Đó chính là bi kịch không được là chính mình, bị tha hoá trước hoàn cảnh.
Câu 3 [561907]: Phân tích diễn biến tâm trạng của Trương Ba trong đoạn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt.
- Bối cảnh:
+ Do Nam Tào tắc trách, Trương Ba bị chết oan. Nhờ Đế Thích giúp sức, Hồn Trương Ba được nhập vào xác một anh hàng thịt.
+ Trương Ba được sống lại nhưng lại gặp phải nhiều phiền nhiễu; bản thân Hồn Trương Ba dần bị nhiễm những thói xấu của Xác Hàng Thịt và có nguy cơ bị tha hoá; người thân của Trương Ba đau khổ khi chứng kiến Trương Ba thay đổi.
⟶ Bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Lời độc thoại của Hồn Trương Ba:
+ Lưu Quang Vũ đã bắt đầu cảnh VII bằng lời độc thoại của nhân vật. Điều này giúp nhân vật Hồn Trương Ba có thể bộc lộc cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, chân thực.
+ Lời độc thoại được biểu thị trong hình thức của:
• Câu phủ định: “Không!”, “Không!”, “Tôi không muốn sống như thế này mãi!”, “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi!”.
• Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc: nỗi chán ghét và nỗi sợ (“chán cái chỗ ở không phải của tôi”, “sợ mi”); bộc lộ suy nghĩ: muốn rời bỏ Xác (“muốn rời xa mi tức khắc”, “tách ra khỏi cái xác này”), thể hiện tâm trạng bí bách, bi phẫn, cùng cực của Hồn Trương Ba.
* Màn đối thoại giữa Hồn và Xác




Nhận xét:
- Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa Hồn và Xác. Ban đầu, hai bên đối chọi nhau một cách không khoan nhượng; sau đó, Hồn Trương Ba đã dần đuối lí trước những lí lẽ có phần ti tiện nhưng xác đáng của Xác Hàng Thịt.
- Những lí lẽ của Xác Hàng Thịt tuy thô thiển, ti tiện nhưng ít nhiều hàm chứa hạt nhân đúng đắn. Lưu Quang Vũ đã rất dũng cảm khi dùng lưỡi dao mổ sắc bén để phanh phui, mổ xẻ những ung nhọt trong nhận thức, trong nhân cách của một bộ phận không nhỏ trí thức đương thời.
- Thông qua cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba đã thể hiện mình là một nhân vật bi kịch: Xét về bản chất, Trương Ba vốn là một người hiền lành, chất phác, có tâm hồn “nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn” song thực tế, hiện tại, Trương Ba đang phải sống nhờ, sống gửi, trú ngụ trong thân xác của anh hùng thịt và dần bị nhiễm những thói xấu của anh ta. Hồn Trương Ba đang dần bị tha hoá về nhân cách.
Từ bi kịch của Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới bạn đọc, người xem một thông điệp: Con người không thể có hạnh phúc khi không được là mình toàn vẹn. Được sống là chính mình là hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người.
- Sau cùng, Hồn Trương Ba vẫn phải bần thần nhập vào Xác Hàng Thịt.
+ Do Nam Tào tắc trách, Trương Ba bị chết oan. Nhờ Đế Thích giúp sức, Hồn Trương Ba được nhập vào xác một anh hàng thịt.
+ Trương Ba được sống lại nhưng lại gặp phải nhiều phiền nhiễu; bản thân Hồn Trương Ba dần bị nhiễm những thói xấu của Xác Hàng Thịt và có nguy cơ bị tha hoá; người thân của Trương Ba đau khổ khi chứng kiến Trương Ba thay đổi.
⟶ Bi kịch “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
- Lời độc thoại của Hồn Trương Ba:
+ Lưu Quang Vũ đã bắt đầu cảnh VII bằng lời độc thoại của nhân vật. Điều này giúp nhân vật Hồn Trương Ba có thể bộc lộc cảm xúc, suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, chân thực.
+ Lời độc thoại được biểu thị trong hình thức của:
• Câu phủ định: “Không!”, “Không!”, “Tôi không muốn sống như thế này mãi!”, “Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi!”.
• Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc: nỗi chán ghét và nỗi sợ (“chán cái chỗ ở không phải của tôi”, “sợ mi”); bộc lộ suy nghĩ: muốn rời bỏ Xác (“muốn rời xa mi tức khắc”, “tách ra khỏi cái xác này”), thể hiện tâm trạng bí bách, bi phẫn, cùng cực của Hồn Trương Ba.
* Màn đối thoại giữa Hồn và Xác




Nhận xét:
- Cuộc đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác Hàng Thịt cho thấy mâu thuẫn, xung đột gay gắt giữa Hồn và Xác. Ban đầu, hai bên đối chọi nhau một cách không khoan nhượng; sau đó, Hồn Trương Ba đã dần đuối lí trước những lí lẽ có phần ti tiện nhưng xác đáng của Xác Hàng Thịt.
- Những lí lẽ của Xác Hàng Thịt tuy thô thiển, ti tiện nhưng ít nhiều hàm chứa hạt nhân đúng đắn. Lưu Quang Vũ đã rất dũng cảm khi dùng lưỡi dao mổ sắc bén để phanh phui, mổ xẻ những ung nhọt trong nhận thức, trong nhân cách của một bộ phận không nhỏ trí thức đương thời.
- Thông qua cuộc đối thoại, Hồn Trương Ba đã thể hiện mình là một nhân vật bi kịch: Xét về bản chất, Trương Ba vốn là một người hiền lành, chất phác, có tâm hồn “nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn” song thực tế, hiện tại, Trương Ba đang phải sống nhờ, sống gửi, trú ngụ trong thân xác của anh hùng thịt và dần bị nhiễm những thói xấu của anh ta. Hồn Trương Ba đang dần bị tha hoá về nhân cách.
Từ bi kịch của Hồn Trương Ba, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới bạn đọc, người xem một thông điệp: Con người không thể có hạnh phúc khi không được là mình toàn vẹn. Được sống là chính mình là hạnh phúc lớn nhất của mỗi con người.
- Sau cùng, Hồn Trương Ba vẫn phải bần thần nhập vào Xác Hàng Thịt.
Câu 4 [561908]: Nhận xét về kết thúc của vở kịch. Theo anh/chị, đó có phải là một kết thúc bi kịch không? Vì sao?
- Kết thúc của vở kịch (Đoạn kết): Hồn Trương Ba chết hẳn nhưng linh hồn vẫn quấn quýt bên gia đình, người thân; mọi người trong gia đình (vợ Trương Ba, cháu gái) vui vẻ, an yên trở lại và vẫn thương yêu Hồn Trương Ba.
- Đây không phải là một kết thúc bi kịch dù không có hậu. Bởi lẽ Trương Ba chủ động lựa chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống đau khổ. Chi tiết cái Gái vùi xuống đất những hạt na, để cây cối mọc lên mãi cho thấy niềm tin về một ngày mai tốt đẹp hơn.
- Đây không phải là một kết thúc bi kịch dù không có hậu. Bởi lẽ Trương Ba chủ động lựa chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống đau khổ. Chi tiết cái Gái vùi xuống đất những hạt na, để cây cối mọc lên mãi cho thấy niềm tin về một ngày mai tốt đẹp hơn.
Câu 5 [561909]: Trong đoạn trích, Hồn Trương Ba cho rằng thể xác không có tiếng nói, không có ý nghĩa gì hết, nhưng Xác Hàng Thịt lại cho rằng thể xác có sức mạnh ghê gớm, lầm khi lấn át cả linh hồn. Trình bày ý kiến của anh/chị về các quan điểm đó.
Trong đoạn trích, Hồn Trương Ba cho rằng thể xác không có tiếng nói, không có ý nghĩa gì hết, nhưng Xác Hàng Thịt lại cho rằng thể xác có sức mạnh ghê gớm, lầm khi lấn át cả linh hồn.
HS tự do trình bày ý kiến theo quan điểm của mình, tuy nhiên phải hợp lí, thuyết phục. Chẳng hạn: Thể xác ở đây chính là cái vỏ hình thức bề ngoài. Cái vỏ bề ngoài tuy không có cảm xúc, không có tư tưởng,... nhưng quả thật đôi khi nó chi phối, lấn át linh hồn con người nếu chúng ta quá đề cao vẻ bề ngoài. Và ngược lại.
Điều quan trọng là chúng ta cần biết hài hoà, thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
HS tự do trình bày ý kiến theo quan điểm của mình, tuy nhiên phải hợp lí, thuyết phục. Chẳng hạn: Thể xác ở đây chính là cái vỏ hình thức bề ngoài. Cái vỏ bề ngoài tuy không có cảm xúc, không có tư tưởng,... nhưng quả thật đôi khi nó chi phối, lấn át linh hồn con người nếu chúng ta quá đề cao vẻ bề ngoài. Và ngược lại.
Điều quan trọng là chúng ta cần biết hài hoà, thống nhất giữa linh hồn và thể xác.
Câu 6 [561910]: Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống? Theo anh/chị, thế nào là một cuộc sống thực sự có ý nghĩa?
Văn bản Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ giúp chúng ta nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống: Cuộc sống mỗi người chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người ta được sống là chính mình.
Bài tập viết
Câu 7 [561911]: Nếu là Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch, anh/chị có lựa chọn giống như nhân vật hay không? Vì sao? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề này.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về câu hỏi (Nếu là Hồn Trương Ba trong trích đoạn kịch, anh/chị có lựa chọn giống như nhân vật hay không? Vì sao?) có thể trình bày theo nhiều cách. Chẳng hạn:
- Nếu rơi vào tình cảnh của Hồn Trương Ba, tôi sẵn sàng lựa chọn, quyết định giống như nhân vật (chấp nhận chết hẳn để được là chính mình).
- Bởi lẽ cuộc sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo là cuộc sống giả dối, chỉ mang lại những bi kịch cho chính bản thân mình và những người thân yêu.
- Bởi lẽ cuộc sống bên trong một đằng bên ngoài một nẻo là cuộc sống giả dối, chỉ mang lại những bi kịch cho chính bản thân mình và những người thân yêu.