Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [562021]: Đông Kinh Nghĩa Thục ra đời trong bối cảnh lịch sử nào?
Bối cảnh lịch sử ra đời Đông Kinh Nghĩa Thục:
- Khu vực Đông Á:
+ Khu vực Đông Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đang có những biến động chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự.
+ Thất bại của Mậu Tuất Duy tân ở Trung Hoa năm 1898 dẫn đến sự lưu vong của Khang Hữu Vi (1858 - 1927) và Lương Khải Siêu (1873 - 1929) ở Nhật.
+ Nhật Bản chiến thắng của trong chiến tranh Nhật - Nga (1905), cuộc cách mạng Minh Trị Duy tân (1868 - 1889) đạt được nhưng thành công nhất định.
- Trong nước:
+ Việt Nam bị phân cắt thành ba kì (Bắc, Trung, Nam), nằm trong vòng kiểm soát của những hệ thống chính trị bảo hộ - thuộc địa của Pháp.
+ Dân trí, dân khí và dân sinh nổi lên như những yếu tố cốt tuỷ, then chốt mở lối cho dân tộc tự cường và hiện đại.
+ Mô hình giáo dục Nhật Bản, đặc biệt là Khánh Ứng Nghĩa Thục trở thành nguồn cảm hứng cho việc thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Khu vực Đông Á:
+ Khu vực Đông Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đang có những biến động chính trị, kinh tế, xã hội và quân sự.
+ Thất bại của Mậu Tuất Duy tân ở Trung Hoa năm 1898 dẫn đến sự lưu vong của Khang Hữu Vi (1858 - 1927) và Lương Khải Siêu (1873 - 1929) ở Nhật.
+ Nhật Bản chiến thắng của trong chiến tranh Nhật - Nga (1905), cuộc cách mạng Minh Trị Duy tân (1868 - 1889) đạt được nhưng thành công nhất định.
- Trong nước:
+ Việt Nam bị phân cắt thành ba kì (Bắc, Trung, Nam), nằm trong vòng kiểm soát của những hệ thống chính trị bảo hộ - thuộc địa của Pháp.
+ Dân trí, dân khí và dân sinh nổi lên như những yếu tố cốt tuỷ, then chốt mở lối cho dân tộc tự cường và hiện đại.
+ Mô hình giáo dục Nhật Bản, đặc biệt là Khánh Ứng Nghĩa Thục trở thành nguồn cảm hứng cho việc thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục.
Câu 2 [562022]: Theo tác giả, điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là gì? Tác giả đã sử dụng những dữ liệu nào để làm rõ điều này?
- Điểm nhấn then chốt của Đông Kinh Nghĩa Thục là được vận hành theo hình thức từ dưới lên trên, bắt nguồn từ trong dân chúng, do nhân sĩ đề xướng; theo định hướng độc lập dân tộc; khát vọng yêu nước, mong cầu tiến bộ về trí thức, tư duy và dân chủ để phá bỏ những kìm hãm, trì trệ xã hội thuộc địa và quân chủ Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Các dữ liệu được sử dụng để làm rõ điều này:
+ Sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất đã bị cấm lưu hành trên khắp cõi An Nam sau vài tháng phát hành.
+ Khảo cứu Đời cách mệnh Phan Bội Châu đã bị cấm giới thiệu, lưu hành, bày bán trên toàn cõi An Nam từ tháng 3 năm 1938.
+ Các bài viết của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã rải rác trên báo chí, đến năm 1945 biên soạn thành sách Đông Kinh Nghĩa Thục thì lại bị thất lạc khỏi tay người soạn. Sau đó, hơn chục năm, ông đã hoàn thành một bản thảo khác nhưng vẫn chưa được in chính thức.
- Các dữ liệu được sử dụng để làm rõ điều này:
+ Sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất đã bị cấm lưu hành trên khắp cõi An Nam sau vài tháng phát hành.
+ Khảo cứu Đời cách mệnh Phan Bội Châu đã bị cấm giới thiệu, lưu hành, bày bán trên toàn cõi An Nam từ tháng 3 năm 1938.
+ Các bài viết của cụ Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm đã rải rác trên báo chí, đến năm 1945 biên soạn thành sách Đông Kinh Nghĩa Thục thì lại bị thất lạc khỏi tay người soạn. Sau đó, hơn chục năm, ông đã hoàn thành một bản thảo khác nhưng vẫn chưa được in chính thức.
Câu 3 [562023]: Giáo dục khai phóng có những đặc điểm gì? Vì sao tác giả lại cho rằng Đông Kinh Nghĩa Thục là một mô hình giáo dục khai phóng?
- Đặc điểm của giáo dục khai phóng: “cung cấp một nền tảng tri thức rộng mở để tư duy phản biện, lập luận, phân tích và biểu đạt một cách rõ ràng. Những nền tảng tri thức này sẽ chuẩn bị cho người học năng lực xử lí những vấn đề phức tạp nhất của thế giới và ứng phó với những thay đổi không thể lường trước của tương lai”.
- Đông Kinh Nghĩa Thục là một mô hình giáo dục khai phóng vì: Cung cấp một nền tảng tri thức rộng mở, giúp người học phát triển tư duy phản biện, kĩ năng lập luận, phân tích và biểu đạt các ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng. Những nền tảng tri thức và kĩ năng này sẽ chuẩn bị cho người học năng lực xử lí các vấn đề phức tạp của thế giới và ứng phó với những thay đổi không thể lường trước. Như vậy, với sáu đặc điểm giáo dục khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục, người học có thể đạt được mục đích của giáo dục khai phóng nêu trên. Đồng thời, Đông Kinh Nghĩa Thục được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, với mục đích sẽ sẵn sàng mở rộng ra ba kì. Vì thế, tác giả cho rằng đây là một mô hình khai phóng.
- Đông Kinh Nghĩa Thục là một mô hình giáo dục khai phóng vì: Cung cấp một nền tảng tri thức rộng mở, giúp người học phát triển tư duy phản biện, kĩ năng lập luận, phân tích và biểu đạt các ý tưởng, thông tin một cách rõ ràng. Những nền tảng tri thức và kĩ năng này sẽ chuẩn bị cho người học năng lực xử lí các vấn đề phức tạp của thế giới và ứng phó với những thay đổi không thể lường trước. Như vậy, với sáu đặc điểm giáo dục khai phóng của Đông Kinh Nghĩa Thục, người học có thể đạt được mục đích của giáo dục khai phóng nêu trên. Đồng thời, Đông Kinh Nghĩa Thục được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định, với mục đích sẽ sẵn sàng mở rộng ra ba kì. Vì thế, tác giả cho rằng đây là một mô hình khai phóng.
Câu 4 [562024]: Các thông tin trong văn bản được chọn lọc, sắp xếp theo trình tự nào? Cách sắp xếp đó có thuyết phục không? Vì sao?
- Các thông tin trong văn bản được chọn lọc, sắp xếp theo trình tự: Bối cảnh lịch sử, Điểm nhấn then chốt trong lịch sử giáo dục Việt Nam, Giáo dục khai phóng ở Đông Kinh Nghĩa Thục và sa-pô.
- Cách sắp xếp hoàn toàn thuyết phục vì thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề.
- Cách sắp xếp hoàn toàn thuyết phục vì thể hiện được tầm quan trọng của vấn đề.
Câu 5 [562025]: Phân tích tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản.
- Hình ảnh 1: Về căn nhà số 4, nhà riêng của cụ Lương Văn Can, đã từng là cơ sở dạy học của Đông Kinh Nghĩa Thục giúp chúng ta hình dung trực quan về xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX (trường Đông Kinh Nghĩa Thục, cấu trúc nhà cửa, trang phục của người dân, phương tiện đi lại,...). Đồng thời, bức ảnh cũng góp phần khẳng định vai trò quan trọng của cụ Lương Văn Can với Đông Kinh Nghĩa Thục. Hình ảnh này gắn kết chặt chẽ với nội dung trình bày về Đông Kinh Nghĩa Thục.
- Hình ảnh 2 và 3: Về cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất và quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục, Đời cách mệnh Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất giúp chúng ta hiểu về hình thức xuất bản của một cuốn sách đương thời, tiếp cận với chân dung của Giám học Nguyễn Quyền, các nội dung cấm xuất bản với hai cuốn sách. Hình ảnh này cũng gắn kết chặt chẽ với nội dung được trình bày ở văn bản.
=> Nếu không có hai hình ảnh này, giá trị của văn bản sẽ giảm xuống vì nó thiếu đi tính trực quan, cách thức cung cấp thông tin lịch sử.
- Hình ảnh 2 và 3: Về cuốn sách Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất và quyết định cấm hai tác phẩm Đông Kinh Nghĩa Thục, Đời cách mệnh Phan Bội Châu của Đào Trinh Nhất giúp chúng ta hiểu về hình thức xuất bản của một cuốn sách đương thời, tiếp cận với chân dung của Giám học Nguyễn Quyền, các nội dung cấm xuất bản với hai cuốn sách. Hình ảnh này cũng gắn kết chặt chẽ với nội dung được trình bày ở văn bản.
=> Nếu không có hai hình ảnh này, giá trị của văn bản sẽ giảm xuống vì nó thiếu đi tính trực quan, cách thức cung cấp thông tin lịch sử.
Câu 6 [562026]: Tác giả nhận xét, đánh giá thế nào về Đông Kinh Nghĩa Thục? Có gì thiên kiến trong cách nhận xét, đánh giá đó không? Hãy lí giải về điều này.
- Tác giả cho rằng Đông Kinh Nghĩa Thục có ảnh hưởng sâu rộng đến truyền thống giáo dục của Việt Nam nói riêng và với sự phát triển theo định hướng mới của xã hội Việt Nam nói chung. Tuy thời gian tồn tại ngắn ngủi (chỉ gần mười tháng) và còn rất sơ khai nhưng cái dũng khí dám từ bỏ lối học từ chương khoa cử, giáo điều cả nghìn năm áp đặt, kìm hãm tâm trí người dân, cần được ghi nhận như một mốc lịch sử giáo dục quan trọng. Đông Kinh Nghĩa Thục đã tiếp nối và phát huy tinh thần khai phóng của giáo dục Việt Nam trong điều kiện là nước thuộc địa và trong bối cảnh biến động phức tạp của thế giới đầu thế kỉ XX.
- Những nhận định này không có thiên kiến trong cách nhận xét, đánh giá vì tác giả dựa trên những dữ liệu khách quan, dữ liệu thứ cấp được cung cấp với nguồn trích dẫn cụ thể, cả kênh hình và kênh chữ, kết hợp với các thao tác chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh để làm rõ cho ý kiến nhận định của mình.
- Những nhận định này không có thiên kiến trong cách nhận xét, đánh giá vì tác giả dựa trên những dữ liệu khách quan, dữ liệu thứ cấp được cung cấp với nguồn trích dẫn cụ thể, cả kênh hình và kênh chữ, kết hợp với các thao tác chứng minh, phân tích, bình luận, so sánh để làm rõ cho ý kiến nhận định của mình.
Câu 7 [562027]: Từ những thông tin được cung cấp trong văn bản, anh/chị suy nghĩ như thế nào về giá trị của giáo dục nói chung và giáo dục khai phóng nói riêng?
HS tự do trình bày suy nghĩ về giá trị của giáo dục nói chung và giáo dục khai phóng nói riêng. Chẳng hạn:
- Giá trị của giáo dục và giáo dục khai phóng được thể hiện rõ nét ở việc cung cấp tri thức nền cho người học, mài giũa ở người học tư duy sắc bén, chuẩn bị cho người học năng lực ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống.
- Những giá trị ấy là hằng số của giáo dục nói riêng và giáo dục khai phóng nói chung.
- Giá trị của giáo dục và giáo dục khai phóng được thể hiện rõ nét ở việc cung cấp tri thức nền cho người học, mài giũa ở người học tư duy sắc bén, chuẩn bị cho người học năng lực ứng phó với những thay đổi trong cuộc sống.
- Những giá trị ấy là hằng số của giáo dục nói riêng và giáo dục khai phóng nói chung.
Bài tập viết
Câu 8 [562028]: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về một dữ liệu gây ấn tượng mạnh mẽ với anh/chị trong văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đồng Kinh Nghĩa Thục.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về một dữ liệu gây ấn tượng mạnh mẽ trong văn bản Giáo dục khai phóng ở Việt Nam nhìn từ Đông Kinh Nghĩa Thục có thể được triển khai theo hướng:
- Dữ liệu gây ấn tượng mạnh mẽ trong văn bản: Nhà trường dạy miễn phí, cấp cả sách vở, giấy bút, “muốn cho ai cũng có thể tới và học được”.
- Lí do: Với tôn chỉ này, giáo dục sẽ được phổ cập tới mọi người, ai cũng có cơ hội học tập để nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Đánh giá: Đây là một tôn chỉ hết sức nhân văn, có ý nghĩa khích lệ tinh thần hiếu học ở mọi người, không phân biệt giai cấp, giới tính,...
- Dữ liệu gây ấn tượng mạnh mẽ trong văn bản: Nhà trường dạy miễn phí, cấp cả sách vở, giấy bút, “muốn cho ai cũng có thể tới và học được”.
- Lí do: Với tôn chỉ này, giáo dục sẽ được phổ cập tới mọi người, ai cũng có cơ hội học tập để nâng cao hiểu biết của bản thân.
- Đánh giá: Đây là một tôn chỉ hết sức nhân văn, có ý nghĩa khích lệ tinh thần hiếu học ở mọi người, không phân biệt giai cấp, giới tính,...