Câu hỏi hướng dẫn đọc
Câu 1 [562053]: Tiến trình lịch sử nhân loại đã được tác giả tóm lược như thế nào? Trong tiến trình lịch sử đó, theo tác giả, muối đóng vai trò gì?
- Căn cứ vào thời gian và tầm quan trọng của muối đối với đời sống của con người, tiến trình lịch sử nhân loại đã được tác giả tóm lược thành hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Trước khi muối trở thành một nhu cầu thiết yếu với đời sống nhân loại, con người tiến từng bước phát triển chậm chạp. Trong quá trình này, họ đã thuần hoá động vật hoang dã, nuôi động vật trong nhà, trồng cây để sinh sống.
+ Giai đoạn 2: Sau khi muối trở thành một nhu cầu thiết yếu với đời sống nhân loại, các hoạt động liên quan đến tìm kiếm, sản xuất, buôn bán muối đã thúc đẩy công nghiệp, giao thông, thương mại, hoá học phát triển. Từ đó, đã tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội,...
- Từ cách tóm lược lịch sử như trên, tác giả đã khẳng định vài trò quan trọng của muối. Quá trình tìm kiếm, khai thác sử dụng muối đã thúc đẩy sự phát triển của nhân loại.
+ Giai đoạn 1: Trước khi muối trở thành một nhu cầu thiết yếu với đời sống nhân loại, con người tiến từng bước phát triển chậm chạp. Trong quá trình này, họ đã thuần hoá động vật hoang dã, nuôi động vật trong nhà, trồng cây để sinh sống.
+ Giai đoạn 2: Sau khi muối trở thành một nhu cầu thiết yếu với đời sống nhân loại, các hoạt động liên quan đến tìm kiếm, sản xuất, buôn bán muối đã thúc đẩy công nghiệp, giao thông, thương mại, hoá học phát triển. Từ đó, đã tạo nên những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội,...
- Từ cách tóm lược lịch sử như trên, tác giả đã khẳng định vài trò quan trọng của muối. Quá trình tìm kiếm, khai thác sử dụng muối đã thúc đẩy sự phát triển của nhân loại.
Câu 2 [562054]: Dữ liệu được tác giả sử dụng là dữ liệu sơ cấp hay thứ cấp? Anh/Chị cảm nhận như thế nào về mức độ chính xác, đáng tin cậy của dữ liệu?
Tác giả sử dụng đồng thời cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Tuy nhiên, với các dữ liệu thứ cấp, tác giả không ghi rõ hoặc không trích đầy đủ nguồn dẫn khiến cho văn bản bị giảm đi độ tin cậy và tính thuyết phục. Vì thế, để văn bản có giá trị hơn, tác giả cần bổ sung các nguồn trích dẫn rõ ràng, đáng tin cậy. Chẳng hạn: Tuy nhiên, vào năm 1970, một đoàn thám hiểm của Đại học Ha-oai đã đến Bơ-ma, nay là Mi-an-ma, báo cáo rằng đã tìm thấy những dấu tích để lại của rau trồng, bao gồm đậu, củ mã thầy và dưa chuột, có niên đại từ năm 9 750 trước Công nguyên tại một nơi được gọi là “Hang Thần”.; Các nhà lãnh đạo Anh của thế kỉ XVII quan ngại về sự phụ thuộc đáng lo ngại của quốc gia vào muối biển Pháp có vẻ nực cười hơn các vị lãnh đạo ngày nay lo lắng về sự phụ thuộc vào dầu từ nước ngoài.
Câu 3 [562055]: Phân tích và đánh giá cách trình bày dữ liệu của tác giả trong văn bản.
Tác giả trình bày dữ liệu theo trình tự thời gian, được tổ chức dưới hình thức một câu chuyện. Mở đầu miêu tả bối cảnh (Khoảng năm 11 000 trước Công nguyên, sau khi Kỉ Băng Hà kết thúc, những tảng băng khổng lồ bao phủ phần lớn thế giới, bao gồm cả Niu Oóc và Pa-ri ngày nay); sau đó xuất hiện các nhân vật (sói A-xi-a-tích, con người, chó, cừu, dê hoang dã,...); tiếp đến là các sự kiện xảy ra (cừu được thuần hoá ở I-rắc, phụ nữ vùng Cận Đông bắt đầu gieo trồng hạt giống ngũ cốc hoang trên những cánh đồng đã được khai khẩn,...). Các sự kiện lịch sử được liệt kê theo thời gian (khoảng năm 8 900 trước Công nguyên, khoảng năm 8 000 trước Công nguyên, khoảng năm 7 000 trước Công nguyên, khoảng năm 6 000 trước Công nguyên,...). Cách sắp xếp này đã tạo nên sự mới mẻ cho văn bản thông tin này, khiến người đọc có cảm giác như đang theo dõi một câu chuyện chứ không phải là thông tin đơn thuần, điều đó tạo nên tính hấp dẫn của văn bản.
Câu 4 [562056]: Góc nhìn và quan điểm của tác giả về lịch sử có gì độc đáo?
Tác giả đã nhìn lịch sử nhân loại dựa trên lăng kính quy chiếu là lịch sử của muối. Từ đó, tác giả triển khai các sự kiện lịch sử xung quanh sự phát triển của yếu tố này.
Câu 5 [562057]: Theo anh/chị, tác giả muốn gửi thông điệp gì qua văn bản?
Thông điệp được chuyển tải từ văn bản:
- Giá trị của một đối tượng có thể bị thay đổi theo thời gian. Có những giá trị vật chất có thể sẽ không trường tồn cùng lịch sử.
- Những vật chất nhỏ bé như hạt muối cũng có thể làm biến thiên lịch sử.
- Giá trị của một đối tượng có thể bị thay đổi theo thời gian. Có những giá trị vật chất có thể sẽ không trường tồn cùng lịch sử.
- Những vật chất nhỏ bé như hạt muối cũng có thể làm biến thiên lịch sử.
Câu 6 [562058]: Nếu cần một nhan đề khác cho văn bản, anh/chị sẽ đặt nhan đề gì?
Có thể căn cứ vào nội dung văn bản để đặt tên khác như: Thăng trầm phận muối.
Bài tập viết
Câu 7 [562059]: Thời nay, nhân loại không còn xung đột với nhau vì tranh giành muối, nhưng vẫn còn rất nhiều cuộc chiến tranh và xung đột xảy ra nhằm tranh giành kim cương, dầu mỏ, đất hiếm, nguồn nước,... Anh/Chị nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.
Thời nay, nhân loại không còn xung đột với nhau vì tranh giành muối, nhưng vẫn còn rất nhiều cuộc chiến tranh và xung đột xảy ra nhằm tranh giành kim cương, dầu mỏ, đất hiếm, nguồn nước,...
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thực trạng trên có thể được triển khai theo hướng:
- Trong xã hội hiện đại, kim cương, dầu mỏ, đất hiếm, nguồn nước,... là những tài nguyên quý giá, hoặc có giá trị kinh tế cao hoặc là yếu tố thiết yếu của sự sống. Nhiều cuộc chiến tranh, xung đột đã xảy ra nhằm tranh giành những tài nguyên đó không vì giá trị của chúng mà còn vì chúng hữu hạn, mỗi lúc một vơi cạn và có nguy cơ bị xâm phạm, ô nhiễm.
- Song, bất luận vì lí do gì, những cuộc tranh giành đó đều rất đáng lên án vì đã đẩy con người vào thảm cảnh giết chóc, tàn sát, vô nhân tính.
Đoạn văn trình bày suy nghĩ về thực trạng trên có thể được triển khai theo hướng:
- Trong xã hội hiện đại, kim cương, dầu mỏ, đất hiếm, nguồn nước,... là những tài nguyên quý giá, hoặc có giá trị kinh tế cao hoặc là yếu tố thiết yếu của sự sống. Nhiều cuộc chiến tranh, xung đột đã xảy ra nhằm tranh giành những tài nguyên đó không vì giá trị của chúng mà còn vì chúng hữu hạn, mỗi lúc một vơi cạn và có nguy cơ bị xâm phạm, ô nhiễm.
- Song, bất luận vì lí do gì, những cuộc tranh giành đó đều rất đáng lên án vì đã đẩy con người vào thảm cảnh giết chóc, tàn sát, vô nhân tính.