Đáp án Đề thi online Bài 4: Bài tập về mối quan hệ: Gene, mRNA, protein
Câu 1 [390981]: Triplet 3‘ATG5' mã hóa amino acid tyrosine, tRNA vận chuyển amino acid này có anticodon là
A, 5’AUG3’.
B, 5’AUC3’.
C, 3’UAC5’.
D, 3’AUG5’.
Đáp án: D
Câu 2 [390982]: Enzyme nào sau đây tham gia vào quá trình tổng hợp RNA?
A, Restrictase.
B, Lygase.
C, DNA polymerase.
D, RNA polymerase
Enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp RNA là RNA polymerase Đáp án: D
Câu 3 [390983]: Trên mạch mang mã gốc của gene có một bộ ba 3'AGC5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử mRNA được phiên mã từ gene này là
A, 5'CGU3'.
B, 5'UCG3'.
C, 5'GCU3'.
D, 5'GCT3'.
Đáp án: B
Câu 4 [390984]: RNA được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A, Từ mạch có chiều 5’ → 3’.
B, Từ cả hai mạch đơn.
C, Từ mạch mang mã gốc.
D, Khi thì từ mạch 1, khi thì từ mạch 2.
RNA được tổng hợp từ mạch mang mã gốc Đáp án: C
Câu 5 [390985]: Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?
A, DNA.
B, tRNA.
C, mRNA.
D, rRNA.
Phân tử trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã là mRNA Đáp án: C
Câu 6 [390986]: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A, Tổng hợp chuỗi polypeptide.
B, Tổng hợp phân tử RNA.
C, Nhân đôi DNA.
D, Nhân đôi nhiễm sắc thể.
Ở sinh vật nhân thực, quá trình chỉ diễn ra ở tế bào chất là tổng hợp chuỗi polypeptide. Đáp án: A
Câu 7 [390987]: Ở sinh vật nhân thực, codon 5’AUG 3’ mã hóa loại amino acid nào sau đây?
A, Valine.
B, methionine.
C, Glycine.
D, Lysine.
Đáp án: B
Câu 8 [390988]: Ở sinh vật nhân thực, cođon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A, 5'AUA3'.
B, 5'AUG3'.
C, 5'AAG3'.
D, 5'UAA3'
Đáp án: D
Câu 9 [390989]: Mạch khuôn của gene có đoạn 3’ TATGGGCATGTA 5’ thì mRNA được phiên mã từ mạch khuôn này có trình tự nucleotide là
A, 3’AUACCCGUACAU5’
B, 5’AUACCCGUACAU3’
C, 3’ATACCCGTACAT5’
D, 5’ATACCCGTACAT3’
Đáp án: B
Câu 10 [390990]: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A, DNA.
B, mRNA.
C, tRNA.
D, Ribosome.
Thành phần không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã là DNA Đáp án: A
Câu 11 [390991]: Trên tRNA thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ
A, xúc tác hình thành liên kết giữa amino acid với tRNA
B, xúc tác vận chuyển amino acid đến nơi tổng hợp protein
C, xúc tác hình thành liên kết peptide
D, nhận biết codon đặc hiệu trên mRNA trong quá trình tổng hợp protein.
Trên tRNA thì bộ ba đối mã (anticodon) có nhiệm vụ nhận biết codon đặc hiệu trên mRNA trong quá trình tổng hợp protein. Đáp án: D
Câu 12 [390992]: Cho biết các cô đon mã hóa các amino aicd tương ứng như sau: 5’GGC3’ – Gly; 5’CCG3’ – Pro; 5’GCC3’ – Ala; 5’CGG3’ – Arg; 5’UCG3’ – Ser; 5’AGC3’ – Ser. Một đoạn mạch gốc của một gene ở vi khuẩn có trình tự các nucleotide là 5’GGC CGA CGG GCC3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide có 4 amino acid thì trình tự của 4 amino acid đó là
A, Ala – Gly – Ser – Pro.
B, Pro – Gly – Ser – Arg.
C, Pro – Gly – Ala – Ser.
D, Gly – Pro – Ser – Ala.
Muốn xác định trình tự của các amino acid trên chuỗi polypeptide thì phải dựa vào trình tự các bộ ba trên mRNA. Muốn xác định trình tự các bộ ba trên mRNA thì phải dựa vào trình tự nuclêôtit trên mạch gốc của gen. Mạch gốc của gene được đọc theo chiều từ 3’ đến 5’.
- Bài ra cho biết mạch gốc của gen là 5’GGC-CGA-CGG-GCC3’ thì chúng ta viết đảo lại mạch gốc thành: 3’CCG-GGC-AGC-CGG5’.
- Mạch mRNA tương ứng là: 5’GGC-CCG-UCG-GCC3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mRNA quy định 1 aa trên chuỗi polypeptide.
Trình tự các bộ ba trên mRNA là 5’GGC CCG UCG GCC3
Trình tự các aa tương ứng là Gly – Pro – Ser – Ala. Đáp án: D
Câu 13 [390993]: Một gene ở sinh vật nhân sơ có tỉ lệ các nucleotide trên mạch 1 là: A:T:G:C = 3:2:1:4. Phân tử mRNA được phiên mã từ gene này có C-A = 150 và U = 2G. Theo lí thuyết, số nucleotide loại A của mRNA này là bao nhiêu?
A, 450.
B, 300.
C, 900.
D, 600.
Mạch 1 của gene có tỉ lệ A1 : T1 : G1 : C1 = 3:2:1:4 thì suy ra mạch 2 của gene có tỉ lệ T2 : A2 : C2 : G2 = 3:2:1:4.
Vì trên phân tử mRNA này có U = 2G cho nên suy ra trên mạch gốc của gene có A = 2C. Như vậy, suy ra mạch 2 của gene là mạch gốc.
Ta lại có trên phân tử mRNA có C – A = 150 cho nên suy ra Ggốc – Tgốc = G2 – T2 = 150.
Vì T2 : A2 : C2 : G2 = 3:2:1:4 nên ta có: = = = = = = 150.
→ Số nucleotide loại A của RNA = số nucleotide loại T của mạch gốc = 3 × 150 = 450. Đáp án: A
Câu 14 [390994]: Giả sử có 3 loại nucleotide A, U, G thì phân tử mRNA có tối đa bao nhiêu loại mã di truyền mã hóa amino acid?
A, 8.
B, 27.
C, 24.
D, 64.
- Có 3 loại nucleotide thì sẽ có số loại bộ ba = 33 = 27 loại.
- Trong tự nhiên, có 3 bộ ba kết thúc, đó là UAA, UAG, UGA. Vì vậy với 27 loại bộ ba này thì có 3 bộ ba kết thúc, cho nên số loại bộ ba mã hóa = 27 – 3 = 24. Đáp án: C
Câu 15 [390995]: Một phân tử mRNA có 1800 nucleotide, trong đó tỷ lệ A:U:G:C = 1:3:2:4. Số nucleotide loại A của mRNA này là
A, 720.
B, 540.
C, 360.
D, 180.
Theo bài ra ta có = = = = = 1800/10 = 180 nucleotide. → A = 1 × 180 = 180 nucleotide. Đáp án: D
Câu 16 [390996]: Một phân tử mRNA có 1200 nucleotide nhưng tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc thì có tổng số 303 nucleotide. Phân tử mRNA này dịch mã có 6 ribosome trượt qua 1 lần đã cần môi trường cung cấp bao nhiêu amino acid.
A, 2394.
B, 606.
C, 600.
D, 1818.
Từ mã mở đầu đến mã kết thúc có 303 nucleotide nên số bộ ba là 303/3 = 101 (bộ ba).
Khi dịch mã, mỗi bộ ba trên mRNA quy định tổng hợp 1 aa (trừ bộ ba kết thúc). Do đó để tổng hợp 1 chuỗi polypeptide cần số aa là 101 - 1 = 100 aa.
- Cứ mỗi ribosome trượt qua 1 lần trên mRNA thì sẽ tổng hợp được 1 chuỗi polypeptide cho nên số aa mà môi trường phải cung cấp cho quá trình dịch mã nói trên là 6 × 100 = 600 (aa). Đáp án: C
Câu 17 [390997]: Một phân tử mRNA có 1200 nucleotide nhưng tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc thì có tổng số 606 nucleotide. Phân tử mRNA này dịch mã tạo ra chuỗi polypeptide. Số amino acid của mỗi chuỗi polypeptide là
A, 100
B, 201
C, 600
D, 606
Từ mã mở đầu đến mã kết thúc có 606 nucleotide nên số bộ ba là 606/3 = 202 (bộ ba).
Khi dịch mã, mỗi bộ ba trên mRNA quy định tổng hợp 1 aa (trừ bộ ba kết thúc). Do đó số amino acid của mỗi chuỗi polypeptide là 202 - 1 = 201 aa. Đáp án: B
Câu 18 [390998]: Hình dưới đây mô tả sơ đồ 3 gen A, B, C cùng nằm trên một phân tử DNA ở một loài vi khuẩn. Mũi tên ở mỗi gen chỉ vị trí bắt đầu phiên mã và hướng phiên mã của gene đó.
Screenshot_23.png
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A, Gene B sử dụng mạch 2 làm khuôn để tổng hợp mRNA.
B, Gene A và gene C đều sử dụng mạch 1 làm khuôn để tổng hợp mRNA.
C, Khi DNA này nhân đôi thì gene A sẽ nhân đôi trước gene C.
D, Nếu gene B không nhân đôi thì gene A cũng không nhân đôi.
A và B sai. Vì quá trình phiên mã, sử dụng mạch 3’-5’ của gene làm mạch khuôn. Do đó, nhìn vào chiều mũi tên thì chúng ta thấy gene A và gene C sử dụng mạch 2 làm mạch khuôn; Gene B sử dụng mạch 1 làm mạch khuôn.
C sai. Vì gene C nằm gần điểm khởi đầu nhân đôi, cho nên gene C được nhân đôi trước tiên.
Quá trình nhân đôi bắt đầu từ điểm khởi đầu nhân đôi và đi về 2 hướng cùng lúc.
Gene C gần điểm khởi đầu nhân đôi nhất nên được nhân đôi trước tiên.
D đúng. Vì các gene này nằm trên 1 phân tử DNA. Cho nên, số lần nhân đôi là bằng nhau. Đáp án: D
Câu 19 [390999]: Khi nói về quá trình tổng hợp RNA ở sinh vật nhân thực, mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. RNA được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu là mạch gốc của genevà diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
b. Đúng. Quá trình tổng hợp RNA không cần tổng hợp đoạn mồi như quá trình tổng hợp DNA.
c. Đúng. Ở sinh vật nhân thực, để hoàn thiện về chức năng thì sau khi được tổng hợp, RNA được cắt bỏ các đoạn intron và nối các đoạn exon lại với nhau.
d. Đúng. Sau khi hoàn tất quá trình, phân tử RNA rời khỏi gene ra tế bào chất để làm khuôn tổng hợp protein.
Câu 20 [391000]: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, theo lí thuyết, các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a đúng. Làm khuôn cho quá trình dịch mã là mRNA.
b đúng. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bổ sung được thể hiện giữa bộ ba đối mã của tRNA với bộ ba mã hoá trên mRNA.
c đúng. Các ribosome trượt theo từng bộ ba ở trên mRNA theo chiều từ 5' đến 3' từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp bộ ba kết thúc.
d đúng. Biết được trình tự các nuclêôtit của gen cũng không biết được trình tự các axit amin ở trên chuỗi pôlipeptit vì gen có 2 mạch, không xác định được mạch nào là mạch gốc của gen thì không thể suy ra được aa tương ứng.
Câu 21 [391001]: Cho biết các codon mã hóa các amino acid tương ứng như sau: 5’GGG3’ – Gly; 5’CCC3’ – Pro; 5’GCU3’ – Ala; 5’CGA3’ – Arg; 5’UCG3’ – Ser; 5’AGC3’ – Ser; 5’UAC3’ – Tyr. Một đoạn mạch gốc của một gene ở vi khuẩn mang thông tin mã hóa cho đoạn polypeptide có 5 amino acid có trình tự các nucleotide là 3’CCC-AGC-ATG-CGA-GGG5’. Những phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?
Phát biểu a, b, d đúng.
a đúng. Vì:
- Bài ra cho biết mạch gốc của gene là 3’CCC-AGC-ATG-CGA-GGG5’
- Mạch mRNA tương ứng là: 5’GGG-UCG-UAC-GCU-CCC3’.
- Trong quá trình dịch mã, mỗi bộ ba trên mRNA quy định 1 aa trên chuỗi polypeptide
Trình tự các bộ ba trên mRNA là 5’GGG-UCG-UAC-GCU-CCC3’
Trình tự các aa tương ứng là Gly – Ser – Tyr- Ala - Pro.
b đúng. Vì: Cặp G-X ở vị trí thứ 9 bị thay thế bằng cặp T-A thì:
- Mạch gốc của gene là 3’CCC-AGC-ATT-CGA-GGG5’
- Mạch mRNA là: 5’GGG-UCG-UAA-GCU-CCC3’.
Trình tự các aa là: Gly – Ser – Kết thúc.
c sai. Vì đoạn gene xét đến chỉ quy định tổng hợp đoạn polypeptide có 5 amino acid, nếu thêm cặp nuclêôtide và sau vị trí cặp nuclêôtide thứ 15 thì 5 bộ ba phía trước không thay đổi thành phần nên đoạn polypeptide không có gì thay đổi.
d đúng. Vì nếu đột biến mất cặp nuclêôtide đầu tiên thì sẽ làm thay đổi toàn bộ cá bộ ba từ điểm xảy ra đột biến cho đến cuối gene nên sẽ làm thay đổi toàn bộ thành phần và trình tự các amino acid trong đoạn polypeptide gene gen quy định tổng hợp.
Câu 22 [391002]: Cho các thông tin sau:
- Các bộ ba trên mRNA mã hóa các amino acid tương ứng sau: 5’UUG3’ – Leu, 5’AUC3’ – Ile, 5’ACC3’ – Thr, 5’AAU3’ – Asn, 5’AUG3’ – Met (amino acid mở đầu), 5’GUA3’ – Val, 5’UGC3’ – Cys, 5’UAG 3’ – Kết thúc, 5’GGC3’ – Gly.
- Một phân tử mRNA ngắn của vi khuẩn có trình tự các nucleotide như sau:
5’AUG AUC UUG ACC AUC AAU UGC GGC UGC UGA3’.
Hãy cho biết mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a. Sai. Trình tự các nucleotide trên vùng mã hóa của đoạn gene đã làm khuôn tổng hợp nên mRNA trên.
mRNA: 5’AUG AUC UUG ACC AUC AAU UGC GGC UGC UGA3’
Mạch mã gốc: 3’TAC TAG AAC TGG TAG TTA ACG CCG ACG ACT5’
Mạch bổ sung: 5’ATG ATC TTG ACC ATC AAT TGC GGC TGC TGA3’
b. Đúng. Số lượng amino acid trên chuỗi polypeptide: 10 - 2 = 8.
c. Đúng. Trình tự các amino acid: Ile - Leu - Thr - Ile - Asn - Cys - Gly - Cys.
d. Đúng. Đoạn gene qui định tổng hợp nên mRNA trên có 2×16 + 3×14 = 74 liên kết hydrogene.
Câu 23 [391003]: Biết rằng amino acid loại Leu do 4 loại bộ ba CUU, CUC, CUA, CUG cùng mã hóa nên. Vậy để tổng hợp nên một đoạn polypeptide toàn amino acid loại Leu thì trên đoạn mRNA tương ứng có ít nhất bao nhiêu loại nucleotide?
Cần ít nhất 2 loại nucleotide U và C để xây dựng nên 1 trong 2 loại bộ ba CUU và CUC.
Câu 24 [391004]: Giả sử một gene ở sinh vật nhân thực có 5 đoạn interon, gene này có bao nhiêu đoạn exon?
- Số đoạn exon mà gene có: 5 + 1 = 6.
Câu 25 [391005]: Trong một ống nghiệm, có 4 loại nucleotide với tỉ lệ lần lượt là A : U : G : X = 1:2:1:2. Từ 4 loại nucleotide này người ta đã tổng hợp nên một phân tử mRNA nhân tạo. Nếu phân tử mRNA này có 3600 bộ ba thì theo lý thuyết sẽ có bao nhiêu bộ ba chứa U, X, A?
Số bộ ba có chứa U, X, A = U x X x A x số cách sắp xếp = 2/6 x 2/6 x 1/6 x 3! = 1/9
Phân tử mRNA có 3600 bộ ba => số bộ ba chứa U, X, A = 1/9 x 3600 = 400
Câu 26 [391006]: Một phân tử mRNA có tổng cộng 600 nucleotide loại A và U, tỷ lệ A:U:G:C = 4:2:1:3. Chiều dài của phân tử mRNA này là bao nhiêu?
Theo bài ra ta có A/4 = U/2 = G/1 = X/3 = (A+U)/6 = 600/6 = 100 = (A+U+G+C)/10
→ Tổng số nucleotide = 1000. → Chiều dài = 1000 × 3,4 = 3400 Å = 0,34 µm
Câu 27 [391007]: Một phân tử mARN gồm 62 bộ ba có trình tự nucleotide như sau:
5'AUG-UUU-CCC-GGG......UAA.......UAG3'
Thứ tự bộ ba 1 2 3 4 31 62
Biết rằng ngoài bộ ba UAA ở vị trí số 31 và bộ ba UAG ở vị trí số 62 thì trên phân tử mRNA trên không xuất hiện thêm bộ ba kết thúc nào khác. Phân tử mRNA này tiến hành dịch mã có 5 ribốme trượt qua 1 lần. Quá trình dịch mã này cần môi trường cung cấp bao nhiêu amino acid?
Trong quá trình dịch mã, ribốme gặp bộ ba kết thúc thì quá trình dịch mã được dừng lại, ribosome tách ra khỏi phân tử mRNA. Mã kết thúc chỉ quy định tín hiệu kết thúc dịch mã mà không quy định định tổng hợp amino acid.
- Trên phân tử mRNA nói trên bộ ba UAA ở vị trí thứ 31 nên trước đó có 30 bộ ba. Do vậy chuỗi polypeptide sẽ có tổng số 30 aa (gồm 1 aa mở đầu và 29 aa).
- Có 5 ribosome thực hiện dịch mã sẽ tổng hợp được 5 chuỗi polypeptide nên số aa mà môi trường cung cấp là 5 × 30 = 150 aa.
Câu 28 [391008]: Phân tử mRNA ở tế bào nhân sơ được phiên mã từ một gene có 3000 nucleotid sau đó tham gia vào quá trình dịch mã. Quá trình tổng hợp protein có 5 ribosome cùng trượt trên mRNA đó. Số amino acid môi trường cần cung cấp để hoàn tất quá trình dịch mã trên là bao nhiêu?
Số amino acid môi trường cần cung cấp để hoàn tất quá trình dịch mã trên là (N/2x3 – 1) x 5 = 2495.