Đáp án Đề thi online Bài 12: Bài tập về NST và phân bào
Câu 1 [393700]: Cấu trúc hiển vi của NST được mô tả ở kỳ nào của phân chia tế bào?
A, Kỳ đầu.
B, Kỳ giữa.
C, Kỳ sau.
D, Kỳ cuối.
Đáp án: B
Câu 2 [393701]: Tâm động là
A, điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào.
B, nơi chia NST thành 2 cánh.
C, nơi có kích thước nhỏ nhất của NST.
D, điểm dính NST với protein histone.
Tâm động là điểm dính NST với sợi tơ trong thoi phân bào. Đáp án: A
Câu 3 [393702]: Một loài động vật có số nhiễm sắc thể lưỡng bội là 64 và có phân biệt giới tính. Số lượng nhiễm sắc thể của tế bào tinh trùng của động vật đực?
A, 16.
B, 32.
C, 64.
D, 8.
Đáp án: B
Câu 4 [393703]: Tại kì giữa của quá trình phân bào, phát biểu nào về nhiễm sắc thể là sai?
20.png
A, Mỗi NST kép gồm 2 chromatid dính nhau ở tâm động.
B, Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại.
C, Mỗi NST kép gồm 2 tâm động.
D, Mỗi NST kép gồm thể mút, trình tự khởi đầu nhân đôi DNA và tâm động.
Đáp án: C
Câu 5 [393704]: Hình ảnh sau mô tả giai đoạn nào của quá trình phân bào?
21.png
A, Kì giữa nguyên phân.
B, Kì giữa giảm phân I.
C, Kì sau của nguyên phân.
D, Kì đầu giảm phân II.
Đáp án: A
Câu 6 [393705]: Phát biểu nào dưới đây về hoạt động của các nhiễm sắc thể trong giảm phân I là đúng?
A, Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở kì trung gian.
B, Các nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp nhau dọc theo chiều dài của chúng ở kì đầu.
C, 2n nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
D, Mỗi tế bào con có bộ 2n nhiễm sắc thể đơn.
Trong giảm phân I các nhiễm sắc thể kép tương đồng tiếp hợp nhau dọc theo chiều dài của chúng ở kì đầu. Đáp án: B
Câu 7 [393706]: Kì trung gian của chu kì tế bào gồm những pha nào sau đây?
22.png
A, G1, S, G2.
B, G1, G2, M.
C, G1, G0, G2.
D, G1, S, G2, M.
Kì trung gian của chu kì tế bào gồm 3 pha: G1, S, G2. Đáp án: A
Câu 8 [393707]: Đặc điểm nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?
A, Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.
B, Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
C, Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
D, Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.
Kì cuối của giảm phân I các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép. Đáp án: A
Câu 9 [393708]: Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu ABDEhX. Loài này có số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là
A, 4.
B, 8.
C, 12.
D, 10.
Vì tế bào giao tử có 6 NST (Gồm A, B, D, E, h, X) nên bộ NST của loài là 2n = 12. Đáp án: C
Câu 10 [393709]: Hãy sắp xếp đúng thứ tự quá trình phát triễn của ung thư vú ở người.

1. Khối u phát triển từ một tế bào.
2. Tế bào ung thư xâm lấn mô xung quanh.
3. Một tỉ lệ nhỏ của tế bào ung thư có thể di căn tạo khối u mới ở vị trí khác của cơ thể.
4. Tế bào ung thư phát tán vào mạch máu đi đến các bộ phận khác.
A, 1 – 2 – 3 – 4.
B, 1 – 2 – 4 – 3.
C, 2 – 1 – 3 – 4.
D, 2 – 1 – 4 – 3.
Khối u phát triển từ một tế bào -> Tế bào ung thư xâm lấn mô xung quanh ->Tế bào ung thư phát tán vào mạch máu đi đến các bộ phận khác -> Một tỉ lệ nhỏ của tế bào ung thư có thể di căn tạo khối u mới ở vị trí khác của cơ thể. Đáp án: B
Câu 11 [393710]: Cơ chế duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài ếch là
A, nguyên phân.
B, giảm phân.
C, nguyên phân và giảm phân.
D, Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Đáp án D.
Cơ chế duy trì bộ NST 2n đặc trưng cho loài ếch là nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Đáp án: D
Câu 12 [393711]: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể khi chưa tiến hành quá trình nhân đôi như sau AaBbddEe. Vậy số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào khi ở kì sau của nguyên phân là bao nhiêu?
A, 8.
B, 16.
C, 4.
D, 10.
Bước vào kì trung gian, các nhiễm sắc thể tiến hành nhân đôi, mỗi nhiễm sắc thể đơn tạo thành 1 nhiễm sắc thể kép gồm 2 chromatid dính với nhau tại tâm động, trạng thái nhiễm sắc thể kép này tồn tại đến hết kì giữa. Đến kì sau, các nhiễm sắc tử tách nhau ra tại tâm động và di chuyển về các cực của tế bào (nhưng vẫn ở trong cùng 1 tế bào) nhờ sự co rút của thoi phân bào. Nên: Ở kì đầu, kì giữa và kì sau bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có kí hiệu: AAaaBBbbddddEEee. Đáp án: B
Câu 13 [393712]: Quan sát quá trình phân bào của 3 tế bào cho đến khi hết một lần phân chia, người ta ghi lại được số liệu về hàm lượng DNA trong nhân mỗi tế bào ở từng giai đoạn phân bào như bảng dưới đây.

Dựa vào bảng số liệu hãy cho biết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tế bào 1 đang thực hiện quá trình nguyên phân hoặc giảm phân I.
II. Tế bào 2 đang thực hiẹn quá trình giảm phân II.
III. Tế bào 3 đang thực hiện quá trình nguyên phân hoặc quá trình giảm phân 1 nhưng có một cặp nhiễm sắc thể không phân li.
IV. Nếu tế bào 3 là một tế bào ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây và có một cặp nhiễm sắc thể mang 2 cặp gene ký hiệu thì ký hiệu kiểu gene của tế bào 3, giai đoạn 3:
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
A. Đúng. Tế bào 1: Quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1. Vì: DNA ban đầu là 2n đơn (4,4.10-12g) bước vào pha S kỳ trung gian nhân đôi nên tăng lên 2n kép (8,8.10-12g), đến kì cuối tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào chứa 2n đơn (nguyên phân) hoặc n kép (giảm phân 1) (4,4.10-12g).
B. Đúng. Tế bào 2: Quá trình giảm phân 2. Vì: tế bào từ n kép(8,8.10-12g), sau phân chia tạo ra các tế bào con, mỗi tế bào n đơn (4,4.10-12g).
C. Sai. Tế bào 3: Quá trình nguyên phân hoặc quá trình giảm phân 1
+ Quá trình nguyên phân nhưng tất cả các cặp NST không phân li. Vì: Ban đầu tế bào chứa 2n đơn (4,4.10-12g), bước vào pha S kỳ trung gian nhân đôi thành 2n kép (8,8.10-12g), đến kì sau các NST không phân li và kì cuối tạo ra 1 tế bào 4n đơn (8,8.10-12g).
+ Quá trình giảm phân 1 nhưng tất cả các cặp NST không phân li ở kì sau 1. Vì: Ban đầu tế bào chứa 2n đơn (4,4.10-12g), bước vào pha S kỳ trung gian nhân đôi thành 2n kép (8,8.10-12g), đến kì sau các NST không phân li và kì cuối tạo ra 1 tế bào 2n kép (8,8.10-12g).
D. Đúng. Nếu tế bào 3 là một tế bào ở đỉnh sinh trưởng của một cành cây và có một cặp nhiễm sắc thể mang 2 cặp gene ký hiệu thì ký hiệu kiểu gene của tế bào 3, giai đoạn 3: Đáp án: C
Câu 14 [393713]: Hình vẽ dưới đây minh họa 4 tế bào sinh dưỡng trên cùng một cơ thể của một loài động vật đang ở các giai đoạn liên tục khác nhau của quá trình nguyên phân. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?
A, Tế bào 1 đang ở kì giữa của nguyên phân.
B, Tế bào 4 đang ở kì cuối của nguyên phân.
C, Tế bào 3 đang ở kì giữa của nguyên phân.
D, Nếu tế bào sinh dưỡng bình thường của cơ thể này chưa bước vào nguyên phân có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể là AaBbDd thì tế bào 2 có kí hiệu bộ nhiễm sắc thể ở mỗi cực tế bào là AaBbDd.
A. Sai. Vì tế bào 1: Nhiễm sắc thể đã nhân đôi và bắt đầu đóng xoắn → Tế bào đang ở kì đầu của nguyên phân.
B. Đúng. Tế bào 4: Màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia để tạo thành 2 tế bào mới → Tế bào đang ở kì cuối của nguyên phân.
C. Đúng Tế bào 3: Các nhiễm sắc thể đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo → Tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân.
D. Đúng. Tế bào 2 đang ở kì sau, các nhiễm sắc thể chia thành 2 nhóm phân li đồng đều về 2 cực tế bào → Bộ nhiễm sắc thể ở 2 cực của tế bào là giống nhau và đều có kí hiệu AaBbDd. Đáp án: A
Câu 15 [393714]: Dưới đây là hình vẽ minh họa 4 giai đoạn trong quá trình nguyên phân xảy ra ở một tế bào sinh dưỡng của một cơ thể động vật.

I. Trình tự của các tế bào trên theo thứ tự của quá trình nguyên phân là: (a) kì đầu → (c) kì giữa → (b) kì sau → (d) kì cuối.
II. Ở giai kỳ trung gian (pha G1) NST dãn xoắn ở dạng sợi mãnh nhằm mục đích giúp các gene trên NST có thể dễ dàng tiếp xúc được với enzyme thực hiện quá trình nhân đôi, phiên mã truyền đạt thông tin di truyền.
III. Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau NST co xoắn và đạt mức độ co xoắn cực đại nhằm bảo vệ cấu trúc NST không bị đứt gãy, bảo quản tốt thông tin di truyền trên NST.
IV. Nếu trong quá trình nguyên phân ở một số tế bào soma của cơ thể này có một nhiễm sắc thể không phân li thì cơ thể này có những dòng tế bào soma có bộ nhiễm sắc thể 2n + 1 và 2n - 1.
Trong các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A, 1.
B, 2.
C, 3.
D, 4.
a. Đúng. Trình tự của các tế bào trên theo thứ tự của quá trình nguyên phân là: (a) kì đầu → (c) kì giữa → (b) kì sau → (d) kì cuối.
b. Đúng. Ở giai kỳ trung gian (pha G1) NST dãn xoắn ở dạng sợi mãnh nhằm mục đích giúp các gene trên NST có thể dễ dàng tiếp xúc được với enzyme thực hiện quá trình nhân đôi, phiên mã truyền đạt thông tin di truyền.
c. Đúng. Ở kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau NST co xoắn và đạt mức độ co xoắn cực đại nhằm: + Bảo vệ cấu trúc NST không bị đứt gãy, bảo quản tốt thông tin di truyền trên NST. + Dễ dàng sắp xếp trên thoi tơ vô sắc và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào, qua đó phân chia đều vật chất di truyền cho các tế bào con
d. Sai. Do đột biến xảy ra trong tế bào soma thuộc các cơ quan sinh dưỡng nên đột biến sẽ biểu hiện trên một phần của cơ thể mang đột biết → Tên gọi thể đột biến: Thể khảm
- Do có một nhiễm sắc thể không phân li ở kì sau ở một số tế bào nên sẽ tạo ra các tế bào có bộ nhiễm sắc thể là 2n - 1 và 2n + 1, còn những tế bào khác nguyên phân bình thường sẽ tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n. Nên về mặt số lượng thì dạng đột biến này có ba dòng tế bào: 2n; 2n + 1; 2n – 1. Đáp án: C
Câu 16 [393715]: Cho hình ảnh về một giai đoạn trong quá trình phân bào của một tế bào lưỡng bội 2n bình thường (tế bào A) trong cơ thể đực ở một loài.

Biết đột biến nếu có chỉ xảy ra 1 lần. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây đúng?
A, Tế bào A có chứa ít nhất là ba cặp gene dị hợp.
B, Bộ NST lưỡng bội bình thường của loài là 2n = 8.
C, Tế bào A tạo ra tối đa là 3 loại giao tử khác nhau về các gene đang xét.
D, Ở giai đoạn phân bào trong hình bên, tế bào đang có 8 chuỗi polynucleotide.
Nhìn vào hình ảnh thì chúng ta biết được rằng, tế bào này đang ở kì sau của lần giảm phân II. Ở hình ảnh này, chúng ta thấy có 2 NST mang gene AB, Ab và Ab, ab. Điều này chứng tỏ ở giảm phân I, cặp NST mang cặp gene AB/ab vừa xảy ra ra trao đổi chéo, vừa xảy ra đột biến không phân li.
A. Sai. Vì tế bào này đang ở giảm phân II mà có 2 cặp gene Aa, Bb và có D, e. Nên tế bào mẹ ban đầu (tế bào A) chứa ít nhất 2 cặp gene dị hợp là cặp Aa và Bb (ngoài ra thì có thể có thêm Dd và Ee).
B. Sai. Cặp AB/ab không phân li trong giảm phân I. Bộ NST lưỡng bội là 2n = 6.
C. Đúng. Vì kết thúc giảm phân I đã tạo ra 2 tế bào con. Ở tế bào con được thể hiện bằng hình ảnh nói trên là tế bào nhận NST hoán vị, cho nên tế bào này sẽ phân li cho 2 loại giao tử. Còn tế bào con còn lại (không vẽ ở đây) không nhận NST hoán vị nên chỉ cho 1 loại giao tử.
D. Sai. Hình vẽ này có 8 NST. Và mỗi NST được cấu tạo bởi 1 phân tử DNA. Do đó, có 8 phân tử DNA thì có 16 chuỗi polynucleotide. Đáp án: C
Câu 17 [393716]: Thí nghiệm được thực hiện để tìm hiểu tác dụng ức chế chu kỳ tế bào của hai loại thuốc X và Y ứng dụng để điều trị ung thư trực tràng. Mẫu đối chứng được lấy từ biểu mô trực tràng của người bình thường; các mẫu thí nghiệm 1 và 2 được lấy từ biểu mô khối u của người bị ung thư trực tràng được bổ sung với một trong hai thuốc X và Y. Lượng DNA tương đối của mỗi tế bào được đo bằng kỹ thuật huỳnh quang. Hình vẽ thể hiện tỉ lệ số tế bào trong mẫu đối chứng và các mẫu thí nghiệm với lượng DNA khác nhau.


Dựa vào kết quả ở hình vẽ, hãy cho biết: Giai đoạn C trên hình vẽ tương ứng với pha nào của chu kỳ tế bào?
A, G1 và S.
B, G1 và G2.
C, S và G2.
D, G2 và M.
- Pha G2 và M thuộc đoạn C. Bởi vì DNA trong tế bào đã sao chép hoàn tất nhưng chưa phân chia cho tế bào con → lượng DNA tương đối của tế bào ở trạng thái nhân đôi. Đáp án: D
Câu 18 [393717]: Đồ thị dưới đây mô tả sự biến động hàm lượng DNA của nhân trong một tế bào qua các giai đoạn của quá trình phân bào. Dựa vào đồ thị hãy cho biết nhận định nào dưới đây sai?
A, Tế bào có thể đang trải qua quá trình nguyên phân.
B, Giai đoạn a, b, c tương ứng với kì trung gian, kì giữa, kì cuối.
C, Khi hoàn tất quá trình phân bào đã tạo ra 2 tế bào con có số lượng bộ nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu.
D, Nếu kiểu gene của tế bào trong giai đoạn a là DdEe thì kiểu gene của tế bào trong giai đoạn b là DDddEEee.
A. Đúng. Tế bào đang trải qua quá trình nguyên phân. Vì: hàm lượng DNA trong tế bào ban đầu và sau khi kết thúc phân bào bằng nhau và bằng 4pg
B. Sai. Giai đoạn a: Kì trung gian, lúc NST chưa nhân đôi
- Giai đoạn b: Cuối kì trung gian (lúc NST đã nhân đôi xong), kì đầu, kì giữa, kì sau.
- Giai đoạn c: Kì cuối, khi tế bào đã tách thành 2 tế bào con.
C. Đúng. Khi hoàn tất quá trình phân bào đã tạo ra 2 tế bào con có số lượng bộ nhiễm sắc thể giống với tế bào ban đầu.
D. Đúng. Nếu kiểu gene của tế bào trong giai đoạn a là DdEe thì kiểu gene của tế bào trong giai đoạn b khi các nhiễm sắc thể đã nhân đôi và đang ở trạng thái kép DDddEEee. Đáp án: B
Câu 19 [393718]: Những năm 1970, các nhà khoa học ở Trường Đại học Colorado đã làm thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S.
- Thí nghiệm 2: Cho dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M.
Trong các phát biểu sau về các thí nghiệm nói trên, phát biểu nào Đúng, phát biểu nào Sai?
a. Đúng. Trong 2 thí nghiệm, khi cho dung hợp tế bào ở G1 với tế bào ở S thấy cả 2 đều ở pha S, dung hợp tế bào ở pha G1 với tế bào ở M thấy cả 2 đều ở M. Điều đó chứng tỏ, việc chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào không phụ thuộc vào trạng thái của NST mà phụ thuộc vào các chất xúc tác có trong tế bào chất.
- Các chất có trong tế bào chất xúc tác quá trình chuyển tiếp giữa các giai đoạn của quá trình phân bào là các Cyclin và các enzyme Kinaza phụ thuộc Cyclin (Cdk).
b. Đúng.
Trong chu kì tế bào, có 3 điểm chốt để điều khiển quá trình phân bào. Những tế bào nào không qua được điểm chốt sẽ bị dừng lại. Muốn đi qua mỗi điểm chốt, trong tế bào chất của tế bào cần sự có xúc tác của Cdk tương ứng. Nhưng Cdk thường là bất hoạt khi ko được liên kết với Cyclin nên trong tế bào chất cần có các phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng.
c. Đúng.
Khi dung hợp tế bào ở G1 với S, trong tế bào chất của S đã có phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt cuối G1 để vào S nên tế bào ở G1 vào pha S.
d. Đúng.
Khi dung hợp tế bào ở G1 với M, trong tế bào chất của M đã có phức hợp Cdk-Cyclin tương ứng cho việc vượt qua điểm chốt đầu M để vào M nên tế bào ở G1 vào pha M.
Câu 20 [393719]: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Hình bên mô tả sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kì tế bào (tương ứng với các giai đoạn I, II, III, IV, V). Xét 5 tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm đang ở giai đoạn IB thực hiện nguyên phân một số lần với tốc độ giống nhau. Theo lý thuyết, mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai?

a. Đúng. Ở giai đoạn II là kì đầu, giai đoạn IV là kì sau của quá trình nguyên phân.
b. Đúng.
Số lượng NST trong tế bào ở giai đoạn IV gấp đôi số lượng NST trong tế bào ở giai đoạn II.
c. Đúng
. Theo bài ra thì các tế bào chứa NST giống giai đoạn III → Các tế bào đang ở kì giữa, mỗi tế bào có 2n = 8 NST kép.
- Gọi k là số lần nguyên phân của mỗi tế bào (k ϵ N*)
+ Số NST trong các tế bào ở kì giữa lần nguyên phân cuối là: 5 × 8 × 2k-1 = 640 → k = 5
→ Các tế bào nguyên phân 5 lần.
d. Đúng.
Ở giai đoạn IB các NST đã nhân đôi → Số mạch polinucleotide được tổng hợp mới là: 640 × 2 × 2 - 5 × 8 × 2×2 = 2400 mạch
Câu 21 [393720]: Theo dõi quá trình phân bào của một tế bào trên cơ thể của loài thực vật (2n = 14) qua các giai đoạn, người ta xây dựng được đồ thị về sự thay đổi hàm lượng DNA trong nhân tế bào thể hiện ở hình bên.


Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào Đúng, phát biểu nào Sai?
a. Sai. Tế bào có thể đang thực hiện quá trình nguyên phân hoặc giảm phân 1. Vì:
+ Kì trung gian DNA nhân đôi nên tăng hàm lượng từ 2C đến 4C;
+ Từ kì đầu đến kì cuối lượng DNA vẫn ở mức 4C không đổi.
+ Đến kì cuối tế bào phân chia, tạo thành 2 tế bào con nên hàm lượng DNA trở về vị trí 2C.
b. Sai.
Nếu tế bào đang thực hiện nguyên phân, ở giai đoạn 4 là kì sau của thì nhiễm sắc thể có trạng thái đơn.
c. Sai.
Để gây đột biến gene và đột biến nhiễm sắc thể có hiệu quả thì nên tác động vào giai đoạn 1 – kì trung gian, cụ thể:
- Gây đột biến gene vào pha S của kỳ trung gian, đây là pha nhân đôi của DNA;
- Gây đột biến số lượng NST vào pha G2 của kỳ trung gian vì đây là giai đoạn hình thành toi tơ vô sắc.
d. Đúng.
Tế bào ở đỉnh sinh trưởng của cơ thể thực vật thuộc tế bào sinh dưỡng, thực hiện quá trình nguyên phân.
- Kiểu gene của các tế bào con:
+ Nếu nhiễm sắc thể mang hai alen AB không phân li, còn nhiễm sắc thể mang hai alen ab phân li bình thường: 1 tế bào có kiểu gene và 1 tế bào có kiểu gene
- Nếu nhiễm sắc thể mang hai alen ab không phân li, còn nhiễm sắc thể mang hai alen AB phân li bình thường: 1 tế bào có kiểu gene và 1 tế bào có kiểu gene A
Câu 22 [393721]: Một thí nghiệm được thực hiện để tìm hiểu tác dụng ức chế chu kỳ tế bào của hai loại thuốc X và Y ứng dụng để điều trị ung thư trực tràng. Mẫu đối chứng được lấy từ biểu mô trực tràng của người bình thường; các mẫu thí nghiệm 1 và 2 được lấy từ biểu mô khối u của người bị ung thư trực tràng được bổ sung với một trong hai thuốc X và Y. Lượng DNA tương đối của mỗi tế bào được đo bằng kĩ thuật huỳnh quang. Hình 1 thể hiện tỉ lệ tế bào trong mẫu đối chứng và các mẫu thí nghiệm với lượng DNA khác nhau. Cho biết thuốc X ức chế hoàn toàn một pha của chu kỳ tế bào, thuốc Y chỉ giới hạn tốc độ vượt qua một điểm chốt của chu kỳ tế bào.


Mỗi nhận định sau đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Dựa vào kết quả ở hình, pha S trong chu kỳ tế bào nằm trong đoạn B của hình vẽ. Đoạn B: DNA trong tế bào đang được sao chép → lượng DNA tương đối của tế bào ở giữa trạng thái chưa nhân đôi và nhân đôi hoàn tất.
b. Sai.
Mẫu 1 được bổ sung thuốc Y. Bởi vì có thể quan sát được tế bào ở tất cả các giai đoạn của chu kỳ tế bào → tế bào không bị ngừng lại ở pha nào của chu kỳ tế bào. Mẫu 2 được bổ sung thuốc X. Bởi vì không thể quan sát được tế bào ở pha G2 và M → tế bào bị ngừng lại trước khi bước vào pha G2 và M.
c. Đúng.
Thuốc X ức chế pha S của chu kỳ tế bào → tế bào bị ngừng lại ở pha S. Bởi vì không quan sát thấy có tế bào nào ở pha G2 và M.
d. Đúng.
Thuốc Y giới hạn tốc độ vượt qua điểm chốt G2/M của chu kỳ tế bào. Bởi vì có thể quan sát thấy thời gian pha G2 và M bị kéo dài (tỉ lệ số tế bào ở pha G2 và M tăng, số tế bào ở pha G1 giảm).
Câu 23 [393722]: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có 384 chromatid. Số NST có trong hợp tử này là bao nhiêu?
24. nguyên phân => tạo 8 tế bào, đi vào lần nguyên phân thứ 4.
- Số tế bào tham gia nguyên phân thứ 4: 24-1 = 8 (tế bào)
- Vậy ta có: 8 x 4n = 384 chromatide => 2n = 24 NST.
Câu 24 [393723]: Ba tế bào A, B, C có tổng số lần nguyên phân là 10 và tạo ra 36 tế bào con. Biết số lần nguyên phân của tế bào B gấp đôi số lần nguyên phân của tế bào A. Số tế bào con tạo ra từ tế bào C là bao nhiêu?
Gọi số lần nguyên phân tế bào A là x thì Số lần nguyên phân của tế bào B là 2x. Số lần nguyên phân tế bào C là y.
Ta có:
- Vậy: Tế bào A nguyên phân 2 lần và tạo 2 tế bào con,
Tế bào B nguyên phân 4 lần và tạo 16 tế bào con.
Tế bào C nguyên phân 4 lần và tạo 16 tế bào con.
Câu 25 [393724]: Một tế bào có kiểu gene thực hiện nguyên phân nhưng có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể chứa 2 cặp allele nói trên không phân li ở kì sau của nguyên phân thì sẽ tạo ra tế bào đột biến chứa nhiều nhất bao nhiêu allele về 2 gene trên?
- Nếu nhiễm sắc thể mang hai allele BD không phân li, còn nhiễm sắc thể mang hai allele bd phân li bình thường:
1 tế bào có kiểu gene và 1 tế bào có kiểu gene
- Nếu nhiễm sắc thể mang hai allele bd không phân li, còn nhiễm sắc thể mang hai allele BD phân li bình thường:
1 tế bào có kiểu gene và 1 tế bào có kiểu gene
→ Có 2 tế bào chứa nhiều nhất các allele của gene trên là 6.
Câu 26 [393725]: Ở một loài thực vật (2n = 16), có hai tế bào sinh dưỡng (A và B) của một cây đa bội (X) tiến hành nguyên phân một số lần không giống nhau đã tạo ra tổng số 40 tế bào con. Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của cả 2 tế bào là 912 NST. Biết rằng quá trình nguyên phân xảy ra bình thường, số tế bào con tạo ra từ tế bào A ít hơn số tế bào con tạo ra từ tế bào B là 24 tế bào. Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của cây X có bao nhiêu nhiễm sắc thể?
Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào A, y là số lần nguyên phân của tế bào B (x, y ϵ N*)
Ta có:
- Số tế bào con của tế bào A là 2x; số tế bào con của tế bào B là 2y.
→ 2x + 2y = 40 (1)
- Theo bài ra: 2y – 2x = 24 (2)
Từ (1) và (2) → 2x = 8; 2y = 32 → x = 3; y = 5
Vậy số lần nguyên phân của tế bào A là 3 lần; số lần nguyên phân của tế bào B là 5 lần
Gọi m là số NST đơn trong mỗi tế bào A và B khi chưa nhân đôi.
Ta có: Số NST đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của cả hai tế bào là:
40.m – 2.m = 38.m = 912 → m = 24
Vì bộ NST 2n của loài là 16 → Cơ thể X là cơ thể 3n = 24.
Câu 27 [393726]: Một loài có bộ NST 2n = 24. Ở loài này sẽ có tối đa bao nhiêu loại thể đột biến tam nhiễm kép?
Đột biến thể ba kép có bộ NST (2n+l+l) được xảy ra ở 2 cặp NST. Trong số n cặp NST của loài thì có 2 cặp NST bị đột biến nên số loại đột biến thể ba kép là tổ hợp chập 2 của n phần tử: C2n = n(n-1)/2 = 12.11/2 = 66 kiểu.
Câu 28 [393727]: Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Hãy xác định loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm?
Loài này có bộ NST 2n = 12 thì khi giảm phân bình thường (các cặp NST phân li đồng đều về hai cực tế bào) thì giao tử có n = 6 NST.
Vậy giao tử bình thường chỉ được tạo ra từ các tế bào giảm phân bình thường.
- Sổ tế bào giảm phân bình thường là: 2000 - 20 = 1980 (tế bào).
Loại giao tử có 6 NST chiếm tỷ lệ 1980/2000×100% = 99%