Đáp án Đề thi online Bài 39: Tiến hóa lớn và Phát triển của sinh vật
Câu 1 [408202]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại
A, Tân sinh.
B, Nguyên sinh.
C, Trung sinh.
D, Cổ sinh.
Đáp án: A
Câu 2 [408203]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây xảy ra ở đại Trung sinh?
A, Phát sinh thú.
B, Phát sinh bò sát.
C, Phát sinh côn trùng.
D, Phát sinh thực vật.
Chim, thú được phát sinh ở đại Trung Sinh.
Bò sát, côn trùng, thực vật được phát sinh ở đại Cổ sinh. Đáp án: A
Bò sát, côn trùng, thực vật được phát sinh ở đại Cổ sinh. Đáp án: A
Câu 3 [408204]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, sự kiện nào sau đây xảy ra ở đại Tân sinh?
A, Phát sinh bò sát.
B, Phân hóa cá xương.
C, Phát sinh các nhóm linh trưởng.
D, Phát sinh côn trùng.
Các nhóm linh trưởng được phát sinh ở kỉ thứ 3, người được phát sinh ở kỉ thứ 4 của đại Tân sinh. Đáp án: C
Câu 4 [408205]: Trong lịch sử phát triểu của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở đại nào?
A, Đại Tân Sinh.
B, Đại Trung sinh.
C, Đại Cổ sinh.
D, Đại Nguyên sinh.
Vì ở kỉ Carbon của đại Cổ sinh xuất hiện thực vật có hạt. Đáp án: C
Câu 5 [408206]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở đại
A, Trung sinh.
B, Tân sinh.
C, Cổ sinh.
D, Nguyên sinh.
Vì bò sát cổ ngực trị ở kỉ Jura của đại Trung Sinh. Đáp án: A
Câu 6 [408207]: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có hoa ngự trị ở đại
A, Cổ sinh.
B, Nguyên sinh.
C, Tân sinh.
D, Trung sinh.
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có hoa (thực vật hạt kín):
+ Phát sinh ở kỉ Krêta (đại trung sinh) và ngự trị ở kỉ Đệ tam (đại tân sinh). Đáp án: C
+ Phát sinh ở kỉ Krêta (đại trung sinh) và ngự trị ở kỉ Đệ tam (đại tân sinh). Đáp án: C
Câu 7 [408208]: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là
A, Tân sinh → Trung sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh.
B, Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
C, Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Tân sinh → Trung sinh.
D, Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
Đáp án: B
Câu 8 [408209]: Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử quả đất thành các đại, các kỉ?
A, Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hóa thạch.
B, Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C, Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D, Sự hình thành hóa thạch và khoáng sản ở trong lòng đất.
Khoa học hiện đại chia lịch sử quả đất thành 5 đại là đại thái cổ, đại nguyên sinh, đại cổ sinh, đại trung sinh, đại tân sinh. Cơ sở khoa học để phân chia các đại là những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái đất và các hóa thạch. Đáp án: A
Câu 9 [408210]: Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A, kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B, kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C, kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D, kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
- Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hoa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khỉ.
- Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo.
- Trong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa. Đáp án: C
- Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo.
- Trong 4 kỉ nói trên thì kỉ Krêta là giai đoạn xuất hiện thực vật có hoa. Đáp án: C
Câu 10 [408211]: Ở Kỉ nào sau đây của Đại Cổ sinh xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?
A, Kỉ Carbon.
B, Kỉ Pecmi.
C, Kỉ Silua.
D, Kỉ Đêvôn.
Theo tài liệu của cổ sinh vật học, người ta cho rằng ở kỉ Pecmi xảy ra sự phân hóa bò sát, phân hóa côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển. Đáp án: B
Câu 11 [408212]: Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Carbon của đại Cổ sinh có đặc điểm
A, dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
B, phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
C, cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
D, cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Kỉ Carbon là giai đoạn Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát Đáp án: A
Câu 12 [408213]: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hóa thạch nhân sơ cổ nhất có ở
A, đại Cổ sinh.
B, đại Thái cổ.
C, đại Trung sinh.
D, đại Nguyên sinh.
Hoá thạch sinh vật nhân sơ cổ đại nhất được phát hiện ở giai đoạn sơ khai hình thành trái đất là đại thái cổ. Đáp án: B
Câu 13 [408214]: Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở Kỉ nào sau đây xảy ra sự phân hóa bò sát; Cá xương phát triển; Phát sinh thú và chim?
A, Kỉ Triat của đại Trung sinh.
B, Kỉ Jura của đại Trung sinh.
C, Kỉ Pecmi của đại Cổ sinh.
D, Kỉ Carbon của đại Cổ sinh.
Đáp án: A
Câu 14 [408215]: Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hóa tảo?
A, Kỉ Ocđôvic.
B, Kỉ Đêvôn.
C, Kỉ Cambri.
D, Kỉ Pecmi.
Trong lịch sử phát triển sự sống, ở kỉ Cambri có sự hình thành các ngành động vật và phân hóa tảo thành các bộ khác nhau. Đáp án: C
Câu 15 [408216]: Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây Dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
A, Kỉ Carbon.
B, Kỉ Pecmi.
C, Kỉ Đêvôn.
D, Kỉ Triat.
Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, Dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ Carbon. Đáp án: A
Câu 16 [408217]: Khi nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh giới, người ta đã căn cứ vào loại bằng chứng trực tiếp nào sau đây để có thể xác định loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau?
A, Cơ quan tương tự.
B, Cơ quan tương đồng.
C, Hóa thạch.
D, Cơ quan thái hóa.
Trong các bằng chứng mà bài toán đưa ra thì chỉ có hoas thạch mới là bằng chứng trực tiếp; Các bằng chứng khác thuộc loại gián tiếp. Đáp án: C
Câu 17 [408218]: Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Quả đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng
A, tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
B, tia tử ngoại và năng lượng sinh học.
C, hoạt động núi lửa, bức xạ Mặt Trời.
D, phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
Khi hình thành nên các hợp chất hữu có đầu tiên thì không có sự tham gia của năng lượng sinh học. Vì năng lượng sinh học được tạo ra sau khi cơ thể sống được hình thành ( cơ thể sống được hình thành ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học) Đáp án: B
Câu 18 [408219]: Theo quan niệm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
A, saccharide và phospholipid.
B, protein và nucleic acid.
C, protein và lipid.
D, nucleic acid và lipid.
Đáp án: B
Câu 19 [408220]: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất?
A, Oxygen (O2).
B, Methan (CH4).
C, Cyanogen (C2N2).
D, Hơi nước (H2O).
Đáp án: A
Câu 20 [408221]: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học không có sự tham gia của nguồn năng lượng nào sau đây?
A, Năng lượng từ hoạt động của núi lửa.
B, Năng lượng từ bức xạ Mặt Trời.
C, Năng lượng từ sự phóng điện trong tự nhiên.
D, Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải các chất hữu cơ trong tế bào.
Đáp án: D
Câu 21 [408222]: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học?
A, Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản.
B, Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thủy).
C, Các amino acid liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polypeptide đơn giản.
D, Các nucleotide liên kết với nhau tạo nên các phân tử nucleic acid.
Hình thành nên các tế bào sơ khai là kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học. Đáp án: B
Câu 22 [408223]: Năm 1953, Miller và Miller and urey đã làm thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan. Trong thí nghiệm này, loại khí nào sau đây không được sử dụng để tạo môi trường có thành phần hoá học giống khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất?
A, CH4.
B, H2.
C, NH3.
D, O2.
Đáp án: D
Câu 23 [408224]: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên
A, các tế bào nhân thực.
B, các đại phân tử hữu cơ.
C, các giọt coacervate.
D, các tế bào sơ khai.
Đáp án: B
Câu 24 [990519]: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống trên Quả Đất, trong giai đoạn tiến hoá hoá học có sự
A, hình thành mầm sống đầu tiên từ chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
B, tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hoá học.
C, hình thành các cơ thể sống đầu tiên từ các chất hữu cơ nhờ nguồn năng lượng tự nhiên.
D, tổng hợp những chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức sinh học.
Đáp án: B
Câu 25 [990520]: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là nhờ
A, các enzim tổng hợp.
B, cơ chế sao chép của ADN.
C, các nguồn năng lượng tự nhiên.
D, sự tương tác giữa các hợp chất vô cơ.
Đáp án C .
Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là từ các chất vô cơ từ các nguồn năng lượng tự nhiên như núi lửa, sấm chớp,... Milo và Uray đã chứng minh điều này Đáp án: C
Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành là từ các chất vô cơ từ các nguồn năng lượng tự nhiên như núi lửa, sấm chớp,... Milo và Uray đã chứng minh điều này Đáp án: C
Câu 26 [408225]: Hiện nay sự sống trên trái đất đang xảy ra quá trình tiến hoá nào sau đây?
A, Tiến hoá tiền sinh học.
B, Tiến hóa sinh học.
C, Tiến hóa hóa học.
D, Tiến hóa hóa học và tiến hóa sinh học.
Tiến hóa hóa học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ và sau đó là hình thành nên tế bào sống đầu tiên.
Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Đáp án: B
Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ và sau đó là hình thành nên tế bào sống đầu tiên.
Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. Đáp án: B
Câu 27 [408226]: Đặc điểm nào sau đây chứng minh rằng trong tiến hóa thì RNA là tiền thân của nucleic acid mà không phải là DNA?
A, RNA chỉ có 1 mạch.
B, RNA có loại nitrogenous base Uaxin.
C, RNA nhân đôi mà không cần đến enzyme.
D, RNA có khả năng sao mã ngược.
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, trong quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất thì RNA được hình thành trước DNA, bằng chứng là RNA có thể nhân đôi mà không cần đến enzyme. Đáp án: C
Câu 28 [408227]: Khi nói về tiến hóa lớn, mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Tiến hoá lớn là quá trình biến đổi xảy ra ở phạm vi loài và các đơn vị phân loại trên loài.
b. Đúng. Là quá trình hình thành loài mới và các bậc phân loại cao trên loài, bao gồm cả sự tuyệt chủng.
c. Đúng. Trải qua thời gian dài, sự tích luỹ liên tục các biến đổi nhỏ tạo nên những thay đổi lớn về cấu trúc các cơ quan, hình dạng và chức năng trong cơ thể sinh vật, cuối cùng dẫn tới tiến hoá lớn.
d. Đúng. Thời gian của tiến hoá được xác định dựa trên các bằng chứng hoá thạch, phân tử, hình thái, giải phẫu học so sánh…
b. Đúng. Là quá trình hình thành loài mới và các bậc phân loại cao trên loài, bao gồm cả sự tuyệt chủng.
c. Đúng. Trải qua thời gian dài, sự tích luỹ liên tục các biến đổi nhỏ tạo nên những thay đổi lớn về cấu trúc các cơ quan, hình dạng và chức năng trong cơ thể sinh vật, cuối cùng dẫn tới tiến hoá lớn.
d. Đúng. Thời gian của tiến hoá được xác định dựa trên các bằng chứng hoá thạch, phân tử, hình thái, giải phẫu học so sánh…
Câu 29 [408228]: Khi nói về đặc điểm của tiến hóa lớn, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Tiến hoá lớn là quá trình tiến hoá hình thành loài và các đơn vị phân loại trên loài (chi/giống, họ, bộ, lớp, ngành, giới).
b. Sai. Tiến hóa lớn diễn ra trong không gian địa lí rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài.
c. Đúng. Giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất.
d. Đúng. Những thay đổi mới từ tiến hoá lớn thường lớn như sự xuất hiện các cấu trúc hay cơ quan mới.
b. Sai. Tiến hóa lớn diễn ra trong không gian địa lí rộng lớn và thời gian lịch sử lâu dài.
c. Đúng. Giúp làm sáng tỏ sự phát sinh và phát triển của toàn bộ sinh giới trên Trái Đất.
d. Đúng. Những thay đổi mới từ tiến hoá lớn thường lớn như sự xuất hiện các cấu trúc hay cơ quan mới.
Câu 30 [408229]: Quan sát hình về cây sự sống và cho biết mỗi nhận định dưới đây Đúng hay Sai?

a. Đúng. Tất cả các loài sinh vật đang dạng và phong phú ngày nay đều có chung một nguồn gốc.
b. Sai. Nguyên sinh vật có họ hàng gần gũi với nấm hơn so với vi khuẩn cổ.
c. Sai. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc hai lãnh giới khác nhau.
d. Sai. Nấm và thực vật thuộc cùng lãnh giới sinh vật nhân thực nhưng có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Thực vật dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng, nấm dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng hoại sinh.
b. Sai. Nguyên sinh vật có họ hàng gần gũi với nấm hơn so với vi khuẩn cổ.
c. Sai. Vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc hai lãnh giới khác nhau.
d. Sai. Nấm và thực vật thuộc cùng lãnh giới sinh vật nhân thực nhưng có kiểu dinh dưỡng khác nhau. Thực vật dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng, nấm dinh dưỡng bằng hình thức dị dưỡng hoại sinh.
Câu 31 [408230]: Khi nói về sự phát sinh chủng loại, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Phát sinh chủng loại là lịch sử hình thành các đơn vị phân loại từ tổ tiên chung và mối quan hệ tiến hoá của chúng.
b. Đúng. Cây phát sinh chủng loại là sơ đồ phân nhánh thể hiện tổ tiên chung và mối quan hệ tiến hoa của các nhóm đơn vị phân loại.
c. Đúng. Sự phát sinh chủng loại phản ánh quá trình tiến hóa phân li từ tổ tiên chung, hình thành các nhánh phát sinh mỗi đơn vị phân loại.
d. Đúng. Thứ tự phân nhánh ở cây phát sinh chủng loại cho thấy quan hệ tiến hoá gần gũi giữa các nhóm sinh vật và tổ tiên chung gần nhất của chúng.
b. Đúng. Cây phát sinh chủng loại là sơ đồ phân nhánh thể hiện tổ tiên chung và mối quan hệ tiến hoa của các nhóm đơn vị phân loại.
c. Đúng. Sự phát sinh chủng loại phản ánh quá trình tiến hóa phân li từ tổ tiên chung, hình thành các nhánh phát sinh mỗi đơn vị phân loại.
d. Đúng. Thứ tự phân nhánh ở cây phát sinh chủng loại cho thấy quan hệ tiến hoá gần gũi giữa các nhóm sinh vật và tổ tiên chung gần nhất của chúng.
Câu 32 [408231]: Quan sát hình và cho biết mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai?


Các sự kiện chính trong ba giai đoạn tiến hóa sự sống trên trái đất
a. Đúng. Quá trình tiến hóa của sinh vật trên trái đất được chia thành 3 giai đoạn.
b. Đúng. Kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là hình thành nên các đại phân tử hữu cơ như peptide, RNA…
c. Đúng. Khi xuất hiện dạng sống đơn bào đầu tiên có thể xem là quá trình tiến hóa sinh học bắt đầu diễn ra.
d. Đúng. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nên các loài sinh vật đa dạng và phong phú ngày nay.
b. Đúng. Kết quả của giai đoạn tiến hóa hóa học là hình thành nên các đại phân tử hữu cơ như peptide, RNA…
c. Đúng. Khi xuất hiện dạng sống đơn bào đầu tiên có thể xem là quá trình tiến hóa sinh học bắt đầu diễn ra.
d. Đúng. Giai đoạn tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành nên các loài sinh vật đa dạng và phong phú ngày nay.
Câu 33 [408232]: Khi nói về giai đoạn tiến hóa hóa học, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Khí quyển nguyên thuỷ không có oxygen, các phân tử đơn giản biến đổi hóa học tạo thành các hợp chất hữu cơ phức tạp hơn.
b. Đúng. Các hợp chất hữu cơ rơi xuống đại dương và biến đổi hoá học nên các đại phân tử RNA, DNA, protein, carbohydrate, lipid....
c. Đúng. Giả thuyết về quá trình tiến hoá hoá học được đề cập tới trong Thuyết tiến hóa Darwin và được khẳng định bằng thực nghiệm của Miller và Urey.
d. Sai. Tiến hóa hóa học chưa chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên vì đây chỉ mới là hình thành các phân tử hữu cơ trong tự nhiên theo con đường hóa học.
b. Đúng. Các hợp chất hữu cơ rơi xuống đại dương và biến đổi hoá học nên các đại phân tử RNA, DNA, protein, carbohydrate, lipid....
c. Đúng. Giả thuyết về quá trình tiến hoá hoá học được đề cập tới trong Thuyết tiến hóa Darwin và được khẳng định bằng thực nghiệm của Miller và Urey.
d. Sai. Tiến hóa hóa học chưa chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên vì đây chỉ mới là hình thành các phân tử hữu cơ trong tự nhiên theo con đường hóa học.
Câu 34 [408233]: Khi nói về giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, mỗi phát biểu sau đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là hình thành nên tế bào nguyên thủy đầu tiên.
b. Đúng. Đã được chứng minh bằng thực nghiệm thông qua thí nghiệm tạo giọt coacervate của Oparin do A.I. Oparin và J.B.S. Haldane
c. Đúng. Trong giai đoạn này, ở các tiền tế bào có thể tăng kích thước, trao đổi chất xảy ra bên trong và với môi trường ngoài, có thể phân chia.
d. Đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động dẫn tới DNA trở thành phân tử có vai trò là vật chất di truyền, thay vì RNA.
b. Đúng. Đã được chứng minh bằng thực nghiệm thông qua thí nghiệm tạo giọt coacervate của Oparin do A.I. Oparin và J.B.S. Haldane
c. Đúng. Trong giai đoạn này, ở các tiền tế bào có thể tăng kích thước, trao đổi chất xảy ra bên trong và với môi trường ngoài, có thể phân chia.
d. Đúng. Chọn lọc tự nhiên tác động dẫn tới DNA trở thành phân tử có vai trò là vật chất di truyền, thay vì RNA.
Câu 35 [408234]: Khi nói về giai đoạn tiến hóa sinh học, mỗi phát biểu dưới đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Ở giai đoạn đầu của tiến hóa sinh học, dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các tế bảo nguyên thuỷ tiến hoá thành sinh vật đơn bào nhân sơ, xuất hiện khoảng 3,5 tỉ năm trước, bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ.
b. Đúng. Trong khoảng 2 tỉ năm đầu, sinh vật đều là dạng đơn bào nhân sơ, chủ yếu tồn tại trong đại dương.
c. Đúng. Vi khuẩn có khả năng quang hợp xuất hiện, tạo ra oxygene và tầng ozone trong khí quyển.
d. Đúng. Tiến hoá sinh học diễn ra liên tục, chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, tạo ra toàn bộ sinh giới như hiện nay.
b. Đúng. Trong khoảng 2 tỉ năm đầu, sinh vật đều là dạng đơn bào nhân sơ, chủ yếu tồn tại trong đại dương.
c. Đúng. Vi khuẩn có khả năng quang hợp xuất hiện, tạo ra oxygene và tầng ozone trong khí quyển.
d. Đúng. Tiến hoá sinh học diễn ra liên tục, chịu tác động của các nhân tố tiến hóa, tạo ra toàn bộ sinh giới như hiện nay.
Câu 36 [408235]: Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, mỗi phát biểu sau Đúng hay Sai?
a. Đúng. Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sự phân bố của các loài trên Trái Đất cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.
b. Sai. Địa chất và khí hậu biến đổi không phải là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Trong quần thể sinh vật luôn có sẵn nguồn biến dị. Địa chất và khí hậu biến đổi là nhân tố chọn lọc để sàng lọc các kiểu gene thích nghi hình thành nên loài mới.
c. Đúng. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
d. Đúng. Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó bị kìm hãm hoặc phát triển theo.
b. Sai. Địa chất và khí hậu biến đổi không phải là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Trong quần thể sinh vật luôn có sẵn nguồn biến dị. Địa chất và khí hậu biến đổi là nhân tố chọn lọc để sàng lọc các kiểu gene thích nghi hình thành nên loài mới.
c. Đúng. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
d. Đúng. Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó bị kìm hãm hoặc phát triển theo.
Câu 37 [408236]: Trong quá trình tiến hóa, ở một giai đoạn nhất định, một số nhánh tiến hóa ở động vật có xu hướng gia tăng kích thước cơ thể. Mỗi nguyên nhân dẫn đến xu hướng tiến hóa này dưới đây Đúng hay Sai?
a. Đúng. Do mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi, vật ăn thịt to hơn sẽ bắt được mồi nhiều hơn, do vậy tăng khả năng sinh sản qua đó CLTN tác động theo hướng tăng kích thước cơ thể. tương tự, trong mối quan hệ này, con mồi lớn hơn có nhiều cơ hội trốn thoát nên cũng được CLTN tác động theo hướng tăng kích thước cơ thể;
b. Đúng. Trong điều kiện khí hậu lạnh, như thời kì băng hà, động vật đẳng nhiệt có xu hướng gia tăng kích thước cơ thể, vì tỉ lệ S/V sẽ nhỏ hơn khiến ít mất nhiệt hơn dẫn đến cơ hội sống sót cao hơn.
c. Đúng. Do tương quan giữa các bộ phận cơ thể, một bộ phận nào đó của cơ thể giúp sinh vật có kích thước lớn giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn sẽ kéo theo kích thước cơ thể tăng lên.
d. Đúng. Do chọn lọc giới tính, con đực có kích thước to hấp dẫn được nhiều con cái đến giao phối hơn do vậy làm tăng dần kích thước cơ thể, đặc biệt là ở con đực của một số loài trong những giai đoạn tiến hóa nhất định.
b. Đúng. Trong điều kiện khí hậu lạnh, như thời kì băng hà, động vật đẳng nhiệt có xu hướng gia tăng kích thước cơ thể, vì tỉ lệ S/V sẽ nhỏ hơn khiến ít mất nhiệt hơn dẫn đến cơ hội sống sót cao hơn.
c. Đúng. Do tương quan giữa các bộ phận cơ thể, một bộ phận nào đó của cơ thể giúp sinh vật có kích thước lớn giúp sinh vật sống sót và sinh sản tốt hơn sẽ kéo theo kích thước cơ thể tăng lên.
d. Đúng. Do chọn lọc giới tính, con đực có kích thước to hấp dẫn được nhiều con cái đến giao phối hơn do vậy làm tăng dần kích thước cơ thể, đặc biệt là ở con đực của một số loài trong những giai đoạn tiến hóa nhất định.
Câu 38 [408237]: Trong các đặc điểm: Diễn ra trong phạm vi của loài với quy mô nhỏ; Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm; Diễn ra trong thời gian lịch sử dài; Hình thành các đơn vị phân loại trên loài. Tiến hóa lớn có bao nhiêu đặc điểm?
3.
Tiến hóa lớn có kết quả là hình thành các đơn vị trên loài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm, và diễn ra trong thời gian lịch sử dài.
Tiến hóa lớn có kết quả là hình thành các đơn vị trên loài, không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm, và diễn ra trong thời gian lịch sử dài.
Câu 39 [408238]: Theo đơn vị phân loại sinh vật thì tiến hóa lớn là quá trình hình thành bao nhiêu các đơn vị trong các đơn vị sau: Quần thể, loài, chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới?
6.
Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài : chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Tiến hóa lớn là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài : chi, họ, bộ, lớp, ngành, giới.
Câu 40 [408239]: Trong các quá trình : Đột biến; Giao phối; Chọn lọc tự nhiên; Phân li tính trạng. Có bao nhiêu quá trình là điều kiện quan trọng để giải thích nguồn gốc chung của sinh giới?
1.
Để giải thích nguồn gốc chung của sinh giới, người ta dựa vào quá trình phân li tính trạng của các loài.
Để giải thích nguồn gốc chung của sinh giới, người ta dựa vào quá trình phân li tính trạng của các loài.
Câu 41 [408240]: Trong các hướng tiến hóa sau: Ngày càng đa dạng và phong phú; Ngày càng phức tạp; Thích nghi ngày càng hợp lí; Có tổ chức ngày càng cao. Sinh giới đã tiến hóa theo bao nhiêu hướng?
3.
Sinh giới tiến hóa theo 3 hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; Thích nghi ngày càng hợp lí; Có tổ chức ngày càng cao.
Sinh giới tiến hóa theo 3 hướng: Ngày càng đa dạng và phong phú; Thích nghi ngày càng hợp lí; Có tổ chức ngày càng cao.
Câu 42 [408241]: Trong các phương pháp nghiên cứu: Các thực nghiệm khoa học; Nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới; Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử; nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Tiến hóa lớn được nghiên cứu bằng mấy phương pháp?
2.
Tiến hóa lớn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới; Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử.
Tiến hóa lớn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu hóa thạch và lịch sử hình thành sinh giới; Nghiên cứu phân loại học thông qua đặc điểm hình thái, hóa sinh, sinh học phân tử.