Đáp án Mô hình động học phân tử và cấu trúc của chất - Đề tự luyện số 1
Câu 1 [409465]: Nội dung thí nghiệm Brown là
A, Quan sát hạt phấn hoa bằng kính hiển vi.
B, Quan sát chuyển động của hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi.
C, Quan sát cánh hoa trong nước bằng kính hiển vi.
D, Quan sát chuyển động của cánh hoa.
Nội dung thí nghiệm Brown là quan sát chuyển động hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi
Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Câu 2 [409466]: Trong thí nghiệm của Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì
A, giữa chúng có khoảng cách.
B, chúng là các phân tử.
C, các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng từ mọi phía.
D, chúng là các thực thể sống.
Trong thí nghiệm của Brown các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng vì các phân tử nước chuyển động không ngừng và va chạm vào hạt phấn hoa từ mọi phía, các va chạm này không cân bằng nhau làm cho hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 3 [409467]: Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn không ngừng của
A, các chất.
B, các phân tử.
C, các nguyên tử.
D, các hạt rất nhỏ.
Chuyển động Brown là chuyển động hỗn loạn không ngừng của các hạt như phấn hoa, bụi... gọi chung là các hạt rất nhỏ
→ Chọn đáp án D.
Đáp án: D
Câu 4 [409468]: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A, Chuyển động không ngừng.
B, Giữa chúng có khoảng cách.
C, Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm.
D, Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Các nguyên tử phân tử không có tính chất nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
→ Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 5 [409470]: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động
A, chuyển động cơ.
B, chuyển động quang.
C, chuyển động nhiệt.
D, chuyển động từ.
Chuyển động của các nguyên tử, phân tử gọi là chuyển động nhiệt.
→ Chọn đáp án C.
Đáp án: C
Câu 6 [409472]: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A, Khi khoảng cách giữa cách phân tử lớn hơn rất nhiều so với kích thước phân tử thì lực tương tác coi như không đáng kể.
B, Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C, Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D, Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Lực tương tác phân tử: Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực hút mạnh hơn lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất lớn (lớn hơn nhiều lần kích thước phân tử) thì lực tương tác giữa chúng coi như không đáng kể.
Chọn C Đáp án: C
Câu 7 [409473]: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A, chỉ có lực hút.
B, chỉ có lực đẩy.
C, có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
D, có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.
Lực tương tác phân tử: Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút.
Chọn C Đáp án: C
Câu 8 [409475]: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A, Giữa các phân tử có khoảng cách.
B, Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
C, Chuyển động không ngừng.
D, Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Các phân tử không đứng yên mà luôn chuyển động không ngừng.
Chọn B Đáp án: B
Câu 9 [409476]: Các chất có thể tồn tại ở những thể nào?
A, Thể rắn.
B, Thể lỏng.
C, Thể khí.
D, Thể rắn, thể lỏng hoặc thể khí.
Các chất có thể tồn tại ở ba thể rắn, lỏng và khí.
Chọn D Đáp án: D
Câu 10 [409477]: Hãy chọn phương án sai trong các câu sau: Cùng một khối lượng của cùng một chất nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau
A, Thể tích.
B, Khối lượng riêng.
C, Kích thước của các nguyên tử.
D, Trật tự của các nguyên tử.
Cùng một chất sẽ có cùng 1 kích thước nguyên tử. Cùng một khối lượng ở cùng một chất nhưng ở các thể khác nhau sẽ có thể tích khác nhau do sự sắp xếp trật tự phân tử khác nhau, vì thể tích khác nhau nên sẽ dẫn đến khối lượng riêng khác nhau.
Chọn C Đáp án: C
Câu 11 [654974]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mô hình động học phân tử?
A, Các phân tử cấu tạo nên các chất luôn đứng yên tại một vị trí cố định.
B, Các phân tử cấu tạo nên các chất luôn chuyển động không ngừng.
C, Các phân tử cấu tạo nên các chất có thể chuyển động hoặc đứng yên tùy vào đó là chất rắn, chất lỏng hay chất khí.
D, Các phân tử cấu tạo nên chất lỏng và chất khí thì chuyển động, các hạt cấu tạonên chất rắn thì đứng yên.
Khi nói về mô hình động học phân tử, các phân tử cấu tạo nên các chất luôn chuyển động không ngừng.
Chọn B Đáp án: B
Câu 12 [409478]: Chọn đáp án đúng: Chất rắn
A, có lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh.
B, có lực tương tác giữa các phân tử rất yếu.
C, không có hình dạng xác định.
D, các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên chất rắn chuyển động hỗn độn tự do.
Ở thể rắn các phân tử rất gần nhau và chúng được sắp xếp theo một trật tự hình học xác định. Lực tương tác giữa các phân tử rất mạnh, giữ cho chúng không di chuyển tự do mà chỉ có thể dao động quanh vị trí cân bằng xác định. Do đó, chất rắn kết tinh luôn có thể tích và hình dạng riêng xác định.
Chọn A Đáp án: A
Câu 13 [409480]: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A, Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
B, Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C, Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D, Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Chất rắn được phân loại theo cấu trúc tinh thể và nhiệt độ nóng chảy. Gồm có chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
Chọn B Đáp án: B
Câu 14 [409481]: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A, Có dạng hình học xác định.
B, Có cấu trúc tinh thể.
C, Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
D, có tính tuần hoàn trong không gian.
Chất rắn kết tinh có cấu trúc tinh thể, có tính tuần hoàn trong không gian, có dạng hình học và có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Chọn C Đáp án: C
Câu 15 [409483]: Chất rắn nào sau đây không phải là chất rắn vô định hình
A, nhựa dẻo.
B, nhựa đường.
C, nhựa thông.
D, thạch anh.
Thạch anh là chất rắn kết tinh.
Chọn D Đáp án: D
Câu 16 [409484]: Cấu trúc tạo bởi các hạt mà mỗi hạt đó dao động nhiệt xung quanh một vị trí cân bằng trùng với đỉnh của khối lập phương là
A, tinh thể thạch anh.
B, tinh thể muối ăn.
C, tinh thể kim cương.
D, tinh thể than chì.
Tinh thể muối ăn là chất rắn có cấu trúc lập phương.
Chọn B Đáp án: B
Câu 17 [679921]: Điều nào sau đây là đúng khi nói về tính chất của than chì và kim cương
A, Được cấu tạo từ hai chất khác nhau.
B, Than chì mềm do là chất rắn vô định hình còn kim cương là chất rắn kết tinh.
C, Cấu trúc mạng tinh thể than chì khác với kim cương.
D, Than chì không dẫn điện còn kim cương dẫn điện tốt.
Khi nói về tính chất của than chì và kim cương: đều được cấu tạo từ một chất và cấu trúc mạng tinh thể than chì khác với kim cương.
Chọn C Đáp án: C
Câu 18 [409485]: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của thể lỏng?
A, Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng.
B, Lực tương tác phân tử yếu hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn.
C, Không có thể tích và hình dạng riêng xác định.
D, Các phân tử dao động xung quanh vị trí cân bằng xác định.
Chất lỏng có các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất rắn. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng nhỏ hơn trong chất rắn nên giữ cho các phân tử không bị phân tán ra xa nhau, do đó chất lỏng có thể tích riêng xác định. Tuy nhiên lực tương tác này chưa đủ lớn nên các phân tử ở thể lỏng cũng dao động quanh vị trí cân bằng nhưng các vị trí cân bằng này không cố định mà luôn luôn thay đổi. Do đó, khối chất lỏng rất khó bị nén, nó có thể tích xác định nhưng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của phần bình chứa nó.
Chọn B Đáp án: B
Câu 19 [409486]: Trong chuyển động nhiệt, các phân tử lỏng
A, Chuyển động hỗn loạn quanh vị trí cân bằng.
B, Dao động quanh vị trí cân bằng xác định.
C, Chuyển động hỗn loạn.
D, Dao động quanh vị trí cân bằng nhưng những vị trí này không cố định mà di chuyển.
Các phân tử ở thể lỏng dao động quanh vị trí cân bằng nhưng các vị trí cân bằng này không cố định mà luôn luôn thay đổi.
Chọn D Đáp án: D
Câu 20 [409487]: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của chất lỏng?
A, Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, dễ nén.
B, Có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén.
C, Có hình dạng cố định, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén.
D, Có hình dạng của vật chứa nó, dễ dàng lan tỏa trong không gian, dễ nén.
Chất lỏng có hình dạng của phần vật chứa nó, có thể rót được và chảy tràn trên bề mặt, khó nén.
Chọn B Đáp án: B
Câu 21 [409488]: Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng
A, Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất lớn, các phân tử chỉ dao động không ngừng quanh một vị trí xác định.
B, Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là rất yếu, các phân tử dao động tự do về mọi phía.
C, Lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn.
D, Tất cả các phương án đưa ra đều sai.
Chất lỏng có thể tích xác định, nhưng hình dạng không xác định là do trong chất lỏng lực liên kết giữa các phân tử chất lỏng là yếu hơn chất rắn, các phân tử dao động tương đối tự do hơn so với trong chất rắn.
Chọn C Đáp án: C
Câu 22 [409489]: Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng vì
A, phân tử khí không có khối lượng.
B, khoảng cách giữa các phân tử khí quá gần nhau.
C, lực tương tác giữa các phân tử quá nhỏ.
D, các phân tử khí luôn đẩy nhau.
Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng vì lực tương tác giữa các phân tử quá nhỏ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 23 [409490]: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí?
A, Các phân tử khí ở rất gần nhau so với các phân tử chất lỏng.
B, Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu.
C, Chất khí không có hình dạng riêng và thể tích riêng.
D, Chất khí luôn luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
Ở chất khí các phân tử ở xa nhau hơn so với các phân tử trong chất lỏng. Khoảng cách giữa các phân tử rất lớn so với kích thước của chúng nên lực tương tác giữa các phân tử rất yếu (trừ khi va chạm nhau), nên các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn loạn. Do đó, khối chất khí không có hình dạng và thể tích riêng mà nó có hình dạng và thể tích của bình chứa nó và có thể nén được dễ dàng.
Chọn A Đáp án: A
Câu 24 [409491]: Tính chât nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí?
A, Có hình dạng và thể tích riêng.
B, Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn.
C, Có thể nén được dễ dàng.
D, Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng.
Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng mà nó có hình dạng và thể tích của bình chứa nó và có thể nén được dễ dàng.
Chọn A Đáp án: A
Câu 25 [409492]: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí?
A, Có thể tích riêng.
B, Bành trướng, chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
C, Dễ nén
D, Có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn, chất lỏng
Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng mà nó có hình dạng và thể tích của bình chứa nó và có thể nén được dễ dàng.
Chọn A Đáp án: A
Câu 26 [409493]: Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng là vì
A, khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.
B, khoảng cách giữa các phân tử rất gần, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
C, khoảng cách giữa các phân tử rât xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất mạnh.
D, khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
Chất khí có khoảng cách giữa các phân tử rất xa, lực tương tác giữa các phân tử chất khí rất yếu.
Chọn D Đáp án: D
Câu 27 [409494]: Chất khí luôn luôn chiếm hết thể tích của bình chứa bởi vì
A, Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu nên chúng chuyển động tự do về mọi phía.
B, Các phân tử chất khí luôn chuyển động hỗn loạn không ngừng.
C, Trong chất khí có quá nhiều phân tử.
D, Các phân tử chất khí luôn luôn đẩy nhau ra xa nên chúng cách nhau càng xa càng tốt.
Lực liên kết giữa các phân tử chất khí rất yếu nên chúng chuyển động tự do về mọi phía.
Chọn A Đáp án: A
Câu 28 [409495]: Một số chất khí có mùi thơm toả ra từ bông hoa hồng làm ta có thể ngửi thấy mùi hoa thơm. Điều này thể hiện tính chất nào của thể khí?
A, Dễ dàng nén được.
B, Không có hình dạng xác định.
C, Có thể lan toả trong không gian theo mọi hướng.
D, Không cháy được.
Một số chất khí có mùi thơm tỏa ra từ bông hoa hồng thể hiện tính chất có thể lan tỏa trong không gian theo mọi hướng của chất khí.
Chọn C Đáp án: C
Câu 29 [567190]: Gọi x, y và z lần lượt khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là
A, z < y < x.
B, x < z < y.
C, y < x < z.
D, x < y < z.
Khoảng cách trung bình giữa các phân tử tăng dần theo thứ tự rắn đến lỏng đến khí nên hệ thức đúng là x < y < z.
Chọn D Đáp án: D
Câu 30 [679922]: Tìm câu sai.
A, Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng gọi là nguyên tử, phân tử.
B, Các nguyên tử, phân tử đứng sát nhau và giữa chúng không có khoảng cách.
C, Lực tương tác giữa các phân tử ở thể rắn lớn hơn lực tương tác giữa các phân tử ở thể lỏng và thể khí.
D, Các nguyên tử, phân tử chất lỏng dao động xung quanh các vị trí cân bằng không cố định.
Giữa các phân tử luôn có khoảng cách
Chọn B Đáp án: B
Câu 31 [409496]: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
A, Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng.
B, Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
C, Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng
D, Các chất không thể chuyển từ thể này sang dạng khác
a) Đúng: Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng, có tính bành trướng khiến cho luôn chiếm thể tích bình chứa và rất dễ nén.
b) Đúng: Chất rắn có hình dạng và thể tích riêng, rất khó nén.
c) Đúng: Chất lỏng không có hình dạng riêng mà có hình dạng của bình chứa, có thể tích riêng và khó nén.
d) Sai: Các chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác, ví dụ: nước có thể chuyển từ dạng rắn là nước đá sang thể lỏng và từ thể lỏng sang thể khí.
Câu 32 [409497]: Các phát biểu sau đúng hay sai?
A, Khoảng cách giữa các phân tử lớn thì lực liên kết giữa chúng các yếu.
B, Các phân tử sắp xếp càng có trật tự thì lực liên kết giữa chúng càng mạnh.
C, Vật ở thể lỏng có thể tích và hình dạng riêng.
D, Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
a) Đúng: Phân tử khí có khoảng cách giữa các phân tử xa nên lực tương tác giữa chúng là yếu, yếu hơn so với chất rắn và chất lỏng.
b) Đúng: Các phân tử sắp xếp có trật tự sẽ có tính ràng buộc giữa các nguyên tử, phân tử cao hơn, ví dụ như chất rắn
c) Sai: Vật ở thể lỏng có thể tích riêng nhưng không có hình dạng riêng mà phụ thuộc vào hình dạng bình chứa.
d) Đúng: Vật ở thể rắn có thể tích và hình dạng riêng, rất khó nén.
Câu 33 [409498]: Các phát biểu sau đây là đúng hay sai?
A, Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về thể tích.
B, Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về kích thước nguyên tử.
C, Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về khối lượng riêng.
D, Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về trật tự của các nguyên tử.
a) Đúng: Các chất cùng khối lượng nhưng khi ở các thể khác nhau sẽ có thể tích khác nhau, khi có thể tích khác nhau như vậy sẽ dẫn đến có khối lượng riêng khác nhau.
b) Sai: Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ khác nhau về khoảng cách giữa các phân tử chứ giống nhau giữa kích thước của nguyên tử.
c) Đúng: Một chất có khối lượng nhất định nhưng khi ở các thể khác nhau thì sẽ có thể tích khác nhau nên sẽ có khối lượng riêng khác nhau
d) Đúng: Ở các thể khác nhau thì trật tự sắp xếp của nguyên tử, phân tử sẽ khác nhau.
Câu 34 [409499]: Các phát biểu sau đây đúng hay sai?
a) Đúng: Chất rắn kết tinh có hình dạng hình học, ví dụ như hình lập phương, chất rắn vô định hình không có hình dạng xác định, ví dụ như hình dạng nhựa đường.
b) Sai: Một số chất khi ở điều kiện nhất định sẽ là chất rắn kết tinh, khi ở điều kiện khác sẽ là chất rắn vô định hình, ví dụ: lưu huỳnh
c) Đúng: Chất rắn kết tinh có cấu trúc mạng tinh thể như dạng lập phương hay dạng lục giác xếp chặt, còn chất rắn vô định hình thì các hạt trong nó sắp xếp hỗn độn.
d) Sai: Cùng một chất vẫn có thể có dạng sắp xếp cấu trúc mạng tinh thể khác nhau
© 2023 - - Made With