Đáp án SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT - Đề tự luyện số 1
Câu 1 [409781]: Sự nóng chảy của một chất là hiện tượng
A, chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
D, chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sự nóng chảy của một chất là hiện tượng chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng và ngược lại, một chất khi chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là hiện tượng nóng chảy.
Chọn A Đáp án: A
Câu 2 [409782]: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự nóng chảy?
A, Bỏ cục nước đá vào một cốc nước.
B, Đốt một ngọn nến.
C, Đốt một ngọn đèn dầu đang cháy.
D, Đúc một cái chuông đồng.
Hiện tượng nóng chảy là khi một chất chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
a) Nước đá chuyển thành nước lỏng
b) Sáp nến từ dạng nóng chuyển thành dạng lỏng
d) Đồng từ thể rắn chuyển thành thể lỏng để đổ vào khuôn
c) Dầu cháy sẽ chuyển thành chất khác
Chọn C Đáp án: C
Câu 3 [409783]: Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?
A, Sương đọng trên lá cây.
B, Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắng.
C, Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.
D, Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
a) Hiện tượng ngưng tụ
b) Hiện tượng bay hơi
c) Sự sôi
d) Hiện tượng nóng chảy
Chọn D Đáp án: D
Câu 4 [409784]: Khi quan sát sự nóng chảy của nước đá, trong suốt thời gian nóng chảy thì
A, nhiệt độ của nước đá tăng.
B, nhiệt độ của nước đá giảm.
C, nhiệt độ của nước không thay đổi.
D, nhiệt độ của nước đá ban đầu tăng sau đó giảm.
Trong quá trình cung cấp nhiệt lượng để làm một chất nóng chảy, toàn bộ nhiệt lượng đó chỉ khiến vật nóng chảy chứ không làm vật thay đổi nhiệt độ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 5 [409785]: Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A, Nước.
B, Thủy ngân.
C, Sắt.
D, Vonfram.
Vonfram có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
Nước có nhiệt độ nóng chảy là
Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy là
Sắt có nhiệt độ nóng chảy là khoảng
Chọn D Đáp án: D
Câu 6 [567195]: Phát biểu nào sau đây là sai?
A, Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
B, Khi bị làm nóng thì chất rắn vô định hình mềm dần cho đến khi trở thành lỏng.
C, Trong quá trình hóa lỏng nhiệt độ của chất rắn vô định hình tăng liên tục.
D, Chất rắn vô định hình có cấu trúc tinh thể.
Chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. Đáp án: D
Câu 7 [569345]: Hình bên là đồ thị phác họa sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình chuyển thể từ rắn sang lỏng của chất rắn kết tinh và của chất rắn vô định hình tương ứng lần lượt là
A, đường (3) và đường (2).
B, đường (1) và đường (2).
C, đường (2) và đường (3).
D, đường (3) và đường (1).
Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Chất rắn vô định hình trong quá trình nóng chảy vẫn tăng nhiệt độ.
Chọn A Đáp án: A
Câu 8 [409789]: Sự đông đặc của một chất là
A, chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
D, chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sự đông đặc của một chất là chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Chọn B Đáp án: B
Câu 9 [409790]: Trong thời gian đồng đông đặc, nhiệt độ của nó
A, không ngừng tăng.
B, không ngừng giảm.
C, mới đầu tăng, sau giảm.
D, không đổi.
Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không đổi.
Chọn D Đáp án: D
Câu 10 [409791]: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự nóng chảy và sự đông đặc?
A, Các chất khác nhau sẽ nóng chảy (hay đông đặc) ở nhiệt độ khác nhau.
B, Đối với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì sẽ đông đặc ở nhiệt độ ấy.
C, Nhiệt độ của vật sẽ tăng dần trong quá trình nóng chảy và giảm dần trong quá trình đông đặc.
D, Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ nhất định.
Các chất khác nhau sẽ nóng chảy hay đông đặc ở nhiệt độ khác nhau và xác định. Ví dụ như nhiệt nóng chảy hoặc nhiệt đông đặc của đồng khác của sắt.
Với một chất nhất định, nếu nóng chảy ở nhiệt độ nào thì đông đặc ở nhiệt độ đó với điều kiện là áp suất không đổi.
Trong quá trình nóng chảy hay quá trình đông đặc, nhiệt độ của chất đó không đổi.
Chọn C Đáp án: C
Câu 11 [409792]: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:
A, tuyết rơi nhiều đè nặng thành ống.
B, thể tích nước khi đông đặc tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống.
C, trời lạnh làm đường ống bị cứng dòn và rạn nứt.
D, các phương án trên đều sai.
Bình thường, các chất tuân theo quy luật nóng nở ra còn lạnh co lại. Đặc biệt, nước ở trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn sẽ có thể tích tăng lên do cấu trúc phân tử của nước đá rỗng hơn so với nước lỏng.
Chọn B Đáp án: B
Câu 12 [679984]: Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?
A, Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.
B, Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
C, Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc.
D, Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. Nhiệt độ hóa hơi bằng nhiệt độ ngưng tụ.
Chọn D Đáp án: D
Câu 13 [409795]: Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng gọi là
A, sự nóng chảy.
B, sự sôi.
C, sự đông đặc.
D, sự bay hơi.
Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì gọi là sự bay hơi.
Sự sôi xảy ra bên trong và trên bề mặt chất lỏng, chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.
Chọn D Đáp án: D
Câu 14 [409796]: Chọn đáp án đúng: Sự bay hơi
A, xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B, chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng.
C, xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ.
D, chỉ xảy ra đối với một số ít chất lỏng.
Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì gọi là sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh
Chọn A Đáp án: A
Câu 15 [409799]: Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
A, Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng.
B, Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng.
C, Không nhìn thấy được.
D, Xảy ra ở nhiệt độ xác định của chất lỏng.
Sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì gọi là sự bay hơi, nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh và không nhìn thấy được.
Chọn D Đáp án: D
Câu 16 [571608]: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A, Gió.
B, Thể tích của chất lỏng.
C, Nhiệt độ.
D, Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố thể tích của chất lỏng.
Chọn B Đáp án: B
Câu 17 [409800]: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi
A, Nước trong cốc càng nhiều.
B, Nước trong cốc càng ít.
C, Nước trong cốc càng nóng.
D, Nước trong cốc càng lạnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi của chất lỏng gồm có nhiệt độ, độ ẩm, diện tích mặt thoáng, tốc độ gió… Nhiệt độ càng cao tốc độ bay hơi càng nhanh.
Chọn C Đáp án: C
Câu 18 [409814]: Câu nào sau đây không đúng khi nói về sự bay hơi của các chất lỏng?
A, Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B, Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
C, Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
D, Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kì.
Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng và có thể xảy ra ở nhiệt độ bất kì. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi.
Chọn C Đáp án: C
Câu 19 [409802]: Chọn đáp án đúng: Sự sôi của chất là
A, Sự hóa hơi của các chất ở mọi nhiệt độ.
B, Sự hóa hơi của chất xảy ra trên bề mặt chất lỏng ở mọi nhiệt độ.
C, Sự hóa hơi của chất xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng ở một nhiệt độ xác định.
D, Sự hóa hơi của chất xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng ở mọi nhiệt độ.
Sự sôi của chất là sự hóa hơi của chất xảy ra cả trên bề mặt và trong lòng khối chất lỏng ở một nhiệt độ xác định.
Chọn C Đáp án: C
Câu 20 [409803]: Nước chỉ bắt đầu sôi khi
A, các bọt khí xuất hiện ở đáy bình.
B, các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng.
C, các bọt khí từ đáy bình nổi lên.
D, các bọt khí càng nổi lên càng to ra.
Nước chỉ bắt đầu sôi khi các bọt khí vỡ tung trên mặt thoáng.
Khi đun đã bắt đầu xuất hiện các bọt khí từ đáy nổi lên nhưng chưa đủ.
Chọn B Đáp án: B
Câu 21 [409805]: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây:
A, Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khí phía trên bề mặt chất lỏng.
B, Áp suất trên mặt thoáng càng cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
C, Áp suất trên mặt thoáng càng nhỏ thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
D, Ở áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở nhiệt độ xác định và không đổi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khí phía trên bề mặt chất lỏng. Nếu áp suất trên mặt thoáng chất lỏng càng cao thì nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao. Có thể hiểu rằng áp suất lên bề mặt chất lỏng càng nhỏ thì các phần tử chất lỏng càng dễ thoát khỏi bề mặt chất lỏng
Chọn C Đáp án: C
Câu 22 [571609]: Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn
A, Nhiệt độ của chất lỏng tăng.
B, Nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
C, Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở trên bề mặt chất lỏng.
D, Chỉ có quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở bên trong chất lỏng.
Trong thời gian sôi của một chất lỏng, ở áp suất chuẩn nhiệt độ của chất lỏng không đổi.
Chọn B Đáp án: B
Câu 23 [679985]: Trong quá trình hóa hơi, khi đạt đến nhiệt độ sôi thì chất lỏng không tăng nhiệt độ là do
A, phần nhiệt lượng nhận thêm đã chuyển thành động năng của các phân tử.
B, phần nhiệt lượng nhận thêm dùng để phá vỡ liên kết với các phân tử xung quanh.
C, phần nhiệt lượng nhận thêm đã chuyển thành động năng của các phân tử.
D, phần nhiệt nhận thêm cân bằng với phần nhiệt tỏa ra môi trường bên ngoài.
Trong quá trình hóa hơi, khi đạt đến nhiệt độ sôi thì chất lỏng không tăng nhiệt độ là do phần nhiệt lượng nhận thêm dùng để phá vỡ liên kết với các phân tử xung quanh để chất có thể chuyển pha
Chọn B Đáp án: B
Câu 24 [409807]: Thuỷ ngân có nhiệt độ nóng chảy là và nhiệt sôi là Khi trong phòng có nhiệt độ là thì thủy ngân
A, chỉ tồn tại ở thể lỏng.
B, chỉ tồn tại ở thể rắn.
C, tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi
D, tồn tại ở cả thể lỏng, thể rắn và thể hơi
Thủy ngân ở nhiệt độ sẽ tồn tại đa phần ở thể lỏng. Nhưng thủy ngân là chất dễ bay hơi và sự bay hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng ở mọi nhiệt độ nên thủy ngân còn tồn tại ở thể khí. Lưu ý là tại nhiệt độ này thủy ngân tồn tại ở dạng khí với một lượng là rất nhỏ so với tồn tại ở dạng lỏng.
Chọn C Đáp án: C
Câu 25 [409809]: Sự ngưng tụ của một chất là hiện tượng
A, chất đó chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
C, chất đó chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
D, chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sự ngưng tụ của một chất là hiện tượng chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Chọn D Đáp án: D
Câu 26 [409811]: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A, Sương đọng trên lá cây.
B, Sự tạo thành sương mù.
C, Sự tạo thành hơi nước.
D, Sự tạo thành mây.
Sự ngưng tụ của một chất là hiện tượng chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Sương đọng trên lá cây, sự tạo thành sương mù hay tạo thành mây là hiện tượng ngưng tụ.
Sự tạo thành hơi nước là hiện tượng hóa hơi.
Chọn C Đáp án: C
Câu 27 [409813]: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?
A, Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa.
B, Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính
C, Sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm.
D, Nước mưa trên đường nhưa biến mất khi Mặt Trời xuất hiện lại sau cơn mưa
Sự ngưng tụ của một chất là hiện tượng chất đó chuyển từ thể khí sang thể lỏng.
Hơi nước trong các đám mây sau một thời gian sẽ tạo thành mưa, khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ sẽ xuất hiện những hạt nước nhỏ làm mờ kính, sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm là hiện tượng ngưng tụ.
Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời xuất hiện lại sau cơn mưa là hiện tượng hóa hơi.
Chọn D Đáp án: D
Câu 28 [587708]: Cho sơ đồ các hình thức chuyển thể như bên dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?
A, (2) là quá trình ngưng kết.
B, (1) là quá trình nóng chảy.
C, (2) là quá trình hóa hơi.
D, (3) là quá trình ngưng tụ.
(1) là quá trình đông đặc
(2) là quá trình thăng hoa
(3) là quá trình ngưng tụ
Chọn D Đáp án: D
Câu 29 [679986]: Mây được tạo thành từ
A,
nước bay hơi.
B,
khói.
C,
nước đông đặc.
D,
hơi nước ngưng tụ.
Mây được tạo thành từ quá trình hơi nước ngưng tụ
Chọn D Đáp án: D
Câu 30 [597956]: Ở những ngày rất lạnh, nhiều khu vực ở nước ta như Sapa, Mẫu sơn, nước có thể bị đóng băng. Hiện tượng này thể hiện sự chuyển thể nào của chất?
A, Sự ngưng tụ.
B,  Sự đông đặc.
C, Sự nóng chảy.
D, Sự hóa hơi.
Hiện tượng nước đóng băng thể hiện sự chuyển thể đông đặc của nước
Chọn B Đáp án: B
Câu 31 [409794]: Ngày 31/03/2024 khoảng 2h chiều, một trận mưa đá xuất hiện ở thành phố Đà Lạt. Nguyên nhân hình thành hiện tượng mưa đá là do áp cao cận nhiệt đới lấn tây, đẩy một lượng lớn độ ẩm từ biển về phía đất liền. Trong điều kiện nhiệt ẩm cao, không khí không ổn định, có sự xáo trộn lớn, lúc này dòng không khí chuyển động đi lên sẽ mang theo khối mây nóng ẩm cùng lên cao, vượt qua cả tầng đối lưu. Càng lên cao nhiệt độ sẽ càng giảm, cho đến khi chạm mức 0°C, ... thành các hạt băng. Đến một lúc nào đó, khi hạt đủ lớn, các luồng khí không có thể giữ được nữa thì sẽ rơi xuống mặt đất và hình thành nên các cơn mưa đá. Điền vào chỗ trống cụm từ thích hợp?
A, nước ở thể lỏng đông đặc.
B, hơi nước bị ngưng kết.
C, hơi nước hóa lỏng rồi từ thể lỏng sang thể rắn.
D, nước kết tủa.
Khi xảy ra hiện tượng mưa đá, tồn tại cùng lúc cả hai quá trình là nước ở thể lỏng đông đặc và hơi nước bị ngưng kết. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cho đến mức, nước bị đông đặc từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn và hơi nước bị ngưng kết chuyển từ trạng thái khí sang trạng thái rắn (đóng băng), khi hạt đủ lớn, thắng được lực trọng trường rơi xuống đất thì gọi là mưa đá. Tuy nhiên tỉ lệ xảy ra hiện tượng ngưng kết lớn hơn hiện tượng đông đặc khi mưa đá xảy ra
Chọn B Đáp án: B
Câu 32 [409816]: Ở điều kiện thường, iot là chất rắn dạng tinh thể màu đen tím. Khi đun nóng, iot có sự thăng hoa. Vậy sự thăng hoa của iot là sự chuyển trạng thái từ thể
A, rắn sang khí.
B, rắn sang lỏng.
C, lỏng sang rắn.
D, khí sang rắn.
Sự thăng hoa là quá trình chất chuyển trạng thái từ thể rắn sang thể khí
Chọn A Đáp án: A
Câu 33 [591716]: Bảng dưới đây cho biết nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của một số chất.
Chất nào ở thể lỏng ở 20°C?
A, Chất 2.
B, Chất 1.
C, Chất 3.
D, Chất 4.
Chất ở thể lỏng ở 20°C là chất có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn 20°C và nhiệt độ hóa hơi lớn hơn 20°C
Chọn A Đáp án: A
Câu 34 [409817]: Cho các phát biểu sau, xét tính đúng sai:
A, Cung cấp nhiệt cho một khối chất luôn làm tăng thể tích của chất đó.
B, Cung cấp nhiệt cho một khối chất luôn làm tăng nhiệt độ của khối chất đó.
C, Cung cấp nhiệt cho một khối chất là sự truyền năng lượng cho khối chất đó.
D, Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất và áp suất ngoài.
a) Sai: Ví dụ như khi cung cấp nhiệt cho khối nước đá chuyển sang dạng lỏng sẽ thấy khối nước bị giảm thể tích.
b) Sai: Trong quá trình chuyển thể, cung cấp nhiệt cho khối chất không làm tăng nhiệt độ của khối chất đó.
c) Đúng: Cung cấp nhiệt cho một khối chất là sự truyền năng lượng cho khối chất đó.
d) Đúng: Nhiệt độ nóng chảy phụ thuộc vào chất và áp suất ngoài, các chất khác nhau sẽ có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
Câu 35 [409818]: Hình bên dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của thí nghiệm đun nóng liên tục của một lượng nước đá trong một bình không kín
h3.png
A, Đoạn OA cho biết nước tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng.
B, Đoạn CD cho biết nước không tồn tại ở thể lỏng.
C, Đoạn AB cho biết nước đang tồn tại ở thể rắn.
D, Đoạn BC cho biết nước đang sôi.
a) Đúng: Đoạn OA là quá trình nóng chảy, cho biết nước tồn tại ở cả thể rắn và thể lỏng.
b) Đúng: Đoạn CD là quá trình hóa hơi hoàn toàn, cho biết nước không tồn tại ở thể lỏng mà chỉ tồn tại ở thể khí.
c) Sai: Đoạn AB cho biết nước đang tồn tại ở thể lỏng.
d) Đúng: Đoạn BC là quá trình hóa hơi cho biết nước đang sôi.
Câu 36 [409819]: Hình dưới là đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của chất X:
h4.png
A, Nhiệt độ sôi của chất X là
B, Nhiệt độ nóng chảy của chất X là
C, Ở nhiệt độ chất X chỉ tồn tại ở thể lỏng và khí.
D, Ở nhiệt độ C chất X chỉ tồn tại ở cả thể rắn, thể lỏng và thể hơi.
a) Sai: Nhiệt độ sôi của chất X là .
b) Đúng: Nhiệt độ nóng chảy của chất X là .
c) Đúng: Ở nhiệt độ . là quá trình hóa hơi của chất X nên chỉ tồn tại ở thể lỏng và khí.
d) Sai: Chưa thể khẳng định được ở nhiệt độ . là điểm ba của chất X, đồng thời do lượng nước bay hơi là rất nhỏ.
Câu 37 [679987]: Người ta dùng lò nấu chảy kim loại để nấu chảy sắt. Hình bên là đồ thị ghi lại sự thay đổi nhiệt độ của sắt theo thời gian. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai?

A, Từ phút thứ 40 đến phút thứ 60 là giai đoạn chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
B, Kể từ thời điểm ban đầu đến phút thứ 40, sắt vẫn ở thể lỏng.
C, Nhiệt độ sôi của sắt là
D, Đoạn CD trên đồ thị thể hiện quá trình sôi của sắt.
a) Đúng.
b) Sai. Kể từ thời điểm ban đầu đến phút thứ 40, sắt ở thể rắn.
c) Sai. Nhiệt độ nóng chảy của sắt là
d) Sai.
Câu 38 [596875]: Bảng dưới đây ghi nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) của một số chất


a) Các chất đồng, vàng, bạc, có nhiệt độ nóng chảy lớn hơn
b) Ở nhiệt độ phòng ( khoảng ) đồng, vàng, bạc ở thể lỏng.
c) Ở nhiệt độ phòng ( khoảng ) nước, thủy ngân, rượu ở thể lỏng.
d) Vì các chất nước, thủy ngân, ruợu có nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) nhỏ hơn Nên ở chúng không tồn tại ở thể rắn, chúng đang ở thể khí.
a) Đúng.
b) Sai. Ở nhiệt độ phòng ( khoảng ) đồng, vàng, bạc chưa nóng chảy.
c) Đúng.
d) Sai. Vì các chất nước, thủy ngân, ruợu có nhiệt độ nóng chảy (đông đặc) nhỏ hơn Nên ở chúng không tồn tại ở thể rắn, chúng đang ở thể lỏng.
© 2023 - - Made With