Đáp án Cảm ứng điện từ - Bài tập tự luyện số 1
Câu 1 [216840]: Câu nào dưới đây nói về từ thông là không đúng? 
A, Từ thông qua mặt S là đại lượng xác định theo công thức Φ = B.S.cosα, với α là góc tạo bởi cảm ứng từ và pháp tuyến dương của mặt S.
B, Từ thông là một đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.
C, Từ thông qua mặt S chỉ phụ thuộc diện tích của mặt S, không phụ thuộc góc nghiêng của mặt đó so với hướng của các đường sức từ.
D, Từ thông qua mặt S được đo bằng đơn vị vêbe (1 Wb = 1 T.m2), và có giá trị lớn nhất khi mặt này vuông góc với các đường sức từ.
Từ thông tính bằng công thức với là góc tạo bởi cảm ứng từ và pháp tuyến dương của mặt S nên từ thông qua mặt S phụ thuộc vào diện tích mặt S, góc nghiêng của mặt S với đường sức từ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 2 [216843]: Cho vectơ pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ thì khi độ lớn cảm ứng từ tăng 2 lần, từ thông
A, bằng 0.
B, tăng 2 lần.
C, tăng 4 lần.
D, giảm 2 lần.
Vecto pháp tuyến của diện tích vuông góc với các đường sức từ thì ta có
Từ thông luôn có giá trị
Chọn A Đáp án: A
Câu 3 [216857]: Một khung dây dẫn phẳng có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến là . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức
A, Ф = BS.sinα.
B, Ф = BS.cosα.
C, Ф = BS.tanα.
D, Ф = BS.cotanα.
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức Ф = BS.cosα.
Chọn B Đáp án: B
Câu 4 [216844]: Vêbe là đơn vị đo từ thông, kí hiệu là Wb; 1 Wb bằng
A, 1 T.m2.
B, 1 T/m.
C, 1 T.m.
D, 1 T/m2.
Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức Ф = BS.cosα.

Chọn A Đáp án: A
Câu 5 [216847]: Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A, sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
B, sinh ra dòng điện trong mạch kín.
C, được sinh bởi nguồn điện hóa học.
D, được sinh bởi dòng điện cảm ứng.
Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
Chọn A Đáp án: A
Câu 6 [216849]: Nhận xét nào dưới đây nói về dòng điện cảm ứng là không đúng? Dòng điện cảm ứng là dòng điện
A, xuất hiện trong một mạch kín khi từ thông qua mạch kín đó biến thiên.
B, có chiều và cường độ không phụ thuộc chiều và tốc độ biến thiên của từ thông qua mạch kín.
C, chỉ tồn tại trong mạch kín trong thời gian từ thông qua mạch kín đó biến thiên.
D, có chiều phụ thuộc chiều biến thiên từ thông qua mạch kín.
Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện trong một mạch kín khi từ thông qua mạch kín đó biến thiên, chỉ tồn tại trong mạch kín trong thời gian từ thông qua mạch kín đó biến thiên và có chiều phụ thuộc chiều biến thiên từ thông qua mạch kín.
Chọn B Đáp án: B
Câu 7 [216851]: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều
A, sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
B, hoàn toàn ngẫu nhiên.
C, sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
D, sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.
Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
Chọn A Đáp án: A
Câu 8 [216852]: Ứng dụng nào sau đây không liên quan đến dòng Fu-cô?
A, Phanh điện từ.
B, Nấu chảy kim loại bằng cách để nó trong từ trường biến thiên.
C, Lõi máy biến thế được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau.
D, Đèn hình TV.
Do tác dụng của dòng Fu-cô, mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường đều chịu tác dụng của những lực hãm điện từ. Tính chất này được ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng.
Khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên sẽ nóng lên. Tính chất này dùng trong lò nung làm nóng chảy kim loại.
Lõi máy biến thế được ghép từ lá thép mỏng cách điện để tăng điện trở của lõi, làm giảm giá trị của dòng điện Fuco
Chọn D Đáp án: D
Câu 9 [216855]: Nhận xét nào dưới đây nói về suất điện động cảm ứng là không đúng? Suất điện động cảm ứng là suất điện động
A, trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên.
B, sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.
C, có độ lớn không đổi và tuân theo định luật Ôm toàn mạch.
D, có độ lớn tuân theo định luật Fa-ra-day và có chiều phù hợp với định luật Len-xơ.
Suất điện động cảm ứng là suất điện động trong mạch kín khi từ thông qua mạch kín biến thiên, sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín, có độ lớn tuân theo định luật Fa-ra-day và có chiều phù hợp với định luật Len-xơ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 10 [216863]: Mạch kín (C) không biến dạng trong từ trường đều Hỏi trường hợp nào dưới đây, từ thông qua mạch biến thiên?
A, (C) chuyển động tịnh tiến.
B, (C) chuyển động quay xung quanh một trục cố định vuông góc với mặt phẳng chứa mạch.
C, (C) chuyển động trong một mặt phẳng vuông góc với
D, (C) chuyển động quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song song với đường sức từ.
Từ thông qua mạch biến thiên trong trường hợp (C) chuyển động quay xung quanh trục cố định nằm trong mặt phẳng chứa mạch và trục này không song song với đường sức từ.
Chọn D Đáp án: D
Câu 11 [216865]: Chọn câu sai.
A, Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
B, Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với từ trường đã sinh ra nó.
C, Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
D, Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi 1 mạch điện thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng.
Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi 1 mạch điện thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân sinh ra nó. Trong trường hợp từ trường sinh ra dòng điện cảm ứng đang giảm thì dòng điện cảm ứng sinh ra từ trường cảm ứng, từ trường cảm ứng đó sẽ cùng chiều với từ trường sinh ra dòng điện cảm ứng.
Chọn B Đáp án: B
Câu 12 [216871]: Trong thời gian có sự biến thiên từ thông qua mạch kín (do sự biến thiên của cảm ứng từ) làm xuất hiện dòng điện cảm ứng; điện lượng qua mạch không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A, Độ biến thiên từ thông.
B, Diện tích của mạch.
C, Điện trở của mạch kín.
D, Thời gian.

Ta thấy điện lượng qua mạch phụ thuộc yếu tố: độ biến thiên từ thông, điện trở của mạch kín. Điện trở của mạch kín phụ thuộc vào diện tích của mạch.
Chọn D Đáp án: D
Câu 13 [554828]: Hiện tượng cảm ứng điện từ không được sử dụng trong
A, đồng hồ tốc độ.
B, máy biến áp.
C, máy phát điện xoay chiều.
D, lò sưởi.
Hiện tượng cảm ứng điện từ sử dụng trong đồng hồ đo tốc độ, máy biến áp và máy phát điện xoay chiều.
Lò sưởi là ứng dụng của sự truyền nhiệt.
Chọn D Đáp án: D
Câu 14 [554829]: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm dịch chuyển lại gần hoặc ra xa vòng dây kín?

A, Hình 1.
B, Hình 2.
C, Hình 3.
D, Hình 4.
Từ trường của nam châm có chiều theo quy ước ra Bắc vào Nam.
Xét các vòng dây, coi phần bên phải vòng dây gần mình hơn. Ở hình 1 ta thấy từ trường xuyên qua vòng dây đang tăng, có chiều từ trái sang phải, dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều sao cho từ trường chống lại sự thay đổi đó: có chiều từ phải sang trái.
Chọn A Đáp án: A
Câu 15 [216874]: Hình vẽ nào sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng khi cho nam châm rơi thẳng đứng xuống tâm vòng dây đặt trên bàn?
3.PNG
A, Hình 1.
B, Hình 2.
C, Hình 3.
D, Hình 4.
Từ trường của nam châm có chiều theo quy ước ra Bắc vào Nam.
Xét các vòng dây, ở hình 1 ta thấy từ trường xuyên qua vòng dây đang tăng, có chiều từ dưới lên trên, dòng điện cảm ứng sinh ra có chiều sao cho từ trường chống lại sự thay đổi đó: từ trường cảm ứng có chiều từ trên xuống dưới. Theo quy tắc bàn tay phải ta thấy dòng điện có chiều như hình 1.
Chọn A Đáp án: A
Câu 16 [216876]: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây khi nhìn vào mặt bên phải trong trường hợp cho nam châm xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ.
5.PNG
A, Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược kim đồng hồ.
B, Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng kim đồng hồ.
C, Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây.
D, Dòng điện cảm ứng luôn cùng kim đồng hồ.
Từ trường của nam châm có chiều tuân theo quy ước ra Bắc vào Nam.
Lúc đầu từ trường có chiều từ trái sang phải và đang tăng, khi nam châm xuyên qua thì từ trường giảm dần.
Dòng điện sinh ra sao cho chống lại sự thay đổi đó: ban đầu từ trường cảm ứng có chiều từ phải sang trái, sau đó có chiều từ trái sang phải.
Dùng quy tắc bàn tay phải xác định được chiều dòng điện
Chọn A Đáp án: A
Câu 17 [216878]: Một nam châm thẳng N-S đặt thẳng đứng gần khung dây tròn. Trục của nam châm vuông góc với mặt phẳng của khung dây. Giữ khung dây đứng yên. Lần lượt cho nam châm chuyển động như sau:
- I. Tịnh tiến dọc theo trục của nó.
- II. Quay nam châm quanh trục thẳng đứng của nó.
- III. Quay nam châm quanh một trục nằm ngang và vuông góc với trục của nam châm.
Các trường hợp có dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây là
7.PNG
A, I và II.
B, I và III.
C, II và III.
D, I, II, và III.
Từ trường của nam châm thẳng có dạng như hình:

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung dây khi cảm ứng từ đi qua khung dây thay đổi.
Từ trường đi qua cuộn dây trong trường hợp I và III thay đổi: trường hợp 1 cảm ứng từ đi qua khung dây tăng hoặc giảm tương ứng với khi tịnh tiến nam châm lại gần hay ra xa so với khung dây, trường hợp 3 từ trường tăng hoặc giảm tương ứng với khi đầu nam châm hướng lại gần hay ra xa so với khung dây trong chuyển động quay của nam châm
Trường hợp II không thay đổi vì khi nam châm quay quanh trục thẳng đứng của nó thì cảm ứng từ xuyên qua vòng dây là không đổi.
Chọn B Đáp án: B
Câu 18 [216885]: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt phẳng khung dây. Từ thông gửi qua khung dây đó bằng
A, 0,048 Wb.
B, 24 Wb.
C, 480 Wb.
D, 0 Wb.
Từ thông gửi qua khung dây đó bằng
Chọn A Đáp án: A
Câu 19 [216886]: Một khung hình chữ nhật kích thước 3 cm × 4 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 5.10-4 T. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung một góc 300. Từ thông qua hình chữ nhật đó là
A, 6.10-7 Wb.
B, 3.10-7 Wb.
C, 5,2.10-7 Wb.
D, 3.10-3 Wb.
Từ thông qua hình chữ nhật đó là
Chọn B Đáp án: B
Câu 20 [216890]: Một khung dây hình vuông cạnh 5 cm đặt trong từ trường đều, có cảm ứng từ B = 8.10-4 T. Từ thông qua hình vuông đó bằng 10-6 Wb. Góc hợp giữa vectơ cảm ứng từ và vectơ pháp tuyến của hình vuông đó bằng
A, 900.
B, 300.
C, 450.
D, 600.
Ta có
Chọn D Đáp án: D
Câu 21 [216892]: Một khung dây hình chữ nhật ABCD gồm 100 vòng dây, AB = 6 cm; AD = 4 cm. Khung được đặt trong từ trường đều B = 2.10-3 T, đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Quay khung dây 600 quanh cạnh AB. Độ biến thiên từ thông qua khung dây là 
A,
B,
C,
D,

Khung dây quay tương ứng từ hình 1 sang hình 2
Độ biến thiên từ thông qua khung dây là
Chọn C Đáp án: C
Câu 22 [216893]: Trong khoảng thời gian 0,1 s, từ thông tăng từ 0,6 Wb đến 1,6 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
A, 6 V.
B, 10 V.
C, 16 V.
D, 22 V.
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn bằng
Chọn B Đáp án: B
Câu 23 [216895]: Suất điện động cảm ứng đo được đối với một vòng dây dẫn là 0,01 mV. Nếu thay vòng dây đó bởi 20 vòng xếp chồng nhau, trong cùng điều kiện biến thiên của từ trường thì suất điện động thu được hai đầu của các vòng dây (các đầu của vòng dây được nối chung với nhau) là
A, 0,01 mV.
B, 0,2 mV.
C, 0,005 mV.
D, 200 mV.
Suất điện động thu được hai đầu của các vòng dây (các đầu của vòng dây được nối chung với nhau) là các nguồn nối song song với nhau.
Suất điện động thu được là
Chọn A Đáp án: A
Câu 24 [216898]: Một khung dây được đặt cố định trong từ trường đều mà cảm ứng từ có độ lớn ban đầu xác định. Trong thời gian 0,2 s từ trường giảm đều về 0 thì trong thời gian đó khung dây xuất hiện suất điện động với độ lớn 100 mV. Nếu từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,5 s thì suất điện động trong thời gian đó là
A, 40 mV.
B, 250 mV.
C, 2,5 V.
D, 20 mV.
Suất điện động xuất hiện trong thời gian 0,2s là
Chọn A Đáp án: A
Câu 25 [216902]: Một khung dây có 1000 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho các đường sức từ vuông góc với mặt phẳng của khung. Diện tích mặt phẳng giới hạn bởi mỗi vòng là 2 dm2. Cảm ứng từ của từ trường giảm đều từ 0,5 T đến 0,2 T trong thời gian 0,1 s. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây bằng
A, 30 V.
B, 90 V.
C, 120 V.
D, 60 V.
Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây bằng
Chọn D Đáp án: D
Câu 26 [216905]: Một khung dây hình chữ nhật kín gồm N = 10 vòng dây, diện tích mỗi vòng S = 20 cm2 đặt trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với pháp tuyến của mặt phẳng khung dây góc α = 600, độ lớn cảm ứng từ B = 0,04 T, điện trở khung dây R = 0,2 Ω. Cường độ dòng điện xuất hiện trong khung dây nếu trong thời gian ∆t = 0,01 giây, cảm ứng từ giảm đều từ B đến 0 bằng
A, 0,1 A.
B, 0,4 A.
C, 0,2 A.
D, 0,3 A.
Đáp án: C
Câu 27 [216906]: Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B, có độ lớn biến đổi theo thời gian. Biết cường độ dòng điện cảm ứng là IC = 0,5 A, điện trở của khung là R = 2 Ω và diện tích của khung là S = 100 cm2. Tốc độ biến thiên của cảm ứng từ bằng
A, 150 T/s.
B, 100 T/s.
C, 200 T/s.
D, 300 T/s.
Đáp án: B
Câu 28 [216908]: Một khung dây gồm 100 vòng, mỗi vòng có diện tích 200 cm2, đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,2 T. Cho khung dây quay xung quanh một trục sao cho góc hợp bởi với mặt phẳng khung dây thay đổi từ 600 đến 900 trong thời gian 0,1 s. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có giá trị là
A, 2 V.
B, 0,54 V.
C, 3,46 V.
D, 4,5 V.
Đáp án: B
Câu 29 [216910]: Một khung dây đồng có đường kính 20 cm và tiết diện dây dẫn là 5.10-6 m2 được đặt vào trong từ trường đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt vòng dây. Biết điện trở suất của đồng bằng 1,75.10-8 Ωm. Để vòng dây xuất hiện dòng điện có cường độ 10 A thì tốc độ biến thiên của cảm ứng từ là
A, 0,7.
B, 0,18.
C, 1,4.
D, 2,1.
Đáp án: A
Câu 30 [216912]: Một vòng dây dẫn hình chữ nhật kích thước 3 cm x 5 cm đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,5. Vectơ cảm ứng từ hợp với mặt phẳng vòng dây một góc 300. Trong thời gian 1 giây, vòng dây được kéo thành một hình vuông có cùng chu vi với hình chữ nhật trên sao cho không thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng vòng dây với hướng của từ trường, suất điện động cảm ứng bằng
A, 0,375 mV.
B, 0,05.10-5 V.
C, 0,025 mV.
D, 0,09 mV.
Đáp án: C
Câu 31 [216870]: Một khung dây phẳng đặt trong từ trường đều có các đường sức từ nằm trong mặt phẳng của khung và độ lớn cảm ứng từ B biến đổi đều theo thời gian. Trong 0,1 s đầu cảm ứng từ tăng từ 10 μT đến 20 μT; 0,1 s tiếp theo cảm ứng từ tăng từ 20 μT đến 30 μT. Gọi e1 và e2 là suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong 2 giai đoạn biến đổi của B. Biểu thức đúng là
A,
B,
C,
D,
Đáp án: B
Câu 32 [216901]: Vectơ cảm ứng từ của từ trường đều xuyên qua một khung dây kim loại, diện tích S = 20 cm2 có giá trị phụ thuộc vào thời gian như đồ thị hình bên, suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là
17.PNG
A, 4 mV.
B, 3 mV.
C, 1,5 mV.
D, 2 mV.
Đáp án: B
Câu 33 [216914]: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của cảm ứng từ B theo thời gian của một từ trường như hình vẽ. Một khung dây dẫn đặt trong từ trường này sao cho mặt phẳng khung dây vuông góc với . Gọi là độ lớn của các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung ứng với các đoạn AB, BC và CD. Xếp theo thứ tự tăng dần của các suất điện động này là
18.PNG
A, .
B, .
C, .
D, .
Đáp án: C
Câu 34 [216915]: Một khung dây dẫn phẳng đặt trong từ trường đều. Cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng khung dây. Hình bên biểu diễn sự biến đổi của cảm ứng từ theo thời gian. Gọi e1, e2, e3, e4 lần lượt là độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong các khoảng thời gian tương ứng: từ 0 đến 2 ms, từ 2 ms đến 6 ms, từ 6 ms đến 7 ms và từ 7 ms đến 8 ms. Khẳng định nào sai trong các khẳng định sau?
19.PNG
A, e1 = 2e3.
B, e2 = 0.
C, e4 = 2e1.
D, e3 = e4.
Đáp án: A
Câu 35 [216919]: Cho từ thông qua một mạch điện biến đổi như đồ thị. Suất điện động cảm ứng ec xuất hiện trong các khoảng thời gian là
23.PNG
A, 0 ≤ t ≤ 0,4 s thì ec = 2,5 V.
B, 0,2 s ≤ t ≤ 0,4 s thì ec = -2,5 V.
C, 0,4 s ≤ t ≤ 1 s thì ec = 1,25 V.
D, 0,4 s ≤ t ≤ 1 s thì ec = -1,25 V.
Đáp án: C
Câu 36 [216891]: Hình bên là đồ thị biễu diễn sự biến thiên của độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong một mạch điện kín. Trong các đồ thị sau, đồ thị nào diễn tả đúng sự biến thiên của từ thông qua mạch điện nói trên theo t?
15.PNG
42.PNG
A, Hình 1.
B, Hình 2.
C, Hình 3.
D, Hình 4.
Đáp án: A
Câu 37 [554831]: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai khi nói về định Luật Lenxo về chiều dòng điện cảm ứng?
a) Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu.
b) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
c) Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
d) Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.
a) Đúng: Nếu từ thông ban đầu qua mạch kín tăng thì từ trường cảm ứng ngược chiều với từ trường ban đầu.
b) Đúng: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.
c) Đúng: Khi từ thông qua mạch kín biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên.
d) Sai: Từ trường của dòng điện cảm ứng luôn có chiều chống lại với sự thay đổi của từ trường ngoài sinh ra dòng điện cảm ứng.
Câu 38 [554832]: Trong các hình vẽ a, b, c, d, mũi tên chỉ chiều chuyển động của nam châm hoặc vòng dây dẫn kín. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?

a) Dòng điện cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình a và b cùng chiều kim đồng hồ.
b) Dòng điện cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình a và d ngược chiều kim đồng hồ.
c) Lực từ tác dụng vào các nam châm hình a và c có ngược chiều chuyển động của các nam châm.
d) Từ trường cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình c có vecto cảm ứng từ tại tâm ngược chiều với vecto cảm ứng từ do nam châm sinh ra.

a) Sai: Dòng điện cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình a ngược chiều kim đồng hồ còn hình b cùng chiều kim đồng hồ.
b) Đúng: Dòng điện cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình a và d ngược chiều kim đồng hồ.
c) Đúng: Lực từ tác dụng vào các nam châm hình a và c có ngược chiều chuyển động của các nam châm.
d) Sai: Từ trường cảm ứng sinh ra ở cuộn dây hình c có vecto cảm ứng từ tại tâm cùng chiều với vecto cảm ứng từ do nam châm sinh ra.
Câu 39 [554833]: Đặt khung dây ABCD, cạnh a = 4 cm trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,05 Т.
+ Trường hợp 1: vuông góc với mặt phẳng khung dây.
+ Trường hợp 2: song song với mặt phẳng khung dây.
+ Trường hợp 3: hợp với mặt phẳng khung dây góc a = 30°.
a) Từ thông qua khung dây trong trường hợp 1 lớn nhất.
b) Từ thông qua khung dây trong trường hợp 2 nhỏ nhất.
c) Từ thông qua khung dây trong trường hợp 1 gấp đôi từ thông qua khung dây trong trường hợp 3.
d) Từ thông qua khung dây trong trường hợp 2 có độ lớn là 8.10-5 Wb.
a) Đúng: Từ thông qua khung dây trong trường hợp 1 lớn nhất.
b) Đúng: Từ thông qua khung dây trong trường hợp 2 nhỏ nhất.
c) Đúng: Từ thông qua khung dây trong trường hợp 1 gấp đôi từ thông qua khung dây trong trường hợp 3.
d) Sai: Từ thông qua khung dây trong trường hợp 2 có độ lớn là 0 Wb.
Câu 40 [554834]: Một khung dây hình tròn có diện tích S = 50 cm2 đặt trong từ trường có cảm ứng từ B = 5.10-2 T, các đường sức từ hợp với mặt phẳng khung dây góc 60o. Từ thông qua mặt phẳng khung dây là bao nhiêu? (tính theo đơn vị mWb, làm tròn kết quả đến chữ số thứ 2 sau dấu phẩy).
Từ thông qua khung dây là
Câu 41 [554835]: Một khung dây hình chữ nhật có chiều dài là 25 cm, được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có B = 4.10-3 T. Từ thông xuyên qua khung dây là 10-4 Wb, chiều rộng của khung dây nói trên là bao nhiêu cm? (làm tròn đến giá trị nguyên gần nhất)
Từ thông xuyên qua khung dây là 10-4 Wb
ta có
Chiều rộng khung dây là
Câu 42 [554836]: Một khung dây phẳng, diện tích 20 cm2, gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ B = 2.10-4 T, góc giữa và vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây là 60o. Làm cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,01 s. Độ lớn của suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây là bao nhiêu mV? (kết quả làm tròn đến giá trị nguyên gần nhất)
Câu 43 [554837]: Một khung dây dẫn tròn có diện tích 60 cm2, đặt trong từ trường đều. Góc giữa và mặt phẳng khung dây là 30°. Trong thời gian 0,01 s từ trường tăng đều từ 0 lên 0,02 T. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là 0,6 V. Khung dây trên gồm bao nhiêu vòng dây? (kết quả làm tròn đến giá trị nguyên gần nhất).
vòng
© 2023 - - Made With