Đáp án Từ trường - Bài tập tự luyện
Câu 1 [215479]: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì
A, có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt song song cạnh nó.
B, có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó.
C, có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
D, có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt bên cạnh nó.
Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì có lực tác dụng lên một kim nam châm hoặc một dòng điện khác đặt song song cạnh nó hay có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó.
Chọn D Đáp án: D
Câu 2 [550095]: Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường?
A, Dòng điện không đổi.
B, Hạt mang điện chuyển động.
C, Hạt mang điện đứng yên.
D, Nam châm chữ U.
Xung quanh dòng điện không đổi, hạt mang điện chuyển động, nam châm chữ U tồn tại từ trường.
Chọn C Đáp án: C
Câu 3 [215480]: Tính chất cơ bản của từ trường là
A, gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
B, gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó.
C, gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó.
D, gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.
Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó.
Chọn A Đáp án: A
Câu 4 [215481]: Từ phổ là
A, hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường.
B, hình ảnh tương tác của hai nam châm với nhau.
C, hình ảnh tương tác giữa dòng điện và nam châm.
D, hình ảnh tương tác của hai dòng điện chạy trong hai dây dẫn thẳng song song.
Từ phổ là hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường.
Chọn A Đáp án: A
Câu 5 [215482]: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A, Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ.
B, Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường thẳng.
C, Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ.
D, Các đường sức từ là những đường cong kín.
Qua bất kỳ điểm nào trong từ trường ta cũng có thể vẽ được một đường sức từ. Đường sức mau ở nơi có cảm ứng từ lớn, đường sức thưa ở nơi có cảm ứng từ nhỏ. Các đường sức từ là những đường cong kín. Đường sức từ do nam châm thẳng tạo ra xung quanh nó là những đường cong kín.
Chọn B Đáp án: B
Câu 6 [215483]: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Từ trường đều là từ trường có
A, các đường sức song song và cách đều nhau.
B, cảm ứng từ tại mọi nơi đều bằng nhau.
C, lực từ tác dụng lên các dòng điện như nhau.
D, cảm ứng từ như nhau tại mọi điểm và có các đường sức song song, cách đều nhau.
Từ trường đều là từ trường có cảm ứng từ như nhau tại mọi điểm và có các đường sức song song, cách đều nhau.
Chọn C Đáp án: C
Câu 7 [550096]: Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện
A, xung quanh dòng điện thẳng.
B, xung quanh một thanh nam châm thẳng.
C, trong lòng của một nam châm chữ U.
D, xung quanh một dòng điện tròn.
Đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song, cùng chiều cách đều nhau xuất hiện trong lòng của một nam châm chữ U.
Chọn C Đáp án: C
Câu 8 [215484]: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A, Tương tác giữa hai dòng điện là tương tác từ.
B, Cảm ứng từ là đại lượng đặc trưng cho từ trường về mặt gây ra tác dụng từ.
C, Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường và từ trường.
D, Đi qua mỗi điểm trong từ trường chỉ có một đường sức từ.
Xung quanh mỗi điện tích đứng yên tồn tại điện trường tĩnh.
Chọn C Đáp án: C
Câu 9 [215485]: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A, Các đường mạt sắt của từ phổ chính là các đường sức từ.
B, Các đường sức từ của từ trường đều có thể là những đường cong cách đều nhau.
C, Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
D, Một hạt mang điện chuyển động theo quỹ đạo tròn trong từ trường thì quỹ đạo chuyển động của hạt chính là một đường sức từ.
Các đường sức từ luôn là những đường cong kín.
Các đường mạt sắt của từ phổ cho ta biết dạng của các đường sức từ không phải là các đường sức từ.
Các đường sức của từ trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau, chứ không phải là các đường cong song song.
Một hạt mang điện chuyển động trong từ trường thì sẽ chịu lực từ tác dụng, tuỳ theo hướng của vận tốc ban đầu của hạt mang điện mà quỹ đạo của nó sẽ có dạng khác nhau, không phải là đường sức của từ trường.
Chọn C Đáp án: C
Câu 10 [215486]: Tìm phát biểu sai.
A, Chiều của các đường sức từ là chiều của từ trường.
B, Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một đường sức từ.
C, Các đường sức từ là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu.
D, Các đường sức từ của cùng một từ trường có thể cắt nhau.
Các đường sức từ của cùng một từ trường không cắt nhau.
Chọn D Đáp án: D
Câu 11 [550094]: Tính chất nào sau đây của đường sức từ không giống với đường sức của điện trường (tĩnh)?
A, Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức.
B, Các đường sức là những đường cong khép kín (hoặc vô hạn ở hai đầu).
C, Chiều của đường sức tuân theo những quy tắc xác định.
D, Chỗ nào từ trường (hay điện trường) mạnh thì vẽ các đường sức mau và chỗ nào từ trường (hay điện trường) yếu thì về các đường sức thưa.
Các đường sức điện là các dường cong không kín, các đường sức điện xuất phát từ các điện tích dương và tận cùng ở các điện tích âm. Còn các đường sức từ là những đường cong kín, đối với nam châm, ở ngoài nam châm thì đường sức từ đi ra từ cực Bắc và đi vào ở cực Nam của nam châm.
Chọn B Đáp án: B
Câu 12 [215487]: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A, các điện tích chuyển động.
B, nam châm đứng yên.
C, các điện tích đứng yên.
D, nam châm chuyển động.
Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với các điện tích đứng yên.
Chọn C Đáp án: C
Câu 13 [550092]: Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp nào sau đây?
A, Một thanh nam châm và một dòng điện không đổi đặt gần nhau.
B, Hai thanh nam châm đặt gần nhau.
C, Một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
D, Một thanh nam châm và một thanh sắt non đặt gần nhau.
Tương tác từ không xảy ra trong trường hợp một thanh nam châm và một thanh đồng đặt gần nhau.
Chọn C Đáp án: C
Câu 14 [550093]: Khi nói về tương tác từ, điều nào sau đây là đúng?
A, Các cực cùng tên của nam châm thì hút nhau.
B, Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thi hút nhau.
C, Các cực khác tên của nam châm thì đẩy nhau.
D, Nếu cực bắc của một thanh nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đẩy thanh sắt.
Khi nói về tương tác từ, ta có các cực cùng tên của nam châm thì đẩy nhau, các cực khác tên của nam châm thì hút nhau. Nếu cực bắc của một thanh nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm cũng hút thanh sắt. Hai dòng điện không đổi, đặt song song cùng chiều thi hút nhau.
Chọn B Đáp án: B
Câu 15 [215488]: Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về từ trường?
A, Tại mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường cảm ứng từ đi qua.
B, Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.
C, Các đường sức từ không cắt nhau.
D, Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong nó.
Các đường cảm ứng từ là những đường cong kín.
Chọn B Đáp án: B
Câu 16 [215489]: Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn không phụ thuộc vào
A, cường độ dòng điện.
B, hình dạng của dây dẫn.
C, môi trường xung quanh dây dẫn.
D, tiết diện của dây dẫn.
Cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường của dòng điện trong một dây dẫn phụ thuộc vào cường độ dòng điện, hình dạng dây dẫn và môi trường xung quanh dây dẫn, không phụ thuộc vào tiết diện của dây dẫn.
Chọn D Đáp án: D
Câu 17 [215490]: Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường
A, nằm theo hướng của lực từ tại điểm đó.
B, có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.
C, không có hướng xác định.
D, vuông góc với đường sức từ tại điểm đó.
Vectơ cảm ứng từ tại một điểm trong từ trường có phương tiếp tuyến với đường sức từ tại điểm đó.
Chọn B Đáp án: B
Câu 18 [215491]: Từ trường không tác dụng lực từ lên
A, nam châm khác đặt trong nó.
B, dây dẫn tích điện đặt trong nó.
C, hạt mang điện chuyển động cắt các đường sức từ của từ trường đó.
D, một dây dẫn mang dòng điện đặt trong nó.
Từ trường không tác dụng lực từ lên dây dẫn tích điện đặt trong nó. Từ trường tác dụng lực từ lên nam châm khác hoặc một dây dẫn mang dòng điện đặt trong nó hay một hạt mang điện chuyển động cắt các đường sức từ của từ trường đó.
Chọn B Đáp án: B
Câu 19 [215495]: Vật liệu nào sau đây không thể dùng làm nam châm?
A, Sắt và hợp chất của sắt.
B, Niken và hợp chất của niken.
C, Cô ban và hợp chất của cô ban.
D, Nhôm và hợp chất của nhôm.
Vật liệu không thể dùng làm nam châm là Nhôm và hợp chất của nhôm.
Chọn D Đáp án: D
Câu 20 [215496]: Nhận định nào sau đây không đúng về nam châm?
A, Nam châm khi nằm cân bằng thì trục đều trùng theo phương bắc nam.
B, Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau.
C, Nam châm hút được sắt.
D, Nam châm bao giờ cũng có hai loại cực.
Nam châm bao giờ cũng có hai loại cực và có thể hút được sắt. Các cực cùng tên của các nam châm thì đẩy nhau. Nam châm khi nằm cân bằng thì trục cực đều trùng theo phương bắc nam.
Chọn A Đáp án: A
Câu 21 [215497]: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn
A, hút nhau.
B, đẩy nhau.
C, không tương tác.
D, đều dao động.
Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn hút nhau.
Chọn A Đáp án: A
Câu 22 [215498]: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và
A, tác dụng lực hút lên các vật.
B, tác dụng lực điện lên điện tích.
C, tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
D, tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó.
Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện.
Chọn C Đáp án: C
Câu 23 [215499]: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho
A, pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
B, tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
C, pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
D, tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.
Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.
Chọn B Đáp án: B
Câu 24 [215500]: (Minh họa 2018): Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm
A, nằm theo hướng của lực từ.
B, ngược hướng với đường sức từ.
C, nằm theo hướng của đường sức từ.
D, ngược hướng với lực từ.
Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm nằm theo hướng của đường sức từ.
Chọn C Đáp án: C
Câu 25 [215501]: Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của
A, dòng điện tròn.
B, dòng điện trong đoạn dây.
C, dòng điện thẳng.
D, dòng điện trong ống dây dài.
Dạng đường sức từ của nam châm thẳng giống với dạng đường sức từ của dòng điện trong ống dây dài.
Chọn D Đáp án: D
Câu 26 [215502]: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A, Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết chiều của đường sức từ.
B, Sử dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định chiều của đường sức từ do các dòng điện gây ra.
C, Dùng nam châm thử đặt trên đường sức từ cho ta biết chiều của đường sức từ.
D, Với dòng điện thẳng các “đường mạt sắt” trên tờ bìa vuông góc với dòng điện là những đường tròn đồng tâm.
Dựa vào hình ảnh của “đường mạt sắt” ta có thể biết hình dạng của đường sức từ.
Chọn A Đáp án: A
Câu 27 [215503]: Chọn câu đúng khi nói về từ trường.
A, Tính chất cơ bản của từ trường là tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó.
B, Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ.
C, Các đường sức từ luôn cắt nhau.
D, Các đường sức từ là những đường cong không khép kín.
Qua mỗi điểm trong từ trường chỉ vẽ được một và chỉ một đường sức từ.
Chọn B Đáp án: B
Câu 28 [215504]: Câu nào dưới đây nói về từ trường là không đúng?
A, Xung quanh mỗi nam châm đều tồn tại một từ trường.
B, Xung quanh mỗi dòng điện cũng tồn tại một từ trường.
C, Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam (S) - Bắc (N) của một kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
D, Kim nam châm đặt ở gần một nam châm hoặc một dòng điện luôn quay theo hướng Nam (S) - Bắc (N) của từ trường Trái Đất.
Kim nam châm đặt ở gần một nam châm hoặc một dòng điện sẽ bị định hướng theo từ trường sinh ra bởi nam châm hoặc dòng diện đó.
Chọn D Đáp án: D
Câu 29 [554429]: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.
b) Bên ngoài một thanh nam châm, các đường sức từ đi từ cực nam đến cực bắc.
c) Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó dày hơn, nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ ở đó thưa hơn.
d) Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
a) Đúng: Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó.
b) Sai: Bên ngoài một thanh nam châm, các đường sức từ đi từ cực Bắc đến cực Nam.
c) Đúng: Nơi nào từ trường mạnh hơn thì các đường sức từ ở đó dày hơn, nơi nào từ trường yếu hơn thì các đường sức từ ở đó thưa hơn.
d) Đúng: Đường sức từ là những đường vẽ trong không gian có từ trường, sao cho tiếp tuyến với nó tại mỗi điểm có phương trùng với phương của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó.
Câu 30 [554430]: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?
a) Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua điểm đó.
b) Các đường sức từ là những đường cong khép kín.
c) Trong lòng nam châm chữ U đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song và cùng chiều nhau.
d) Xung quanh dòng điện không đổi không có từ trường.
a) Đúng: Qua mỗi điểm trong không gian có từ trường chỉ có một đường sức từ đi qua điểm đó.
b) Đúng: Các đường sức từ là những đường cong khép kín.
c) Đúng: Trong lòng nam châm chữ U đường sức từ có dạng là đường thẳng, song song và cùng chiều nhau.
d) Sai: Xung quanh dòng điện không đổi có từ trường.
Câu 31 [554431]: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là đúng, nhận định nào là sai?
a) Nếu cực bắc của một thanh nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đó đẩy thanh sắt.
b) Đặt hai cực cùng tên của hai thanh nam châm gần nhau thì chúng đẩy nhau.
c) Càng gần cực của nam châm thì từ trường càng yếu.
d) Từ trường tạo ra bởi một thanh nam châm thẳng là từ trường đều.
a) Sai: Nếu cực bắc của một thanh nam châm hút một thanh sắt thì cực nam của thanh nam châm đó vẫn sẽ hút thanh sắt.
b) Đúng: Đặt hai cực cùng tên của hai thanh nam châm gần nhau thì chúng đẩy nhau, đặt hai cực khác tên của hai thanh nam châm gần nhau thì chúng hút nhau.
c) Sai: Càng gần cực của nam châm thì từ trường càng mạnh.
d) Sai: Từ trường tạo ra bởi một thanh nam châm thẳng không phải là từ trường đều.
© 2023 - - Made With