Đáp án Ứng dụng và an toàn phóng xạ - Bài tập tự luyện
Câu 1 [547912]: Chọn phương án sai. Các yếu tố quan trọng nhất có ảnh hướng lớn đến tác hại của bức xạ là
A,  Thời gian phơi nhiễm.
B, Khoảng cách đến nguồn phóng xạ.
C, Che chắn phóng xạ.
D, Tốc độ của nguồn phóng xạ. 
Các yếu tố quan trọng nhất có ảnh hướng lớn đến tác hại của bức xạ là thời gian phơi nhiễm, khoảng cách đến nguồn phóng xạ, che chắn phóng xạ.
Chọn D Đáp án: D
Câu 2 [547913]: Để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bức xạ, cần thực hiện những biện pháp nào sau đây?
A, Hạn chế tiếp xúc với nguồn bức xạ.
B, Sử dụng các vật liệu chắn bức xạ phù hợp.
C, Theo dõi và kiểm soát liều lượng bức xạ tiếp xúc.
D, Tất cả các phương án trên.
Để bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của bức xạ, cần thực hiện những biện pháp hạn chế tiếp xúc với nguồn bức xạ, sử dụng các vật liệu chắn bức xạ phù hợp, theo dõi và kiểm soát liều lượng bức xạ tiếp xúc.
Chọn D Đáp án: D
Câu 3 [547914]: Đơn vị đo lường liều bức xạ là gì?
A, Sievert (Sv). 
B, Gray (Gy).
C, Becquerel (Bq).
D, Curie (Ci).
Đơn vị đo lường liều bức xạ là đơn vị đo lượng hấp thụ bức xạ ion hóa có tác dụng gây tổn hại và là Sievert (Sv).
Chọn A Đáp án: A
Câu 4 [547915]: Trong các biện pháp sau đây
1. Đảm bảo thời gian phơi nhiễm thích hợp.
2. Giữ khoảng cách thích hợp đến nguồn phóng xạ.
3. Sử dụng thuốc tân dược thích hợp.
4. Sử dụng lớp bảo vệ thích hợp.
Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để đảm bảo an toàn phóng xạ?
A, 1,2,3.
B, 2,3,4.
C, 1,2,4.
D, 1,3,4.
Những biện pháp cần được thực hiện để đảm bảo an toàn phóng xạ là
1. Đảm bảo thời gian phơi nhiễm thích hợp.
2. Giữ khoảng cách thích hợp đến nguồn phóng xạ. 4. Sử dụng lớp bảo vệ thích hợp.
Chọn C Đáp án: C
Câu 5 [547916]: Trong công nghiệp, phương pháp nào sau đây không sử dụng phóng xạ?
A, Dò tìm khuyết tật kim loại bằng phương pháp chụp ảnh gamma.
B, Xác định thành phần nguyên tố của vật liệu bằng phương pháp quang phổ phát xạ. 
C, Khử trùng thực phẩm bằng tia gamma. 
D, Sản xuất điện năng bằng lò phản ứng hạt nhân.
Trong công nghiệp, phương pháp không sử dụng phóng xạ là xác định thành phần nguyên tố của vật liệu bằng phương pháp quang phổ phát xạ vì đây là phương pháp dùng quang phổ phát xạ.
Phương pháp sử dụng phóng xạ là dò tìm khuyết tật kim loại bằng phương pháp chụp ảnh gamma, khử trùng thực phẩm bằng tia gamma, sản xuất điện năng bằng lò phản ứng hạt nhân.
Chọn B Đáp án: B
Câu 6 [547917]: Ứng dụng nào sau đây không phải của phóng xạ
A,  Trong nông nghiệp tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt.
B, Trong y học dùng chùm tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó điều trị khối u hoặc làm thu nhỏ khối u. 
C, Xác định tuổi, niên đại của các cổ vật gốc sinh vật khai quật được. 
D,
Xác định nhiệt độ của các thiên thể trong vũ trụ. 

Ứng dụng không phải của phóng xạ là xác định nhiệt độ của các thiên thể trong vũ trụ bằng cách phân tích đường cong vật đen trong quang phổ.
Ứng dụng của phóng xạ gồm: trong nông nghiệp tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, trong y học dùng chùm tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư, từ đó điều trị khối u hoặc làm thu nhỏ khối u, xác định tuổi, niên đại của các cổ vật gốc sinh vật khai quật được.
Chọn D Đáp án: D
Câu 7 [547918]: Phóng xạ được sử dụng để tạo ra giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thông qua
A, Gây đột biến gen.
B, Lai tạo giống. 
C, Tăng cường thụ phấn.
D, Nuôi cấy mô.
Phóng xạ được sử dụng để tạo ra giống cây trồng mới có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt thông qua gây đột biến gen để tạo ra các chức năng khác.
Chọn A Đáp án: A
Câu 8 [547919]: Ứng dụng nào của phóng xạ giúp bảo quản thực phẩm sau thu hoạch?
A, Chiếu xạ thực phẩm bằng tia gamma. 
B, Sử dụng khí lạnh để bảo quản. 
C, Sử dụng chất bảo quản thực phẩm.
D, Đóng hộp thực phẩm.
Ứng dụng của phóng xạ giúp bảo quản thực phẩm sau thu hoạch là chiếu xạ thực phẩm bằng tia gamma.
Chọn A Đáp án: A
Câu 9 [547920]: Phương pháp nguyên tử đánh dấu là gì?
A, Phương pháp sử dụng các nguyên tử có tính phóng xạ để theo dõi quá trình chuyển động hoặc biến đổi của các chất. 
B, Phương pháp sử dụng các nguyên tử có kích thước nhỏ để đánh dấu các vật thể.
C, Phương pháp sử dụng các nguyên tử có cấu trúc đặc biệt để đánh dấu các chất.
D,
Phương pháp sử dụng các nguyên tử có khối lượng lớn để đánh dấu các vật liệu.

Phương pháp nguyên tử đánh dấu là phương pháp sử dụng các nguyên tử có tính phóng xạ để theo dõi quá trình chuyển động hoặc biến đổi của các chất.
Chọn A Đáp án: A
Câu 10 [547921]: Phương pháp nguyên tử đánh dấu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nào?
A, Y học.
B, Nông nghiệp.
C, Môi trường.
D, Tất cả các lĩnh vực trên.
Phương pháp nguyên tử đánh dấu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học, nông nghiệp, môi trường.
Chọn D Đáp án: D
Câu 11 [547922]: Đồng vị phóng xạ nào được sử dụng phổ biến nhất để xác định niên đại của các di vật khảo cổ?
A, Carbon-14.
B,  Tritium.
C, Iodine-131.
D, Cobalt-60.
Đồng vị phóng xạ được sử dụng phổ biến nhất để xác định niên đại của các di vật khảo cổ là Carbon-14.
Chọn A Đáp án: A
Câu 12 [547923]: Nguyên tắc hoạt động của phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị C-14 là gì?
A, Dựa trên tỷ lệ giữa đồng vị C-14 còn lại và đồng vị C-12 trong mẫu vật để xác định thời gian trôi qua kể từ khi sinh vật chết.
B, Dựa trên tốc độ phân rã của đồng vị C-14 để xác định tuổi của mẫu vật.
C, Dựa trên năng lượng của tia beta được phát ra từ đồng vị C-14 để xác định tuổi của mẫu vật.
D,
Dựa trên sự thay đổi cấu trúc của phân tử DNA trong mẫu vật theo thời gian.

Nguyên tắc hoạt động của phương pháp xác định niên đại bằng đồng vị Carbon-14 là dựa trên tỷ lệ giữa đồng vị Carbon-14 còn lại và đồng vị Carbon-12 trong mẫu vật so sánh với hiện tại để xác định thời gian trôi qua kể từ khi sinh vật chết.
Chọn A Đáp án: A
Câu 13 [532123]: Một người bệnh phải trị bệnh thận bằng phương pháp phóng xạ. Nguồn phóng xạ đuợc sử dụng có chu kỳ bán rã (ngày). Trong lần khám đầu tiên (8h ngày 02/02/2014) người bệnh được chụp trong khoảng thời gian 9(phút). Bác sĩ đưa cho bệnh nhân đó lịch chụp phóng xạ lần sau vào 8h ngày 02/03/2014. Thời gian chụp phóng xạ lần 2 là:
A, 8,12 (phút).
B, 10,56 (phút).
C, 13,48 (phút).
D, 15,29 (phút).
Đáp án: C
Câu 14 [532124]: Một bệnh nhân điều trị bệnh bằng đồng vị phóng xạ để dùng tia gamma để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là 10(phút). Cứ sau 5 tuần thì bệnh nhân phải đến bệnh viện và tiếp tục trị xạ. Biết chu kỳ bán rã của chất phóng xạ là T=70(ngày) và vẫn dùng nguồn phóng xạ ban đầu và các lần trị xạ cùng một liều lượng gamma. Xác định thời gian trị xạ lần 2.
A, 7,07(phút).
B, 14,14(phút).
C, 15,03(phút).
D, 12,34(phút).
Lượng tia γ phóng xạ lần đầu:
Áp dụng công thức gần đúng: Khi thì ở đây coi nên

Sau thời gian 5 tuần là 35 ngày, một nửa chu kì lượng phóng xạ trong nguồn phóng xạ sử dụng lần đầu còn:

Thời gian chiếu xạ lần này
Vì bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia γ như lần đầu nên
phút.
Chọn B Đáp án: B
Câu 15 [532125]: Một người tìm được một tượng cổ bằng gỗ có khối lượng 20(kg); có độ phóng xạ bằng 2.104(Bq). Người ta chặt 1(kg) gỗ cùng loại và đo độ phóng xạ của nó được 3000(Bq). Biết chu kỳ bán rã của C14 là 5730(năm). Tuổi của tượng gỗ đó bằng:
A, 9082(năm).
B, 1080(năm).
C, 8225(năm).
D, 14(năm).
(năm) Đáp án: A
Câu 16 [532126]: Một mẫu than chì từ thế kỷ 18 có khối lượng là 12(g), chứa C14 với độ phóng xạ là 120(phân rã/phút) cho biết khi cây còn sống thì 6(g) có độ phóng xạ 62(phân rã/phút). Chu kỳ bán rã của C14 là 5730(năm) và năm tiến hành đo độ phóng xạ của mẫu than là năm 2015. Năm hình thành mẫu than đó là:
A, 1720.
B, 1744.
C, 1758.
D, 1780.
(năm), năm hình thành mẫu than là: 2015-271=1744 Đáp án: B
Câu 17 [532127]: Một ngôi mộ cổ vừa mới khai quật phát hiện thấy có một mẫu ván quan tài của nó chứa 50(g) cacbon có độ phóng xạ là 457(phân rã/phút). Biết rằng độ phóng xạ của cây cùng loại đang sống vào khoảng 3000(phân rã/phút) tính trên 200(g) cacbon. Chu kì bán rã của C14 khoảng 5600(năm). Tuổi của ngôi mộ cổ đó cỡ bao nhiêu năm? (biết rằng năm xây mộ là năm chôn cất).
A, 9190(năm).
B, 15200(năm).
C, 2200(năm).
D, 4000(năm).
(năm) Đáp án: D
Câu 18 [532128]: Độ phóng xạ của một tượng cổ bằng gỗ khối lượng M là 8(Bq). Độ phóng xạ của mẫu gỗ khối lượng 1,5M của một cây vừa mới chặt, cùng loại là 15(Bq). Tuổi của bức tượng cổ gần giá trị nào trong các giá trị sau? Biết chu kì bán rã của C14 là T=5600(năm).
A, 1800(năm).
B, 2800(năm).
C, 3000(năm).
D, 2000(năm).
(năm) Đáp án: A
Câu 19 [532141]: Tỷ lệ C14 và C12 trong một sản phẩm bằng gỗ là 13% so với gỗ tươi. Tính tuổi của đồ vật bằng gỗ. Cho rằng chu kỳ bán rã của C14 là 5770 năm
A, 16989 năm
B, 16858 năm
C, 15675 năm
D, 17700 năm
năm
Chọn A Đáp án: A
Câu 20 [532142]: Độ phóng xạ do đồng vị C14 (có chu kỳ bán rã = 6000 năm) của một mẫu gỗ từ một ngôi mộ cổ được tìm thấy gần bằng một nửa so với gỗ tươi. Xác định tuổi của mẫu gỗ trên?
A, 3000 năm
B, 6000 năm
C, 9000 năm
D, 12000 năm
năm Đáp án: B
Câu 21 [532129]: Một mảnh gỗ cổ có độ phóng xạ của là 3(phân rã/phút). Một lượng gỗ cùng loại, cùng khối lượng, vừa mới chặt cho thấy tốc độ đếm xung là 14(xung/phút). Biết rằng chu kì bán rã của là 5570(năm). Tuổi của mảnh gỗ gần giá trị nào nhất trong các giá trị sau là?
A, 12400(ngày).
B, 14200(năm).
C, 12400(năm).
D, 13500(năm).
(năm) Đáp án: C
Câu 22 [532135]: Năm 1998, các nhà khảo cổ học khai quật được một mẫu xương hóa thạch của người nguyên thủy đã sống tại hang Thẩm Ồm; huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Các nhà khoa học đo được tỉ lệ nguyên tử C14:C12 trong mẫu xương hóa thạch đó là k; tỉ lệ ấy trong một mẫu xương người đang sống là k0 = k/0,739. Biết đồng vị C14 có chu kỳ bán rã là 5730(năm). Người nguyên thủy sống trong hang Thẩm Ồm chết cách thời điểm năm 1988 là:
A, 2500(năm).
B, 4235(năm).
C, 2505(năm).
D, 2595(năm).
Vì C12 không bị giảm, nên: (năm) Đáp án: A
Câu 23 [532139]: Một kĩ thuật được dùng để xác định tuổi của các dòng nham thạch xa xưa có tên gọi là kĩ thuật kali-argon. Đồng vị phóng xạ 40K có chu kì bán rã là 1,28 tỉ năm phân rã β tạo thành đồng vị 40Ar . Do Argon là khí nên không có trong dòng nham thạch nó thoát ra ngoài. Nhưng khi nham thạch hóa rắn toàn bộ Ar tạo ra trong phân rã bị giữ lại trong đó. Một nhà địa chất phát hiện được một cục nham thạch và sau khi đo đạc phát hiện ra rằng tỉ lệ giữa số nguyên tử Ar và K là 0,12. Tuổi của cục nham thạch khi được phát hiện này là?
A, 209 triệu năm.
B, 10,9 tỉ năm.
C, 20,9 triệu năm.
D, 2,09 tỉ năm.
triệu năm
Chọn A Đáp án: A
Câu 24 [532131]: Để xác định tuổi của mẫu đá lấy từ Mặt Trăng người ta đo lượng và Ar là sản phẩm của do quá trình phóng xạ. Mẫu đá này chứa 2,1.10-6 (g) và 8,6.10-3cm3(Ar). Hãy tính tuổi của đá cho biết chu kỳ bán rã của là 1,5.109(năm), ở điều kiện tiêu chuẩn 1mol Ar có thể tích là 22,4(lít).
A, 3,49(tỉ năm).
B, 4,58(tỉ năm).
C, 6,32(tỉ năm).
D, 5,23(tỉ năm).
Do K ở vị trí thứ 19 còn Ar ở vị trí thứ 18 nên K là chất phóng xạ K và Ar sẽ có cùng số khối. Khi hình thành khối đá chỉ có mình K.
Ta có:(năm) Đáp án: B
Câu 25 [532132]: Trong các mẫu quặng có lẫn U238 và Pb206 (là sản phẩm bền của chuỗi phóng xạ từ U238 với tỉ lệ 1:1). Khi bắt đầu hình thành quặng chỉ có U238 nguyên chất và chu kỳ bán rã của U238 là 4,5(tỉ năm). Vào thời điểm trong mẫu cứ có 20 nguyên tử U238 lại tìm thấy 4 nguyên tử Pb thì mẫu quặng đó có tuổi bằng:
A, 1,42(tỉ năm).
B, 2,14(tỉ năm).
C, 1,83(tỉ năm).
D, 1,18(tỉ năm).
(tỉ năm) Đáp án: D
Câu 26 [532140]: 238U phân rã thành 206Pb với chu kỳ bán rã T = 4,47.109 năm. Một khối đã được phát hiện có chứa 46,97 mg 238U và 2,135mg 206Pb. Cho rằng lúc mới hình thành cục đá không có 206Pb (chì) và lượng chì trong cục đá ngày nay đều là sản phẩm phân rã của 238U. Tuổi của cục đá này là
A, 33 triệu năm.
B, 33 tỉ năm.
C, 330 triệu năm.
D, 3,3 tỉ năm.
năm Đáp án: C
Câu 27 [987723]: Một mẫu chất chứa 60Co là chất phóng xạ với chu kì bán rã 5,27 năm, được sử dụng trong điều trị ung thư. Gọi ∆N0 là số hạt nhân 60Co của mẫu phân rã trong 1 phút khi nó mới được sản xuất. Mẫu được coi là hết “hạn sử dụng” khi số hạt nhân 60Co của mẫu phân rã trong 1 phút nhỏ hơn 0,7∆N0. Nếu mẫu được sản xuất vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2020 thì “hạn sử dụng” của nó đến
A, tháng 6 năm 2023.
B, tháng 6 năm 2024.
C, tháng 4 năm 2023.
D, tháng 4 năm 2022.
Chu kì bán rã T = 5,27 năm
Có:
Số hạt phân rã trong 1 phút khi nó được sản xuất:
Sau khoảng thời gian t, số hạt còn lại:
Số hạt phân rã trong thêm 1 phút khi nó được sản xuất:
Mẫu còn hạn sử dụng khi:

2 năm 8,5 tháng
Mẫu được sản xuất vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2020 thì hạn sử dụng của nó đến tháng 4 năm 2023
=> Chọn C Đáp án: C
Câu 28 [554272]: Năm 1934, hai ông bà Jô-li-ô Cu-ri dùng hạt α bắn phá một lá nhôm và thu được photpho: . Điều đặc biệt là hạt nhân sinh ra có tính phóng xạ β+ . Hạt nhân hoặc nguyên tử được gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo vì không có sẵn trong thiên nhiên. Phốt pho thiên nhiên là đồng vị bền . Bằng cách dùng các máy gia tốc (và các lò phản ứng hạt nhân) thực hiện các phản ứng hạt nhân, người ta đã tạo ra hơn 2000 đồng vị phóng xạ, trong khi số đồng vị phóng xạ tự nhiên chỉ có khoảng 325.
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Số lượng đồng vị phóng xạ tự nhiên nhiều hơn số lượng đồng vị phóng xạ nhân tạo.
b) là đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên do con người tạo ra.
c) Đồng vị phóng xạ nhân tạo sau khi phóng xạ cho sản phẩm là hạt nhân .
d) Đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 3 phút 15 giây. Ban đầu người ta có một mẫu nguyên chất có khối lượng 15 g. Khối lượng còn lại trong mẫu sau 585 giây là 1,785 g.
a) Sai: Số lượng đồng vị phóng xạ tự nhiên ít hơn số lượng đồng vị phóng xạ nhân tạo.
b) Đúng: là đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên do con người tạo ra.
c) Sai: Phương trình phản ứng là nên đồng vị phóng xạ nhân tạo sau khi phóng xạ cho sản phẩm không phải là hạt nhân .
d) Sai: Đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã là 3 phút 15 giây. Ban đầu người ta có một mẫu nguyên chất có khối lượng 15 g. Khối lượng còn lại trong mẫu sau 585 giây là
Câu 29 [554273]: Phosphorus là đồng vị phóng xạ β- với chu kì bán rã 14,26 ngày. Trong phương pháp nguyên tử đánh đấu, các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu sự hấp thụ và vận chuyển phosp̛horus trong cây trồng. Trong một thí nghiệm, người ta tưới dung dịch nước chứa 215mg cho cây khoai tây. Sau đó, ngắt một chiếc lá cây và đo độ phóng xạ của nó thì thu được kết quả 12 3,41.10 Bq .
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng, phát biểu nào là sai?
a) Sản phẩm phân rã của .
b) Tại thời điểm đo, lượng trong lá cây bằng 0,15% lượng ban đầu tuới cho cây.
c) Độ phóng xạ của chiếc lá vào thời điểm 1,50 ngày sau khi ngắt là 2,17.1010 Bq.
d) Số hạt electron chiếc lá đã phóng ra trong 1,50 ngày sau khi ngắt là 3,17.1012 hạt.
a) Đúng: Phương trình phản ứng là sản phẩm phân rã của
b) Đúng: Số hạt nhân P tại thời điểm ban đầu là: Thay số ta có: Số hạt nhân P tại thời điểm đo là: Thay số ta có: Tại thời điểm đo, lượng trong lá cây bằng 0,15% lượng ban đầu tưới cho cây:
c) Sai: Độ phóng xạ của chiếc lá vào thời điểm 1,50 ngày sau khi ngắt là
d) Sai: Số hạt electron chiếc lá đã phóng ra trong 1,50 ngày sau khi ngắt là hạt
Câu 30 [554274]: Technetium là đồng vị phóng xạ đánh dấu được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến tuyến giáp, cơ tim, phổi, gan... Một bệnh nhân được tiêm liều dược chất chứa technetium với độ phóng xạ 325 MBq. Cho biết chu kì bán rã của technetium là 6,01 giờ. Khối lượng chất technetium có trong liều dược chất phóng xạ đó là bao nhiêu? (Kết quả tính theo đơn vị nanôgam (ng) và lấy hai chữ số sau dấu phẩy thập phân).
Độ phóng xạ của chất là:
Câu 31 [554275]: Một bệnh nhân điều trị bằng đồng vị phóng xạ, dùng tia để diệt tế bào bệnh. Thời gian chiếu xạ lần đầu là ∆t = 20 phút, cứ sau 1 tháng thì bệnh nhân phải tới bệnh viện khám bệnh và tiếp tục chiếu xạ. Biết đồng vị phóng xạ đó có chu kì bán rã T = 4 tháng (coi ∆t << T) và vẫn dùng nguồn phóng xạ trong lần đầu. Lần chiếu xạ thứ 3 phải tiến hành trong bao lâu để bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia γ như lần đầu? (Kết quả tính theo đơn vị phút, lấy một chữ số sau dấu phẩy thập phân)
Lượng tia γ phóng xạ lần đầu:
Sau thời gian 2 tháng, một nửa chu kì t = T/2, Lượng phóng xạ trong nguồn phóng xạ sử dụng lần đầu còn:
Thời gian chiếu xạ lần này
Vì bệnh nhân được chiếu xạ với cùng một lượng tia γ như lần đầu nên
Do đó
Câu 32 [554276]: Tính tuổi của một tượng gỗ cổ biết lượng chất phóng xạ 14C phóng xạ β- hiện nay của tượng gỗ ấy bằng 0,77 lần lượng chất phóng xạ của một khúc gỗ cùng khối lượng mới chặt. Biết chu kì bán rã của 14C là 5600 năm (Kết quả tính theo đơn vị năm, làm tròn đến giá trị nguyên gần nhất)
Có:
© 2023 - - Made With