Đề bài đọc 10: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8
Máy tính lượng tử
Máy tính cổ điển (Classical Computer) hay là chiếc máy tính mà chúng ta vẫn đang dùng hằng ngày. Chúng ta sẽ thường xuyên đưa vào nó những dữ liệu với ngôn ngữ của con người là các chữ, số, hình vẽ… Nhưng với máy tính những dữ liệu đó khi đưa vào sẽ được hiểu theo theo ngôn ngữ máy, ngôn ngữ đó được diễn tả với các số theo hệ nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1). Thế nên, với một ngôn ngữ chỉ chứa 0 và 1 thì máy tính chỉ thực hiện được khi có các lập trình cụ thể và tính toán chính xác theo những chỉ dẫn đó. Máy tính lượng tử (Quantum Computing) không hoạt động theo ngôn ngữ máy tính thông thường, nghĩa là nó không chỉ dùng hệ đếm thập phân 0 và 1 để thực hiện tác vụ. Chiếc máy này hoạt động dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử, đó là lý do nó được gọi thêm 2 từ lượng tử. Trong cơ học lượng tử, có 2 trạng thái quan trọng được ứng dụng để thực hiện các phép tính là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử.
Ngoài việc khác nhau về cách vận hành thì máy tính lượng tử còn khác về cả ngoại hình. Nếu bạn từng xem phim Ant-man and Wasp (2018), bạn sẽ thấy đường hầm lượng tử có hình dạng bên ngoài là một chiếc xe cùng một cái vòng xoáy bên trong, vậy còn ngoài đời thật nó sẽ như thế nào? Để nói sơ qua về nó thì phần bên ngoài của máy tính lượng tử có hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ. Các chuyên gia thì lại gọi cùng một cái tên là kiến trúc đèn chùm. Cấu trúc máy tính lượng tử dựa trên máy tính nhưng nó sẽ khác về khả năng di chuyển của các Qubit. Máy tính lượng tử sẽ bao gồm một nhân trung tâm là một siêu chip lượng tử, xung quanh siêu chip này sẽ đặt các Qubit và sắp xếp theo dạng một bàn cờ. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực hiện các tác vụ phức tạp có chứa những biến đỗi ngẫu nhiên nên việc thiết kế các Qubit cũng rất đặc biệt. Các Qubit phải đáp ứng được khả năng di chuyển tự do trên mạch dưới dạng một bàn cờ.
Google, Microsoft, IBM và những công ty công nghệ khác đã đầu tư nhiều nguồn lực vào lĩnh vực này trong cuộc đua trở thành người đầu tiên đưa năng lực tính toán lượng tử vào thị trường đại chúng. Cuộc chạy đua xây dựng các máy tính lượng tử chẳng khác nào một cuộc “chạy đua vũ trang”, bất kì ai hay quốc gia nào tạo ra được máy tính lượng tử, đều có thể nắm bắt rất nhiều lợi thế. Mình nghĩ điều đó rất đáng để suy nghĩ, vì ngay cả việc biết trước tương lai của ngày mai đã là một bước đi vĩ đại rồi. Theo Valuenex, Trung Quốc đang nắm giữ hơn 3.000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử, nhiều gấp đôi so với Mỹ và gấp 3 lần Nhật. Boston Consulting Group dự báo vào 7/2021, công nghệ này có thể tạo ra giá trị tương đương 10 tỉ USD hằng năm vào năm 2030 và tăng lên mức 850 tỉ USD vào khoảng năm 2040.
Có khá nhiều ứng dụng được mọi người nghĩ ra để thể đưa máy tính lượng tử vào đại chúng. Và tất nhiên, đa số chúng đều rất vĩ mô như việc hỗ trợ dự báo thời tiết, dự báo thị trường, phân tích quỹ đạo của tàu vũ trụ,… Vào năm 2015, các nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư Roswell Park đã đưa ra một kỹ thuật giúp cho việc tối ưu hóa xạ trị nhanh hơn từ 3 – 4 lần nhờ vào máy tính lượng tử. Kỹ thuật này giúp cho việc chuẩn đoán chính xác hơn so với những máy tính cơ bản đang được dùng như hiện nay. Ngoài ra, bởi khả năng tính toán siêu việt có phần bá đạo mà máy tính lượng tử có thể phá được cả các hệ thống mật mã như RSA hay DSA, đây đều là những mật mã hóa khóa công khai, dùng cho việc tạo ra các chữ ký số được mã hóa, độ dài của các khóa này thường rất lớn nên việc tự mò mẫm và đưa ra mật mã được mã hóa dường như là không thể. Việc đi lại hằng ngày sẽ thuận tiện hơn khi mà mỗi lúc bạn muốn đi đâu đó bạn có thể được nó dự đoán và đưa ra một lối đi không chỉ nhanh nhất, giúp bạn tránh được những đoạn đường kẹt xe đến hàng giờ, mà còn dự báo được thời tiết của nơi bạn sắp tới và nơi sẽ đi qua. Thậm chí nếu chúng ta đủ khả năng nắm giữ máy tính lượng tử thì nó có thể điều tiết luồn giao thông thay con người, mọi thứ sẽ được tính toán ngay lập tức và đề xuất các tuyến đường thay thế tốt hơn. Rất nhiều ứng dụng tương lại được nghĩ ra và nó khả thi về mặt lý thuyết, nhưng để có thể biến lý thuyết trở thành thực tế là cả một đoạn đường dài, mình cũng hi vọng một ngày nào đó máy tính lượng tử có thể hỗ trợ y học và phát triển khả năng chữa bệnh nhiều hơn, đến ngày đó chúng ta có thể không còn bị ám ảnh bởi căn bệnh ung thư nữa.
(Nguồn:https://cellphones.com.vn/sforum/may-tinh-luong-tu-mot-buoc-di-vi-dai-mang-tinh-cach-mang-hay-mot-tam-nhin-sai-lam-cua-nhan-loai)
Câu 1 [576297]: Ý nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên?
A, Máy tính lượng tử - 1 bước đi vĩ đại hay một tầm nhìn sai lầm của nhân loại.
B, Máy tính lượng tử có phải là một máy tính cao cấp.
C, Cuộc chạy đua công nghệ về máy tính lượng tử ngày càng nóng lên.
D, Những ứng dụng trong thực tiễn của máy tính lượng tử.
Bài đọc đề cập đến sự phát triển và tiềm năng của máy tính lượng tử, cũng như cuộc cạnh tranh giữa các công ty và quốc gia trong việc phát triển công nghệ này. Ngoài ra, nó cũng nêu rõ những lợi ích mà máy tính lượng tử có thể mang lại cho nhiều lĩnh vực trong tương lai. Các ý khác như A, B và D chỉ tập trung vào một khía cạnh cụ thể mà không phản ánh toàn diện nội dung của bài đọc. Đáp án: C
Câu 2 [576298]: Theo đoạn 1, điều nào là không đúng khi nói về máy tính cổ điển và máy tính lượng tử?
A, Chúng ta sẽ thường xuyên đưa vào máy tính những dữ liệu với ngôn ngữ của con người là các chữ, số, hình vẽ…
B, Máy tính lượng tử hoạt động dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử.
C, Chỉ sử dụng hệ đếm nhị phân (hệ thống đếm dựa trên các số 0 và 1) để thực hiện tác vụ.
D, Có 2 trạng thái được ứng dụng để thực hiện phép tính là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử.
A. Câu này đúng vì đoạn 1 nêu rõ rằng chúng ta thường nhập dữ liệu vào máy tính bằng ngôn ngữ con người như chữ, số và hình vẽ.
B. Câu này đúng vì máy tính lượng tử hoạt động dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử, điều này cũng được đề cập trong đoạn 1.
C. Đây là câu sai vì máy tính cổ điển sử dụng hệ đếm nhị phân (0 và 1), nhưng máy tính lượng tử không chỉ giới hạn ở hệ đếm nhị phân. Máy tính lượng tử sử dụng các Qubit, có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau nhờ hiện tượng chồng chập, điều này vượt ra ngoài hệ thống nhị phân.
D. Câu này đúng vì đoạn 1 đã nêu rằng trong cơ học lượng tử có hai trạng thái quan trọng là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử được ứng dụng trong máy tính lượng tử.
Vì vậy, lựa chọn C là không chính xác khi so sánh giữa máy tính cổ điển và máy tính lượng tử. Đáp án: C
B. Câu này đúng vì máy tính lượng tử hoạt động dựa trên các hiệu ứng của cơ học lượng tử, điều này cũng được đề cập trong đoạn 1.
C. Đây là câu sai vì máy tính cổ điển sử dụng hệ đếm nhị phân (0 và 1), nhưng máy tính lượng tử không chỉ giới hạn ở hệ đếm nhị phân. Máy tính lượng tử sử dụng các Qubit, có thể tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau nhờ hiện tượng chồng chập, điều này vượt ra ngoài hệ thống nhị phân.
D. Câu này đúng vì đoạn 1 đã nêu rằng trong cơ học lượng tử có hai trạng thái quan trọng là sự chồng chập và vướng víu của lượng tử được ứng dụng trong máy tính lượng tử.
Vì vậy, lựa chọn C là không chính xác khi so sánh giữa máy tính cổ điển và máy tính lượng tử. Đáp án: C
Câu 3 [576299]: Ý nào diễn tả rõ nhất ý chính của đoạn 2?
A, Cấu trúc của một máy tính lượng tử.
B, Cuộc chạy đua máy tính lượng tử.
C, Nhiệm vụ của máy tính lượng tử.
D, Cách vận hành máy tính lượng tử.
A. Cấu trúc của một máy tính lượng tử: Đây là ý chính chính xác nhất vì đoạn 2 tập trung vào việc mô tả cấu trúc bên ngoài và bên trong của máy tính lượng tử, bao gồm hình dạng của nó, các thành phần như siêu chip lượng tử và Qubit.
B. Cuộc chạy đua máy tính lượng tử: Mặc dù có nhắc đến sự đầu tư từ các công ty công nghệ, nội dung chính của đoạn 2 không chủ yếu nói về cuộc chạy đua này.
C. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử: Đoạn này chỉ đề cập đến nhiệm vụ của máy tính lượng tử một cách tổng quát, không phải là trọng tâm.
D. Cách vận hành máy tính lượng tử: Mặc dù có một số thông tin liên quan, nhưng đoạn này không đi sâu vào cách vận hành mà chỉ tập trung vào cấu trúc.
Vì vậy, lựa chọn A là phù hợp nhất với nội dung của đoạn 2. Đáp án: A
B. Cuộc chạy đua máy tính lượng tử: Mặc dù có nhắc đến sự đầu tư từ các công ty công nghệ, nội dung chính của đoạn 2 không chủ yếu nói về cuộc chạy đua này.
C. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử: Đoạn này chỉ đề cập đến nhiệm vụ của máy tính lượng tử một cách tổng quát, không phải là trọng tâm.
D. Cách vận hành máy tính lượng tử: Mặc dù có một số thông tin liên quan, nhưng đoạn này không đi sâu vào cách vận hành mà chỉ tập trung vào cấu trúc.
Vì vậy, lựa chọn A là phù hợp nhất với nội dung của đoạn 2. Đáp án: A
Câu 4 [576300]: Câu nào sau đây không phản ánh đúng nội dung của bài đọc?
A, Đa số ứng dụng đều rất vĩ mô như việc hỗ trợ dự báo thời tiết, phân tích quỹ đạo của tàu vũ trụ,…
B, Phần bên trong của máy tính lượng tử có hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ.
C, Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực hiện các tác vụ phức tạp có chứa những biến đỗi ngẫu nhiên.
D, Máy tính lượng tử sẽ bao gồm một nhân trung tâm, xung quanh siêu chip này sẽ đặt các Qubit.
A. Đa số ứng dụng đều rất vĩ mô như việc hỗ trợ dự báo thời tiết, phân tích quỹ đạo của tàu vũ trụ,…: Câu này đúng, bài đọc đã nêu rõ các ứng dụng lớn và đa dạng của máy tính lượng tử.
B. Phần bên trong của máy tính lượng tử có hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ: Đây là câu KHÔNG đúng. Trong bài đọc, hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ chỉ được đề cập đến như là phần bên ngoài của máy tính lượng tử, không phải phần bên trong.
C. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực hiện các tác vụ phức tạp có chứa những biến đổi ngẫu nhiên: Câu này đúng với nội dung bài đọc, nơi nêu rõ nhiệm vụ của máy tính lượng tử.
D. Máy tính lượng tử sẽ bao gồm một nhân trung tâm, xung quanh siêu chip này sẽ đặt các Qubit: Câu này cũng đúng, bài đọc đã mô tả cấu trúc của máy tính lượng tử như vậy. Tóm lại, câu B không phản ánh chính xác nội dung bài đọc, vì nó nhầm lẫn giữa phần bên trong và bên ngoài của máy tính lượng tử. Đáp án: B
B. Phần bên trong của máy tính lượng tử có hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ: Đây là câu KHÔNG đúng. Trong bài đọc, hình dạng giống như một cây đèn chùm khổng lồ chỉ được đề cập đến như là phần bên ngoài của máy tính lượng tử, không phải phần bên trong.
C. Nhiệm vụ của máy tính lượng tử là thực hiện các tác vụ phức tạp có chứa những biến đổi ngẫu nhiên: Câu này đúng với nội dung bài đọc, nơi nêu rõ nhiệm vụ của máy tính lượng tử.
D. Máy tính lượng tử sẽ bao gồm một nhân trung tâm, xung quanh siêu chip này sẽ đặt các Qubit: Câu này cũng đúng, bài đọc đã mô tả cấu trúc của máy tính lượng tử như vậy. Tóm lại, câu B không phản ánh chính xác nội dung bài đọc, vì nó nhầm lẫn giữa phần bên trong và bên ngoài của máy tính lượng tử. Đáp án: B
Câu 5 [576301]: Những công ty lớn nào đã đầu tư nguồn lực vào cuộc chạy đua máy tính lượng tử
A, Google.
B, Microsoft.
C, IBM.
D, Apple.
Câu D. Apple không được nhắc đến trong bài đọc là một công ty đã đầu tư vào máy tính lượng tử. Do đó, đáp án đúng sẽ là A, B, C. Đáp án: D
Câu 6 [576302]: Theo đoạn 3, ý nào sau đây không diễn tả đúng cuộc chạy đua máy tính lượng tử?
A, Số bằng sáng chế của Trung Quốc gấp 3 lần số bằng sáng chế của Nhật.
B, Trung Quốc nắm giữ hơn 3000 bằng sáng chế liên quan đến công nghệ lượng tử.
C, Số bằng sáng chế của Nhật nhiều hơn số bằng sáng chế của Mỹ.
D, Công nghệ này có thể tạo ra giá trị tương đương 10 tỉ USD hằng năm vào năm 2030.
C. Điều này không được đề cập trong đoạn văn, mà thực tế đoạn văn cho biết Trung Quốc đang nắm giữ nhiều bằng sáng chế hơn cả Mỹ và Nhật. Các lựa chọn còn lại (A, B, D) đều phản ánh chính xác nội dung trong đoạn 3. Đáp án: C
Câu 7 [576303]: Ứng dụng nào được nhắc tới dưới đây là ứng dụng của máy tính lượng tử?
A, Đưa ra kĩ thuật giúp cho việc tối ưu hóa xạ trị nhanh hơn từ 3-4 lần.
B, Phá được các hệ thống mật mã như RSA hay DSA.
C, Điều tiết luồng giao thông thay con người.
D, Tất cả các đáp án trên.
Trong đoạn văn đã đề cập đến:
A. Việc tối ưu hóa xạ trị nhanh hơn từ 3-4 lần nhờ vào máy tính lượng tử.
B. Khả năng phá được các hệ thống mật mã như RSA hay DSA.
C. Dự đoán và điều tiết luồng giao thông thay con người.
Tất cả những ứng dụng này đều liên quan đến khả năng tính toán vượt trội của máy tính lượng tử, do đó đáp án đúng là D. Đáp án: D
A. Việc tối ưu hóa xạ trị nhanh hơn từ 3-4 lần nhờ vào máy tính lượng tử.
B. Khả năng phá được các hệ thống mật mã như RSA hay DSA.
C. Dự đoán và điều tiết luồng giao thông thay con người.
Tất cả những ứng dụng này đều liên quan đến khả năng tính toán vượt trội của máy tính lượng tử, do đó đáp án đúng là D. Đáp án: D
Câu 8 [576304]: Ở cuối bài, tác giả bày tỏ thái độ gì?
A, Hoài nghi.
B, Bức xúc.
C, Hi vọng.
D, Lạc quan.
Tác giả thể hiện hy vọng rằng máy tính lượng tử sẽ hỗ trợ y học và phát triển khả năng chữa bệnh, đặc biệt là trong việc đối phó với căn bệnh ung thư. Cảm xúc này cho thấy một niềm tin vào tiềm năng tích cực của công nghệ trong tương lai. Đáp án: C