Đề bài đọc 20: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 8
Start-up thịt nhân tạo lấy cảm hứng từ vựa nuôi tôm Việt Nam
Nhu cầu về sản phẩm thay thế thịt đang bùng nổ, khi mối quan tâm của người tiêu dùng về sức khỏe, phúc lợi động vật và môi trường tăng lên. Các sản phẩm thay thế thịt từ thực vật, được phổ biến bởi Beyond Meat Inc và Impossible Foods, ngày càng nổi bật trên kệ siêu thị và thực đơn nhà hàng. Nhưng cái gọi là thịt sạch, là thịt nhân tạo thật sự được nuôi từ các tế bào bên ngoài động vật, vẫn còn ở giai đoạn non trẻ.
Hơn hai chục công ty đang thử nghiệm cá, thịt bò và thịt gà được nuôi trong phòng thí nghiệm, hy vọng xâm nhập vào một phân khúc chưa được khai thác của thị trường thịt thay thế, mà ước tính của Barclays có thể trị giá 140 tỷ đô la vào năm 2029.
Cho đến tận 4 năm trước, nhà sinh học tế bào gốc Sandhya Sriram chưa từng ăn đồ biển. sau đó cô đến thăm một vựa tôm ở Việt Nam và nhận ra là cô phải làm gì đó – thật là dị, những thứ cô thấy ở đó. Điều kiện nuôi trồng thì thật khó chấp nhận được, cô này nói. Tôm cứ như được nuôi trong nước thải và ngập trong nào là chất kháng sinh, chất tẩy trắng để rửa chúng trước khi sử dụng. “Đó là những thứ không được gắn liền với thực phẩm. Điều đó trở thành động lực cho tôi.” NewScientist dẫn lại lời của Sriram.
Cô quay về Singapo, bỏ công việc ở phòng thí nghiệm của mình và bắt đầu mở một công ty tên là Shiok Meats. Cô bắt đầu khám phá cách phát triển mô cơ tôm từ tế bào gốc- nói cách khác là cách tạo ra thịt tôm mà không cần tôm thật.
Shiok nuôi thịt bằng cách chiết xuất một mẫu tế bào gốc từ tôm. Các tế bào được nuôi dưỡng bằng chất dinh dưỡng trong dung dịch và giữ ở nhiệt độ 28 độ C, giúp chúng nhân lên. Các tế bào gốc trở thành thịt trong bốn đến sáu tuần.
Shiok gần như đã làm được một việc được nói đến trong nhiều thập kỉ nhưng chưa bao giờ đạt được trước đó: đưa thịt nhân tạo lên bàn ăn của người dân.
Một kg thịt tôm nuôi trong phòng thí nghiệm hiện có giá 5.000 đô la. Điều đó có nghĩa là một chiếc bánh bao xíu mại thường được ăn trong một bữa tối có giá lên tới 300 đô la khi sử dụng tôm của Shiok.
Sriram, một người ăn chay, hy vọng sẽ cắt giảm chi phí xuống còn 50 đô la vào cuối năm nay bằng cách kí một thỏa thuận giá rẻ về dinh dưỡng nhằm phát triển tế bào thịt và hy vọng nó sẽ giảm được thêm khi công ty đạt được quy mô. Shiok được hỗ trợ bởi Henry Soesanto, giám đốc điều hành của Monde Nissin Corp của Philippines, công ty sở hữu gã khổng lồ Quorn của Anh. Họ muốn huy động 5 triệu đô la để tài trợ cho một nhà máy thí điểm ở Singapore để bán cho các nhà hàng và nhà cung cấp thực phẩm.
Sriram nói công ty của mình đang trong quá trình khởi động thịt tôm nhân tạo trong năm tới, một mục tiêu đầy tham vọng rằng sẽ giúp Shiok đi đầu một cuộc cách mạng thực phẩm, vốn có thể được coi là quân bài thay đổi cuộc chơi của nhân loại. Đây cũng là bước đầu tiên hướng tới một giải pháp thay thế cho một ngành công nghiệp gây tổn hại khủng khiếp cho môi trường, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với sức khỏe con người và gây ra sự đau khổ không thể kể xiết cho hàng tỷ động vật mỗi năm. Vẫn còn quá sớm để tuyên bố rằng thời đại của thịt nuôi cấy đã đến, nhưng khi thương mại hóa gần kề, những câu hỏi khó được đặt ra và còn nhiều điều chưa biết. Cơ quan quản lý sẽ phê duyệt nó? Người tiêu dùng sẽ ăn nó? Các công ty sản xuất thịt từ phóng thí nghiệm cũng phải đối mặt với thách thức về nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của họ.
Paul Teng, chuyên gia về đổi mới công nghệ nông nghiệp tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) cho biết, bất kỳ phương pháp thay thế nào tạo protein động vật mà không gây hại cho môi trường đều là tích cực, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xem xét bất kỳ hậu quả tiêu cực nào của cách sản xuất protein này.
Tại Singapore, một số người tiêu dùng cho biết họ sẽ sẵn sàng thử loại thịt được “nuôi” trong phòng thí nghiệm.
(Nguồn: https://tapchisinhhoc.com/start-up-lam-thit-nhan-tao-lay-cam-hung-tu-vua-nuoi-tom-o-viet-nam.html/)
Câu 1 [576383]: Ý chính của bài viết trên là gì?
A, Sự thiếu hụt về lượng thịt trên thế giới.
B, Start-up thịt nhân tạo lấy cảm hứng từ vựa nuôi tôm Việt Nam.
C, Công nghệ mới được phát triển để tạo ra thịt nhân tạo.
D, Tầm nhìn trong tương lai của công ty Shiok Meats.
Giải thích: Bài viết kể về hành trình của Sandhya Sriram và công ty Shiok Meats, nơi cô phát triển công nghệ tạo ra thịt tôm nhân tạo từ tế bào gốc sau khi nhận thấy những điều kiện nuôi tôm không đạt chuẩn tại Việt Nam. Đáp án: B
Câu 2 [576384]: Theo bài viết, nguyên nhân mà Sriram quyết tâm thành lập một công ty sản xuất thịt nhân tạo là gì?
A, Cô yêu thích lĩnh vực này.
B, Được bạn bè truyền động lực.
C, Cô đã chứng kiến một môi trường nuôi tôm không vệ sinh và khó chấp nhận được.
D, Cô chưa từng ăn đồ biển.
Giải thích: Theo bài viết, nguyên nhân mà Sriram quyết tâm thành lập một công ty sản xuất thịt nhân tạo là C. Cô đã chứng kiến một môi trường nuôi tôm không vệ sinh và khó chấp nhận được. Sriram đã thăm một vựa tôm ở Việt Nam và nhận thấy điều kiện nuôi trồng tôm rất tồi tệ, khiến cô quyết tâm làm gì đó để thay đổi. Đáp án: C
Câu 3 [576385]: Sriram đã thành lập một công ty tên là gì?
A, Shiok Meat.
B, Sriram Meat.
C, Impossible Food.
D, Shiok Food.
Giải thích: Theo đoạn “Cô quay về Singapo, bỏ công việc ở phòng thí nghiệm của mình và bắt đầu mở một công ty tên là Shiok Meats. Cô bắt đầu khám phá cách phát triển mô cơ tôm từ tế bào gốc- nói cách khác là cách tạo ra thịt tôm mà không cần tôm thật.” Nên đáp án đúng là A. Đáp án: A
Câu 4 [576386]: Phương pháp được Sriram sử dụng để tạo ra thịt tôm nhân tạo là gì?
A, Nuôi cấy tế bào gốc.
B, Chiết ghép tế bào.
C, Sửa chữa ADN.
D, Gây đột biến tế bào.
Giải thích: Sriram sử dụng phương pháp nuôi cấy tế bào gốc để tạo ra thịt tôm nhân tạo. Cô chiết xuất tế bào gốc từ tôm, sau đó nuôi dưỡng các tế bào này trong môi trường dinh dưỡng để chúng phát triển thành mô cơ tôm. Quá trình này giúp tạo ra thịt tôm mà không cần phải nuôi tôm thật sự. Tế bào gốc được giữ ở nhiệt độ phù hợp, và sau khoảng 4 đến 6 tuần, các tế bào này sẽ chuyển hóa thành mô cơ tôm, từ đó có thể thu hoạch và sử dụng như thịt tôm thông thường. Đáp án: A
Câu 5 [576387]: Shiok nuôi cấy thịt bằng cách nào?
A, Nuôi cấy tế bào gốc trong dung dịch đặc biệt từ 1-2 tuần, giữ môi trường ở 28 độ C.
B, Nuôi cấy tế bào gốc trong dung dịch đặc biệt từ 2-3 tuần, giữ môi trường ở 26 độ C.
C, Nuôi cấy tế bào gốc trong dung dịch đặc biệt từ 3-4 tuần, giữ môi trường ở 26 độ C.
D, Nuôi cấy tế bào gốc trong dung dịch đặc biệt từ 4-6 tuần, giữ môi trường ở 28 độ C.
Giải thích: Theo bài viết, Shiok Meats nuôi cấy thịt tôm bằng cách chiết xuất tế bào gốc từ tôm, sau đó nuôi dưỡng các tế bào này trong dung dịch đặc biệt và giữ ở nhiệt độ 28 độ C trong khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuần để các tế bào gốc phát triển thành mô cơ tôm. Đáp án: D
Câu 6 [576388]: Sriram nói riêng và Shiok nói chung đã làm được một việc chưa ai làm được trước đó, đó là:
A, Thành lập công ty sản xuất thịt nhân tạo.
B, Thành công đưa thịt nhân tạo lên bàn ăn của người dân.
C, Thành lập một nhóm nghiên cứu thịt nhân tạo.
D, Thành công sản xuất và bán ra 1kg thịt tôm với giá 50 đô la.
Giải thích: Sriram và Shiok Meats đã làm được điều mà trước đó chưa ai thành công, đó là đưa thịt nhân tạo lên bàn ăn của người tiêu dùng. Họ đã phát triển công nghệ sản xuất thịt tôm nhân tạo, một bước quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm thay thế thịt. Đáp án: B
Câu 7 [576389]: Theo em khó khăn lớn nhất với công nghiệp thịt nhân tạo hiện nay là gì?
A, Giá thành quá đắt đỏ.
B, Khó gọi vốn.
C, Người tiêu dùng không đón nhận.
D, Cơ quan quản lí chưa công nhận.
Giải thích: Theo đoạn: “Vẫn còn quá sớm để tuyên bố rằng thời đại của thịt nuôi cấy đã đến, nhưng khi thương mại hóa gần kề, những câu hỏi khó được đặt ra và còn nhiều điều chưa biết. Cơ quan quản lý sẽ phê duyệt nó? Người tiêu dùng sẽ ăn nó? Các công ty sản xuất thịt từ phóng thí nghiệm cũng phải đối mặt với thách thức về nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm của họ.” Dù sản phẩm này có tiềm năng lớn, nhưng sự chấp nhận của người tiêu dùng vẫn là một thử thách lớn, nhất là khi công nghệ còn mới mẻ và có nhiều yếu tố về nhận thức, thói quen ăn uống cần được thay đổi. Đáp án: C
Câu 8 [576390]: Thịt nhân tạo được coi là một giải pháp tương lai, thay thế cho nền công nghiệp thịt vì sao?
A, Nền công nghiệp thịt truyền thống gây tổn thương nghiêm trọng tới môi trường.
B, Nền công nghiệp thịt truyền thống gây ra sự đau khổ cho hàng tỷ động vật mỗi năm.
C, Nền công nghiệp thịt truyền thống gây ảnh hưởng tiềm tàng tới sức khỏe con người.
D, Tất cả các ý trên đều đúng.
Giải thích: Theo đoạn: “Đây cũng là bước đầu tiên hướng tới một giải pháp thay thế cho một ngành công nghiệp gây tổn hại khủng khiếp cho môi trường, gây ra mối đe dọa hiện hữu đối với sức khỏe con người và gây ra sự đau khổ không thể kể xiết cho hàng tỷ động vật mỗi năm.” Nên đáp án D là chính xác. Đáp án: D