Đề bài đọc 21: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 10
Hiệu ứng nhà kính
Ba vấn đề lớn mang tính chất toàn cầu đối với môi trường hiện nay là hiệu ứng nhà kính, phá hoại tầng ozôn và mưa axit.Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên. Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính gây được sự quan tâm lớn của giới khoa học. Theo đó, hiệu ứng nhà kính dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng Mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ Mặt trời xuống Trái đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các vệ tinh.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học giải thích: Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất và mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. CO2 trong khí quyển giống như một tầng kính dày bao phủ Trái đất, làm cho Trái đất không khác gì một nhà kính lớn. Theo tính toán, nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình ở lớp bề mặt Trái đất sẽ xuống tới -230C, nhưng nhiệt độ trung bình thực tế là 150C.
Ngoài CO2 còn có metan, ozôn, các halogen và hơi nước cũng có tác dụng quan trọng gây hiệu ứng nhà kính. Cùng với sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ cao, CO2 thải vào khí quyển cũng tăng theo. Rừng lại bị chặt phá quá mức nên lượng CO2 ngày càng tăng, hiệu ứng nhà kính do đó tăng theo không ngừng. Theo phân tích trong 200 năm qua, nồng độ CO2 đã tăng lên 25%, nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên 0,50C. Ước tính đến giữa thế kỷ 22, bề mặt Trái đất sẽ nóng thêm 1,5 - 4,50C, trong đó nhiệt độ ở vĩ độ trung và cao tăng lên càng nhiều.
Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, sa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Tháng 11/1988, Đại hội Liên hợp quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại và kêu gọi toàn thế giới cố gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau".
Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo... thải vào không khí.
Bên cạnh đó, phải bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.
(Nguồn: https://khoahoc.tv/hieu-ung-nha-kinh-5383)
Câu 1 [576391]: Ý chính của văn bản này là gì?
A, Hiệu ứng nhà kính và hậu quả của nó.
B, Giải pháp giải quyết hậu quả hiệu ứng nhà kính.
C, Lời kêu gọi toàn thế giới.
D, Ba vấn đề lớn của nhân loại.
Giải thích: Văn bản chủ yếu tập trung vào giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ra hiện tượng này, và những hậu quả nghiêm trọng mà nó có thể mang lại cho môi trường và khí hậu toàn cầu. Đáp án: A
Câu 2 [576392]: Ai là người đặt tên “effet de serre”?
A, Jean Baptiste Joseph Fourier.
B, Jules Hoffmann.
C, Hélène Metzger.
D, Louis Pasteur.
Giải thích: Theo đoạn: “Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ “effet de serre” trong tiếng Pháp, do nhà toán học người Pháp Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên vào năm 1824 thông qua một vụ nổ mạnh trong khí quyển làm nhiệt độ của một vùng tăng lên.” Nên đáp án chính xác là A. Đáp án: A
Câu 3 [576393]: Theo bài viết, ý nào sau đây sai?
A, Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang.
B, Những thứ có tác dụng quan trọng trong gây hiệu ứng nhà kính: CO2, CH4, O2, hơi nước.
C, Năm 1827, Joseph Fourier đưa ra nguyên lý giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
D, Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm.
Giải thích: Câu này sai vì trong bài viết, các khí có tác dụng quan trọng trong hiệu ứng nhà kính là CO2, metan (CH4), ozon (O3), các halogen và hơi nước, chứ không có O2 (oxygen) như trong đáp án B. Đáp án: B
Câu 4 [576394]: Ở đoạn 4, theo tính toán thì hiệu ứng nhà kính đã làm trái đất nóng lên bao nhiêu độ?
A, 29.
B, 38.
C, 30.
D, 34.
Giải thích: Theo đoạn 4, nhiệt độ trung bình thực tế của Trái đất là 15°C nhờ hiệu ứng nhà kính, trong khi nếu không có lớp khí quyển, nhiệt độ trung bình sẽ xuống tới -23°C. Vì vậy, hiệu ứng nhà kính đã làm Trái đất nóng lên 38°C (15°C - (-23°C)).
Do đó, đáp án đúng là B. 38. Đáp án: B
Do đó, đáp án đúng là B. 38. Đáp án: B
Câu 5 [576395]: Hiệu ứng nhà kính không khiến cho?
A, Sa mạc ngày càng mở rộng.
B, Đất đai bị xói mòn.
C, Rừng càng lùi thêm về vùng cực.
D, Bùng nổ dân số.
Giải thích: Theo bài viết, các hậu quả của hiệu ứng nhà kính bao gồm sa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn và rừng càng lùi về vùng cực, nhưng không đề cập đến bùng nổ dân số. Đáp án: D
Câu 6 [576396]: Hiệu ứng nhà kính khiến cho?
A, Mực nước biển hạ xuống.
B, Nhiệt độ Trái đất giảm xuống.
C, Băng tan ở hai cực.
D, Có nhiều thành phố ven biển hơn.
Giải thích: Theo bài viết, sự gia tăng nhiệt độ do hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho các tảng băng ở vùng cực tan chảy, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Đáp án: C
Câu 7 [576397]: Thứ có tác động gây ra hiệu ứng nhà kính?
A, N2.
B, O2.
C, CH4.
D, H2.
Giải thích: Trong bài viết, metan (CH4) là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, cùng với CO2, ozon, các halogen và hơi nước. Đáp án: C
Câu 8 [576398]: Hơi nóng từ mặt trời xuống được giữ lại ở tầng nào của Trái đất?
A, Tầng trung lưu.
B, Tầng đối lưu.
C, Tầng bình lưu.
D, Tầng trung gian.
Giải thích: Tầng đối lưu là lớp thấp nhất của khí quyển, nơi xảy ra hầu hết các hiện tượng thời tiết và nơi con người sinh sống. Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi bức xạ sóng ngắn từ Mặt trời xuyên qua tầng đối lưu, được bề mặt Trái đất hấp thụ và tái phát xạ dưới dạng bức xạ sóng dài (hồng ngoại). Đáp án: B
Câu 9 [576399]: Đâu không phải biện pháp ngăn chặn hiệu ứng nhà kính?
A, Ngăn chặn thải ra môi trường CO2, Clo, Flo,…
B, Nghiên cứu ra các phương pháp xử lí CO2.
C, Xử lí ô nhiễm môi trường.
D, Phá hoại cây rừng.
Giải thích: Bài viết nhấn mạnh rằng bảo vệ và trồng rừng là một biện pháp quan trọng để giảm lượng CO2 trong khí quyển, trong khi phá hoại cây rừng sẽ làm tăng lượng CO2 và làm tình hình hiệu ứng nhà kính trở nên nghiêm trọng hơn. Đáp án: D
Câu 10 [576400]: Loại năng lượng gây ra hiệu ứng nhà kính?
A, Năng lượng mặt trời.
B, Năng lượng nước.
C, Năng lượng hóa thạch.
D, Năng lượng hạt nhân.
Giải thích: Việc đốt cháy các nguồn năng lượng hóa thạch (như than, dầu mỏ và khí đốt) sẽ thải ra lượng lớn CO2 và các khí nhà kính khác, góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính. Đáp án: C